Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn ngữ văn năm học 2012-2013

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn ngữ văn năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
 NĂM HỌC 2012-2013ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
 
 Thời gian làm bài: 120 phút



Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn thơ sau: 
“Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều chiều thơ thẩn bóng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng ”…
 	(Nguyễn Trọng Tạo)
Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 2 (8,0 điểm): Về một người đã cho em cuộc sống.

……………………………………………………..





 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
 NĂM HỌC 2012-2013ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
 
 Thời gian làm bài: 120 phút



Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn thơ sau: 
“Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều chiều thơ thẩn bóng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng ”…
 	(Nguyễn Trọng Tạo)
Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 2 (8,0 điểm): Về một người đã cho em cuộc sống.

……………………………………………………..
PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2012-2013 
 	 MÔN NGỮ VĂN (VÒNG 1) 

Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn thơ sau: 
“Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều chiều thơ thẩn bóng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng ”…
 	(Nguyễn Trọng Tạo)
Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó.

- HS tìm được các biện pháp nghệ thuật (1 điểm): nhân hóa, so sánh, đảo ngữ, song hành (mỗi biện pháp đúng được 0,25 điểm).
- Phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật (1 điểm):
Đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên xinh đẹp: vẻ đẹp của dòng sông, bầu trời, bóng mây, ráng chiều. Cảnh thiên nhiên được miêu tả vào hai thời điểm là trưa và chiều. Cấu trúc thơ song hành: cặp câu 1, 2 song hành với cặp câu 3, 4.
+ Sông được nhân hóa: “Áo xanh sông mặc”. Nước sông xanh trong được ví với “áo xanh… như là mới may”. Biện pháp đảo ngữ, tác giả không viết “Sông mặc áo xanh” mà lại viết “Áo xanh sông mặc”.
+ Cặp câu 3, 4: bóng mây và ráng vàng được nhân hóa, còn có đảo ngữ: “thơ thẩn bóng mây”; “hây hây ráng vàng”.
Tóm lại: Nhân hóa, so sánh, đảo ngữ, song hành là các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng “rất đắt” ở trong đoạn thơ, làm cho nội dung được phản ánh ở trong đoạn thơ giàu cảm xúc và thi vị.
…………………………………………….

Câu 2 (8,0 điểm): Về một người đã cho em cuộc sống.

1. Yêu cầu: 
* Các yêu cầu về kĩ năng:
- Không bắt buộc về kiểu văn bản. Thí sinh có thể viết bằng phương thức lập luận hoặc kết hợp giữa lập luận, tự sự và biểu cảm về một hiện tượng xã hội.
- Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc về một người đóng vai trò cho em cuộc sống, người đó có thể là: cha, mẹ, ông, bà, người đỡ đầu, ân nhân, người giúp thay đổi nhận thức…
- Bố cục mạch lạc, đảm bảo đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, tình cảm chân thực.
* Các yêu cầu về kiến thức:
- Cần làm rõ: Người mang lại cho em cuộc sống là người như thế nào? Mối quan hệ với em? Người đã có suy nghĩ và hành động như thế nào vì cuộc sống của em? Đã mang lại cho em cuộc sống vật chất, tinh thần, niềm hạnh phúc, sự hiểu biết, trưởng thành của em?…
- Đánh giá về ý nghĩa cuộc sống, sự trân trọng giá trị cuộc sống đang có, em đang được hưởng.
- Liên hệ rộng ra với truyền thống dân tộc: sự hi sinh, cống hiến cao cả; đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”…
- Suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của em đối với người đã cho em cuộc sống. Thể hiện lòng biết ơn bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể.
2. Khung biểu điểm: 
- Điểm 7 -> 8:	Bài viết hay, sáng tạo. 
- Điểm 5 -> 6,5:	Bài viết mức độ khá.
- Điểm 3 -> 4,5:	Bài viết mức độ trung bình.
- Điểm 1 -> 2,5:	Các trường hợp còn lại.
Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm bài linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. 

……………………………………………..







 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
 NĂM HỌC 2012-2013 
 Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1 (3,0 điểm):	Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” xuất hiện hai nhân vật: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều, một nhân vật phản diện và một nhân vật chính diện. Em thấy cách xây dựng hai mẫu nhân vật ấy có gì giống nhau và khác nhau?
Câu 2 (7,0 điểm): 	Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
	a. Chiến tranh phong kiến.
	b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
	c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
	Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
………………………………………………………….


 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
 NĂM HỌC 2012-2013 
 Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1 (3,0 điểm):	Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” xuất hiện hai nhân vật: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều, một nhân vật phản diện và một nhân vật chính diện. Em thấy cách xây dựng hai mẫu nhân vật ấy có gì giống nhau và khác nhau?
Câu 2 (7,0 điểm): 	Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
	a. Chiến tranh phong kiến.
	b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
	c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
	Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
………………………………………………………….
PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2012-2013 
 	 MÔN NGỮ VĂN (VÒNG 2) 

Câu 1 (3,0 điểm):	Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” xuất hiện hai nhân vật: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều, một nhân vật phản diện và một nhân vật chính diện. Em thấy cách xây dựng hai mẫu nhân vật ấy có gì giống nhau và khác nhau?
a) Giống nhau: (1 điểm)
- Nhân vật trong tác phẩm văn chương đều phải mang những đặc điểm tiêu biểu nhất. Mã Giám Sinh và Thúy Kiều tuy ở hai tuyến nhân vật khác nhau nhưng đều phải bộc lộ thông qua dáng vẻ, cử chỉ, hành động, cách cư xử và đời sống nội tâm.
- Cả hai nhân vật đều được miêu tả qua cái nhìn chủ quan, thể hiện rõ thái độ yêu - ghét của tác giả.
b) Khác nhau: (2 điểm: chỉ ra được thủ pháp xây dựng nhân vật cho 1đ; biết cách phân tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng minh họa chính xác cho 1đ).
- Nhân vật Mã Giám Sinh: Tác giả chú ý nhiều hơn đến các biểu hiện bên ngoài: từ chuyện nói năng, cách ăn mặc, đứng, ngồi… đều bộc lộ nhân cách của một kẻ tầm thường, ít học. Khi đụng đến đồng tiền, Mã Giám Sinh đã lộ rõ nguyên hình là một con buôn chuyên nghiệp, thủ đoạn: “Cò kè bớt một, thêm hai”. Hắn mặc sức giẫm đạp lên đạo đức, lèo lái, láu cá không chút ngượng mồm: “Rằng mua ngọc… sính nghi... xin dạy…”. Mã Giám Sinh dốt nhưng không ngu. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Du như lấy nguyên mẫu từ cuộc sống, để nhân vật bước vào tác phẩm văn chương…
- Nhân vật Thúy Kiều: Tác giả sử dụng nguyên tắc ước lệ trong miêu tả: lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả con người (thềm hoa, lệ hoa, sương, gió, cúc, mai), lấy sự hài hoà cân đối để tôn vinh cái đẹp (sắc, tài, cung cầm nguyệt, bài quạt thơ), lấy độc thoại thay cho đối thoại (vì người con gái khuê các như Kiều có thể nói gì, nói với ai giữa cảnh trớ trêu ấy). Nhân vật Thúy Kiều hiện ra với bao nhiêu tâm trạng. Đó là những nỗi niềm không dễ nói ra: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà...”, vì cảnh ngộ mà nhân phẩm, sắc, tài bị đem ra trả giá trong cuộc mua bán…
…………………………………………………..

Câu 2 (7,0 điểm): 	Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
	a. Chiến tranh phong kiến.
	b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
	c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
	Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
1. Yêu cầu: 
* Các yêu cầu về kĩ năng:
	- Biết cách làm một bài văn nghị luận.
	- Bố cục rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng, triển khai tốt. 
	- Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Các yêu cầu về nội dung:
Lưu ý: Cả ba đối tượng đều có liên quan đến cái chết của Vũ Nương cho nên chúng không nằm ngoài mục tiêu phê phán của tác giả. Nhưng đề ra yêu cầu phân tích để chỉ rõ đối tượng phê phán chính, học sinh cần phải xác định tác giả đã miêu tả đối tượng nào liên quan trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì (vì cảm hứng chủ đạo là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng phê phán), từ đó phân tích, lí giải để rút ra kết luận.
	HS có thể trình bày theo nhiều cách, yêu cầu đạt được các nội dung sau:
- Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm: (1,0 điểm).
- Phân tích, kết luận từng đối tượng: 	 (6,0 điểm).
+ Chiến tranh phong kiến: (1,5 điểm).
Là đối tượng có liên quan đến cái chết của Vũ Nương (mọi chuyện bắt đầu từ việc vợ chồng sống xa cách, nguyên nhân là do chiến tranh), nhưng không phải là mục tiêu phê phán chính. Bởi vì trong truyện, chiến tranh chỉ được miêu tả dừng lại ở mức độ gây ra sự chia xa mà thôi, không liên quan, không tác động gì đến cái chết sau này của nhân vật. Hơn nữa, cảm hứng chính không phải là lên án chiến tranh (thể hiện ở chỗ chi tiết liên quan đến sự phê phán chiến tranh rất ít xuất hiện).
+ Chế độ nam nữ bất bình đẳng: (1,5 điểm).
Là đối tượng quan trọng trong việc liên quan đến cái chết của Vũ Nương (vì nếu Trương Sinh không tự cho mình có quyền "mắng nhiếc", "đánh đuổi" vợ, nếu xã hội cũ không cực đoan hóa vấn đề chung thủy của người phụ nữ thì có lẽ Vũ Nương chẳng đến nỗi phải chọn cái chết thảm thương như thế), nhưng cũng không phải là mục tiêu phê phán chính. Xét một cách khách quan thì trong trường hợp này chế độ phong kiến chỉ là yếu tố "tạo điều kiện, tạo cơ hội" cho Trương Sinh bộc lộ sự ghen tuông mà thôi, không phải là yếu tố quyết định trong việc gây ra bi kịch.
Cảm hứng chính cũng không nhằm phê phán, tố cáo chế độ xã hội (chi tiết liên quan đến phê phán, tố cáo xã hội xuất hiện ít).
+ Sự ghen tuông mù quáng của người đời: (3,0 điểm).
Là mục tiêu phê phán chính của tác giả, là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Trong truyện, Trương Sinh đã vì ghen tuông mù quáng mà trực tiếp gây ra tội ác tày trời với vợ. (HS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng).
Câu chuyện kể lại một bi kịch trong cuộc sống gia đình. Bi kịch ấy lại nảy sinh từ sự ghen tuông của người chồng. Ngay từ dòng đầu của tác phẩm, Trương Sinh đã được giới thiệu là người "có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức", và mạch truyện cũng từ đó mà tiến triển. Vì ghen mà chồng thiếu tỉnh táo khi nghe con nói về cái bóng, vì ghen mà chồng khiến vợ chọn cái chết để tự minh oan, cũng vì ghen mà chồng trở thành nạn nhân: vợ tự tử, hạnh phúc gia đình tan nát, sống trong hối hận, khao khát muốn vợ trở về nhưng không thể…
2. Khung biểu điểm: 
- Điểm 6 -> 7:	Bài viết hay, sáng tạo. 
- Điểm 4,5 -> 5,5:	Bài viết mức độ khá.
- Điểm 3,5 -> 4:	Bài viết mức độ trung bình.
- Điểm 1 -> 3:	Các trường hợp còn lại.
Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm bài linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. 

…………………………………………………












File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 9 huyen 2012- 2013.doc