Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn ngữ văn năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn ngữ văn năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 NĂM HỌC 2013-2014 
 Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1 (1,0 điểm):	Kể tên các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, xác định chủ đề của mỗi văn bản đó ?

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:	
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng,
Một người - đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !
(Trích Tiếng ru của Tố Hữu)

Câu 3 (6,0 điểm): Qua các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Chủ nghĩa nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc. Nó được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945”.
 
……………………………………………………..




 PHÒNG GD&ĐT	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 NĂM HỌC 2013-2014 
 Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1 (1,0 điểm):	Kể tên các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, xác định chủ đề của mỗi văn bản đó ?

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:	
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng,
Một người - đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !
(Trích Tiếng ru của Tố Hữu)

Câu 3 (6,0 điểm): Qua các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Chủ nghĩa nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc. Nó được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945”.
 
……………………………………………………..

PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2013-2014 
 	 MÔN NGỮ VĂN

Câu 1 (1,0 điểm): Kể tên các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, xác định chủ đề của mỗi văn bản đó?


1/ Yêu cầu: Trong chương trình Ngữ văn 9, học sinh được học 3 văn bản nhật dụng, yêu cầu kể tên và xác định được chủ đề của mỗi văn bản như sau:
1. Phong cách Hồ Chí Minh: Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em: Quyền sống của con người (ở đây là trẻ em).

2/ Chấm điểm: 
- Học sinh làm đủ, đúng 3 văn bản như trên:	1.0 điểm. 
- Học sinh làm đúng 2 văn bản:	 	0.5 điểm. 
- Học sinh làm đúng 1 văn bản:	 	0.25 điểm. 
- Các trường hợp khác không cho điểm.
……………………………………………………

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:	
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng,
Một người - đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !
(Trích Tiếng ru của Tố Hữu)
1/ Yêu cầu:
* Về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày cảm nhận riêng, bài viết có thể nêu lên những ý cơ bản sau:
- Tiếng ru là bài thơ tâm tình, giàu tính triết lí. Tâm tình bởi giọng điệu thơ 
lục bát êm dịu, ngọt ngào như tiếng mẹ ru, như lời trò chuyện ân tình của nhà thơ với người đọc. Tính triết lý ở chỗ thi sĩ muốn gửi đến mọi người những trải nghiệm về cuộc đời và những bài học về nhân sinh. 
- Đoạn thơ nêu lên mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, cá nhân và sự nghiệp chung được diễn tả bằng những hình ảnh đối chiếu so sánh, lối nói phủ định (chẳng, chẳng nên, đâu phải) để cuối cùng khẳng định một chân lý: tất cả những gì đơn lẻ, tách rời đều không làm nên sức mạnh to lớn (một ngôi sao - chẳng sáng đêm, một thân lúa chín - chẳng nên mùa vàng, một người - đâu phải nhân gian…).
- Hai dấu chấm hỏi (?) và chấm than (!) ở cuối câu thơ liên tiếp có tác dụng gợi cho người đọc những suy nghĩ và tự rút ra kết luận đúng đắn.
* Về kỹ năng: Học sinh biết trình bày thành bài viết có đủ 3 phần, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp thông thường.
2/ Chấm điểm:
- Nội dung	2,5 điểm
- Kỹ năng	0,5 điểm 
	- Khuyến khích cho điểm các bài viết có cảm nhận riêng, sáng tạo, hợp lý.
……………………………………………………

Câu 3 (6,0 điểm): Qua các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Chủ nghĩa nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc. Nó được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945”.

1/ Yêu cầu chung: 
* Về kiểu bài: Viết đúng thể loại văn nghị luận với phép lập luận giải thích, phân tích và chứng minh.
* Về nội dung: Chứng minh chủ nghĩa nhân đạo trong các văn bản "Trong lòng mẹ", "Tức nước vỡ bờ", "Lão Hạc".
* Về hình thức: 
- Có kỹ năng làm văn nghị luận, có cách viết sáng tạo.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm rõ vấn đề.
- Biết sử dụng từ ngữ, lý lẽ biện luận và dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp thể hiện rõ thái độ của người viết.
- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ.
2/ Yêu cầu cụ thể: 
a. Giải thích chủ nghĩa nhân đạo: Khuynh hướng tư tưởng tiến bộ, bảo vệ phẩm giá, quyền tự do và sự phát triển toàn diện của nhân cách cá nhân trong quan hệ xã hội.
b. Phân tích biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện thực 1930-1945 qua các tác phẩm, đoạn trích trên, liên hệ rộng ra trong tác phẩm Những ngày thơ ấu, Tắt đèn hoặc các tác phẩm cùng thời khác:
- Sự cảm thông, thương xót cho tình cảnh khốn cùng, cuộc sống cơ cực cả về vật chất lẫn tinh thần của con người.
+ Cuộc sống đói khổ, cơ cực bị bủa vây bởi sưu thuế, cái đói và miếng ăn của người nông dân.
+ Cảnh ngộ éo le, bị khinh rẻ, coi thường và bị chà đạp.
- Phê phán, vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội và các thế lực đã vùi dập hạnh phúc con người.
+ Đó là những kẻ cậy quyền thế, hung bạo, bắt bớ, đánh đạp dã man người dân vô tội (Tức nước vỡ bờ trích Tắt đèn).
+ Đó là những thế lực vô hình: Sưu cao thuế nặng, thể chế áp bức con người; là bão lũ, thiên tai... (Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ).
+ Đó là định kiến xã hội: những hủ tục lạc hậu, ích kỉ cá nhân (Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu).
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Tình yêu thương
+ Nghị lực vươn lên
+ Nhân cách, phẩm giá cao đẹp.
c. Mở rộng: Đây là giá trị lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong các sáng tác văn học hiện thực. Nó tiếp tục được gìn giữ và nâng cao trong các giai đoạn văn học sau.
3/ Khung biểu điểm:
- Điểm 5,5 - 6,0: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có sáng tạo. Bố cục hợp lí, mạch lạc; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, biết chuyển ý; không mắc lỗi câu, lỗi chính tả thông thường.
- Điểm 4,5 - < 5,0: Bài làm đạt cơ bản các yêu cầu về nội dung. Có thể còn một số sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến bài làm. Diễn đạt lưu loát, có thể còn mắc lỗi diễn đạt nhưng không gây hiểu lầm về mặt ý nghĩa. 
- Điểm 3,0 - < 4,0: Bài đạt khoảng một nửa yêu cầu trên. Diễn đạt chưa thật lưu loát; nội dung đạt mức khá nhưng diễn đạt còn thiếu sót dẫn đến không rõ ý.
- Điểm < 3,0: Bài chưa đạt các yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém.

Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm linh hoạt, đảm bảo khách quan, chính xác, hợp lý; Khuyến khích cho điểm các bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. 

……………………………………………..








File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 9 huyen 2013- 2014.doc