Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn ngữ văn năm học 2011-2012

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn ngữ văn năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 

 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
 NĂM HỌC 2011-2012ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
 
 Thời gian làm bài: 120 phút



Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: 
	- Giấy đỏ buồn không thắm;
	Mực đọng trong nghiên sầu...
	
	- Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài giời mưa bụi bay.	
(Vũ Đình Liên - Ông đồ)	
Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Lão Hạc là người cha rất mực thương con.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng 10 dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm.

Câu 3 (6,0 điểm): Văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Ngữ văn 8, tập 1 của Nguyên Hồng) đã thể hiện tình cảm đối với người mẹ rất mực kính yêu một cách cảm động. Hãy nêu những cảm nhận của em về đoạn trích trên./.






 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
 NĂM HỌC 2011-2012ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
 
 Thời gian làm bài: 120 phút



Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: 
	- Giấy đỏ buồn không thắm;
	Mực đọng trong nghiên sầu...
	
	- Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài giời mưa bụi bay.	
(Vũ Đình Liên - Ông đồ)	
Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Lão Hạc là người cha rất mực thương con.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng 10 dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm.

Câu 3 (6,0 điểm): Văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Ngữ văn 8, tập 1 của Nguyên Hồng) đã thể hiện tình cảm đối với người mẹ rất mực kính yêu một cách cảm động. Hãy nêu những cảm nhận của em về đoạn trích trên./.


PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2011-2012 
 	 MÔN NGỮ VĂN (VÒNG 1) 

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: 
	- Giấy đỏ buồn không thắm;
	Mực đọng trong nghiên sầu...
	
	- Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài giời mưa bụi bay.	
(Vũ Đình Liên - Ông đồ)	

Học sinh cần đặt những câu thơ này trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để thấy được đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình, miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh.
+ Phân tích nghệ thuật nhân hóa để thấy được nỗi buồn như lan tỏa sang cả những vật vô tri vô giác: không người dùng đến giấy đỏ trở nên bẽ bàng, vô duyên không “thắm” lên được, mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”. (1đ)
+ Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thấy được bi kịch của ông đồ và của thời thế: mượn cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm lạnh lẽo của cảnh vật, đất trời “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” để nói đến cái lạc lõng, lẻ loi của ông đồ và của một thời tàn. (1đ)
……………………………………………..
Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Lão Hạc là người cha rất mực thương con.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng 10 dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm.

+ Về mặt hình thức: Đáp ứng 2 yêu cầu của đề (có độ dài khoảng 10 dòng; có sử dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm); Diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng có tính thuyết phục. (1đ)
+ Về mặt nội dung: Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm. Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. (1đ)
……………………………………………..
Câu 3 (6,0 điểm): Văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Ngữ văn 8, tập 1 của Nguyên Hồng) đã thể hiện tình cảm đối với người mẹ rất mực kính yêu một cách cảm động. Hãy nêu những cảm nhận của em về đoạn trích trên./.
1. Yêu cầu: 
+ Đề bài thuộc kiểu nghị luận văn học, nêu ý kiến, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích tác phẩm văn học. HS cần biết kết hợp các kiểu văn bản đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm…) và các phương thức biểu đạt của văn nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận), đặc biệt cần đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài viết của mình.
+ Bài viết cần đảm bảo bố cục 3 phần vói những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về Nguyên Hồng, về tác phẩm và nội dung đoạn trích
Trong lòng mẹ.
- Kết hợp nhận xét, đánh giá sơ lược về tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ; về tình mẫu tử thiêng liêng diệu kì.
b. Thân bài: Đảm bảo các ý chính sau:
- Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của cậu bé Hồng.
- Hoàn cảnh của bé Hồng trong gia đình bất hạnh.
- Sự đối mặt của bé Hồng với bà cô cay nghiệt.
- Diễn biến tâm trạng của bé Hồng với những kí ức tuổi thơ:
+ Trước khi gặp mẹ:
. Hình ảnh người cô làm vết thương bé Hồng đau nhói; sự ghẻ lạnh, thành kiến của người đời.
. Sự cay nghiệt của người cô khiến Hồng nhận ra mẹ là người tốt nhất, đẹp nhất, giúp em vượt qua những thành kiến mà người cô cố ý gieo rắc cho em.
. Từ nhận thức non nớt, bé Hồng vẫn kiên quyết bảo vệ mẹ mình bất chấp thành kiến độc ác -> đó là một tâm hồn, một tấm lòng đáng quý.
+ Khi gặp mẹ:
. Niềm hạnh phúc được ở trong lòng mẹ (cuộc gặp gỡ cảm động, hình ảnh người mẹ và tình thương yêu bé Hồng dành cho mẹ, tình thương của người mẹ và sự cảm nhận của bé Hồng…).
c. Kết bài: 
- Khẳng định nội dung đoạn trích, giá trị thiêng liêng của tình cảm gia đình và người mẹ.
- Có thể nêu những ý kiến khác (tình cảm của nhà văn, suy ngẫm về thân phận con người…).
2. Khung biểu điểm: 
- Điểm 5 -> 6:	Bài viết hay, sáng tạo. 
- Điểm 3,75 -> 4,75:	Bài viết mức độ khá.
- Điểm 2,5 -> 3,5:	Bài viết mức độ trung bình.
- Điểm 1->2,25:	Các trường hợp còn lại.
Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm bài linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. 

……………………………………………..
 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
 NĂM HỌC 2011-2012 
 Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ ra các từ láy và phân tích nghệ thuật sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 2 (1,0 điểm): Trong những câu thơ dưới đây, trường hợp nào từ “mưa” được dùng với nghĩa gốc và trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển ? 
a/ Vật mình vẫy gió tuôn mưa.
b/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.c/ Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa.d/ Hạt mưa sá nghĩa phận hèn.
Câu 3 (7,0 điểm): Từ cuộc đời của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến ?



 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
 NĂM HỌC 2011-2012 
 Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ ra các từ láy và phân tích nghệ thuật sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 2 (1,0 điểm): Trong những câu thơ dưới đây, trường hợp nào từ “mưa” được dùng với nghĩa gốc và trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển ? 
a/ Vật mình vẫy gió tuôn mưa.
b/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.c/ Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa.d/ Hạt mưa sá nghĩa phận hèn.
Câu 3 (7,0 điểm): Từ cuộc đời của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến ?



PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2011-2012 
 	 MÔN NGỮ VĂN (VÒNG 2) 

Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ ra các từ láy và phân tích nghệ thuật sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Học sinh cần thể hiện được một số yêu cầu sau:
- Chỉ ra đúng những từ láy được sử dụng trong những câu thơ trên là: 
nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.	(0,5đ)
- Nghệ thuật độc đáo của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ trên là:
+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn được dùng để diễn tả tâm trạng con người nhưng trong đoạn thơ lại dùng để tả cảnh vật.	(0,5đ)
+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). 	(0,5đ)
- Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người. 	(0,5đ)
....................................................................

Câu 2 (1,0 điểm): Trong những câu thơ dưới đây, trường hợp nào từ “mưa” được dùng với nghĩa gốc và trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển ? 
a/ Vật mình vẫy gió tuôn mưa.
b/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.c/ Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa.d/ Hạt mưa sá nghĩa phận hèn.
- Từ “mưa” dùng với nghĩa gốc: trong câu “Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
- Từ “mưa” dùng với nghĩa chuyển: từ “mưa” trong các câu thơ còn lại.
Chấm điểm: Mỗi câu đúng được 0,25đ; câu sai không cho điểm. Nhưng nếu HS chỉ từ nghĩa gốc sai bị trừ 0,5đ. 
....................................................................
Câu 3 (7,0 điểm): Từ cuộc đời của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến ?

1. Yêu cầu: 
a. Về kỹ năng: Vận dụng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học để phân tích, bình giá, tổng hợp, khái quát vấn đề. Cụ thể: phân tích, nhận xét, đánh giá 2 nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. 
Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; văn viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc.
b. Về nội dung: 
+ Dẫn dắt và đặt vấn đề về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến; giới thiệu khái quát về 2 nhân vật: Vũ Nương và Thúy Kiều.
+ Nêu và phân tích được những đặc điểm chung nhất của 2 nhân vật về thân phận và vẻ đẹp:
* Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm; 
* Vẻ đẹp: vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn; vẻ đẹp của khát vọng tình yêu, hạnh phúc và quyền sống.
+ Tổng hợp khái quát: Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là “tấm gương oan khổ”; vẻ đẹp của Vũ Nương, Thúy Kiều là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch và tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người.
2. Khung biểu điểm: 
- Điểm 5 -> 6:	Bài viết hay, sáng tạo. 
- Điểm 3,75 -> 4,75:	Bài viết mức độ khá.
- Điểm 2,5 -> 3,5:	Bài viết mức độ trung bình.
- Điểm 1->2,25:	Các trường hợp còn lại.

Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm bài linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. 

……………………………………………..








File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 9 huyen 2011-212.doc
Đề thi liên quan