Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Năm học 2013-2014 môn: lịch sử thời gian: 120 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Năm học 2013-2014 môn: lịch sử thời gian: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT HẠ HOÀ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ THỜI GIAN: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 14.04.2014 PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (4,0 điểm) Nguyên nhân và diễn biến của cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 ở Pháp? Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 ở Pháp là cuộc cách mạng vô sản? Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày khái quát nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (Từ 1917 đến 1945) ? Câu 3: (3.0 điểm) Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn - rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, em hãy giải thích lí do? PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 4: (2.0 điểm) Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Câu 5: (4.0 điểm) Trình bày những nét khái quát nhất về cuộc khởi nghĩa Yên Thế (thời gian, lãnh đạo, căn cứ, kết quả, ý nghĩa). Cho biết cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? Câu 6: (4.0 điểm) Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp nào? Nghề nghiệp và thái độ của họ đối với cách mạng dân tộc? ----------------------------------Hết-------------------------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) BIỂU ĐIỂM CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014 MÔN LỊCH SỬ I. Hướng dẫn chung: 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thi vẫn cho đủ điểm. 2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài theo hướng dẫn chấm. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm; không làm tròn điểm. II. Hướng dẫn chấm chi tiết : PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 (4,0 điểm) * Nguyên nhân: - Do mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt giữa tư sản với vô sản. - Đức xâm lược Pháp. - Sự tồn tại của nền đế chế II và việc tư sản Pháp đầu hàng Đức ð Nhân dân căm phẫn ð Cách mạng bùng nổ. * Diễn biến: - 3 giờ sáng 18/3/1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông – mác (Nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân ), quần chúng nhân dân đã kịp thời đến hỗ trợ, binh lính ngả về phía nhân dân nên âm mưu của Chi-e thất bại, quân đội và Chi-e hoảng sợ chạy về Véc-xai. - Ngày 18/3, theo lệnh của ủy ban trung ương, Quốc dân quân tiến vào trung tâm thủ đô, làm chủ các cơ quan chính phủ. Chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. ủy ban trung ương quốc dân quân thực hiện nhiệm vụ của một chính phủ lâm thời. - Ngày 26/3/1871, bầu cử Hội đồng Công xã theo hình thức phổ thông đầu phiếu. - Ngày 28/3/1871, Công xã được thành lập và ra mắt quần chúng nhân dân Pari. * Khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc Cách mạng vô sản vì: - Mục đích: Lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chính quyền của giai cấp vô sản. - Lãnh đạo và tham gia cách mạng là giai cấp vô sản. 1,0đ 2,0đ 1,0đ Câu 2 (3,0 điểm) Lịch sử thế giới cận đại (1917 – 1945) bao gồm những nội dung chủ yếu: - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã tác động to lớn đến thế giới. - Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ , sự ra đời của các đảng cộng sản, Quốc tế cộng sản được thành lập lãnh đạo phong trào cách mạng theo con đường cách mạng tháng Mười Nga. - Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản trưởng thành lãnh đạo phong trào cách mạng. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933). Chú nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh thế giới. - Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) để lại những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại. 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 (3.0 điểm) - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ. - Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh. 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 4 (2.0 điểm) * Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895): - Từ 1885 đến 1888: Tổ chức huấn luyện, xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng. - Từ 1888 đến 1895: Thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân…. - 28/12/1895: Chủ tướng Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã. * Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: - Lãnh đạo: Phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ – Tĩnh, chỉ huy thống nhất, chặt chẽ, có uy tín trong phong trào Cần Vương. - Thời gian: Kéo dài 10 năm. - Quy mô: Lớn, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Tinh thần: Chiến đấu cam go, quyết liệt. - Lập được nhiều chiến công... 0.25 đ 0,25đ 0,25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Câu 5 (4.0 điểm) * Khởi nghĩa Yên Thế: - Thời gian: 1884- 1913. - Lãnh đạo: Đề Thám, Đề Nắm. - Căn cứ: Yên Thế- Bắc Giang. - Diễn biến: + Giai đoạn 1884- 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. + Giai đoạn 1893- 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. + Giai đoạn 1909- 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. - Kết quả: Thất bại - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. * Đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời: - Mục tiêu chiến đấu: không phải là để bảo vệ chế độ phong kiến, khôi phục ngôi vua mà là bảo vệ mảnh đất Yên Thế. - Thành phần lãnh đạo: Nông dân. - Thời gian tồn tại: 30 năm. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ Câu 6 (4.0 điểm) * Kể được các giai cấp, tầng lớp: Địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản. * Nghề nghiệp và thái độ: - Địa chủ: + Nghề nghiệp: Kinh doanh ruộng đất, bóc lột (Địa tô) + Thái độ: Cơ bản đã mất hết ý thức dân tộc, trở thành tay sai của đế quốc - Nông dân: + Nghề nghiệp: Làm ruộng + Thái độ: Căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng đấu tranh. - Công nhân: + Nghề nghiệp: Bán sức lao động, làm thuê + Thái độ: Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. - Tư sản: + Nghề nghiệp: Kinh doanh công thương nghiệp (Buôn bán, mở xưởng lao động) + Thái độ: Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp với đế quốc. - Tiểu tư sản: + Nghề nghiệp: Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ + Thái độ: Bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước chống đế quốc. 0,5đ 0.75đ 0.75đ 0.75đ 0.5đ 0.75đ
File đính kèm:
- Su 8 (Chính thức 1).doc