Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Năm học 2013-2014 môn: địa lý thời gian : 120 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Năm học 2013-2014 môn: địa lý thời gian : 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng GD - §T H¹ Hoµ ĐỀ CHÍNH THỨC §Ò thi häc sinh giái líp 8 - N¨m häc 2013-2014 M«n: ĐỊA LÝ Thêi gian : 120 phót( Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Ngµy thi : 14.04.2014 Câu 1 (2,0 điểm) Nêu đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên. Vị trí đó có thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 2 (2,5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Nêu đặc điểm và sự phân bố khoáng sản của nước ta. Tại sao Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản? b. Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam”? c. Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào? Câu 3 (3,0 điểm) Sông ngòi là yếu tố tự nhiên quan trọng của nước ta, em hãy: Nêu đặc điểm của chế độ nước của sông ngòi nước ta. Nhân dân ta đã tiến hành các biện pháp nào để khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt? Lượng phù sa của sông ngòi lớn đã có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Câu 4 (2,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2007 ( đơn vị %) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 2007 1990 2007 1990 2007 38,7 20,3 22,7 41,5 38,6 38,2 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua hai năm 1990 và 2007. b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. ----------------HẾT----------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. KÌ THI CHỌN HSG LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA Câu 1: ( 2,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a. Vị trí địa lý về mặt tự nhiên 1,0 -Vị trí nội chí tuyến 0,25 -Vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á 0,25 -Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo 0,25 Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật 0,25 b. Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay 1.0 -Thuận lợi 0,5 +Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề khác nhau 0,25 +Dễ dàng hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối 0,25 -Khó khăn 0,5 +Có nhiều thiên tai: Bão, lụt, sóng biển, cháy rừng…. 0,25 +Khó khăn cho việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ 0,25 Câu 2: (2,5 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a. * Nêu đặc điểm và sự phân bố các khoáng sản ở nước ta: 1.0 - Nước ta đã thăm dò và phát hiện được 5000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm. 0,2 * Khoáng sản năng lượng (dẫn chứng át lát) 0,2 * Khoáng sản kim loại( dẫn chứng át lát) 0,2 * Khoáng sản phi kim loại (dẫn chứng át lát) 0,2 * Khoáng sản vật liệu xây dựng (dẫn chứng át lát) 0,2 * Nước ta có nhiều khoáng sản vì: - Nước ta nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. - Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp. 0,25 b. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam. * Đồi núi: - Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. + Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%. + Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1% 0,25 - Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ 0,25 * Đồng bằng: - Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 0,25 c. Nét độc đáo của khí hậu nước ta: - Nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp, thấp nhất so với các nước có cùng vĩ độ. Một số vùng xuất hiện sương muối, sương giá, băng tuyết ... 0,25 - Việt Nam có lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên không hình thành hoang mạc như các nước có cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi. 0,25 Câu 3: (3,0điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a. Nêu đặc điểm chế độ nước của sông ngòi nước ta 1.0 -Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rất rõ rệt. Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần , có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70% -80% lượng nước cả năm 0,5 Mùa lũ trên các lưu vực sông ở các khu vực khác nhau không trùng nhau: Các sông ở Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6- 10,Các sông ở Trung Bộ mùa lũ từ tháng 9- 12,Các sông ở Nam Bộ mùa lũ từ tháng 7-11 0,5 b Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt 1,0 -Xây dựng hồ chứa nước: (Dùng cho thủy lợi, thủy điện, chống lũ lụt và là nơi nuôi thủy sản và du lịch). -Đắp đê 0,5 -Chung sống với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi thủy sản, tận dụng phù sa bón ruộng, mở rộng đồng bằng, đánh bắt thủy sản tự nhiên 0,5 c Lượng phù sa của sông ngòi lớn đã có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 1,0 -Giúp bồi đắp phù sa tạo nên những đồng bằng châu thổ màu mỡ và hiện ngày càng được mở rộng, nên đời sông dân cư ở hai vùng này gắn liền với sự phát triển của cây lúa nước 0,25 -Phù sa được sử dụng để bón ruộng cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng 0,25 -Cung cấp cát để xây dựng nhà của 0,25 -Tuy nhiên ở vùng cửa sông phù sa lắng đọng nhiều gây trở ngại cho giao thông vận tải đường sông 0,25 Câu 4: (2,5 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a. a. Vẽ 2 biểu đồ: - Hai biểu đồ hình tròn năm 1990 và 2007 - Đảm bảo chính xác, khoa học. - Có bảng chú giải và tên biểu đồ. 1,0 b. b. Nhận xét: 1,5 - Từ năm 1990 đến năm 2007 cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: + Giảm mạnh tỉ trọng ngành nông nghiệp: 18,4% + Tăng mạnh tỉ trọng ngành công nghiệp: 18,8% + Duy trì vai trò của ngành dịch vụ. (biến động nhẹ giảm: 0,4%) 1,0 - Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch rõ rệt theo hướng: Công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ cao. 0,5 Giám khảo chú ý: - HDC chỉ là một cách giải. HS có thể giải theo cách khác, giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm. - Điểm các phần, các câu không làm tròn. Điểm toàn là tổng điểm của các câu thành phần.
File đính kèm:
- DIA 8.doc