Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh học - Đề 3

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh học - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HUYỆN YÊN ĐỊNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20-02-2014
(Đề thi này gồm 07 câu trong 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm)
a) Hãy giải thích 2 nguyên tắc tổng hợp ADN?
b) Tính đa dạng và đặc thù của phân tử Prôtêin do yếu tố nào quy định?
Câu 2 (3.5 điểm)
a) Bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con tạo ra sau giảm phân I và sau giảm phân II có gì khác nhau? Vì sao các hợp tử tạo ra sau thụ tinh lại mang bộ nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc và chất lượng?
b) Quan sát 1 tiêu bản tế bào của 1 loài trên kính hiển vi người ta thấy trong 1 tế bào đang phân chia bình thường có 23 nhiễm sắc thể kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài kí hiệu XX và XY.
 - Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong tế bào 2n của loài đó. Số nhóm gen liên kết là bao nhiêu?
 - Tế bào trên đang thực hiện quá trình phân bào nào và ở kì nào? 
Câu 3 (3.5 điểm)
a) Phân biệt đột biến thể dị bội với đột biến thể đa bội về: Khái niệm, cơ chế, các dạng và hậu quả? Vì sao các thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản bằng hạt?
b) Xét 1 tế bào gồm 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau kí hiệu: Aa và Bb. Một cơ thể bình thường mang tế bào trên trong quá trình phát sinh giao tử một số tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng mang 2 cặp gen trên có một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, còn giảm phân II tất cả tế bào phân li bình thường. Hỏi cơ thể trên có thể tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về 2 cặp gen trên? Viết kí hiệu các loại giao tử đó.
Câu 4 (3.0 điểm)
 Cơ thể F1 xét 1 cặp gen dị hợp kí hiệu Dd đều dài 4080A0. Gen D có 3120 liên kết Hiđrô, cặp gen trên nhân đôi 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 5460 Nuclêôtit loại A.
a) Tính số (nu) từng loại trong mỗi giao tử bình thường của cơ thể F1 trên.
b) Khi cho cơ thể F1 trên tự thụ phấn: Hãy tính số (nu) từng loại trong mỗi hợp tử ở F2. Biết mọi điễn biến nhiễm sắc thể trong giảm phân bình thường.
Câu 5 (3.0 điểm)
- Muốn loại bỏ kiểu gen xấu ra khỏi quần thể ta thường dùng phép lai nào? Giải thích.
- Một quần thể thế hệ ban đầu: 0.75Aa: 0.25 aa. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen sau 3 thế hệ tự thụ phấn.
Câu 6 (2.0 điểm)
Cho các hiện tượng sau:
 - Vi khuẩn sống nốt sần cây họ đậu.
 - Địa y sống bám trên cây cau.
a) Hãy xác định tên mối quan hệ sinh thái của 2 hiện tượng trên.
b) So sánh 2 mối quan hệ đó.
Câu 7 (3.0 điểm)
 Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng cây cao, quả vàng giao phấn với cây thuần chủng cây thấp, quả đỏ. Ở F1 thu được đồng loạt các cây cao, quả đỏ. Cho cây F1 giao phấn với cây thấp, quả vàng thì ở đời sau thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau. 
a) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho cây F1 tự thụ phấn, không lập bảng, hãy xác định tỉ lệ cây cao, quả đỏ dị hợp cả 2 cặp gen trong số các cây cao, quả đỏ ở F2.
c) Phải chọn cặp P có kiểu gen như thế nào để F1 có ngay tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1?
Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng và nằm trên NST thường.
Hết
Họ tên thí sinh:................................. Số báo danh:................. 
 Giám thị không giải thích gì thêm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN ĐỊNH
 HƯỚNG DẪN CHẤM
THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Sinh học
Câu 
Đáp án
Điểm
Câu 1
2.0 điểm
a, Hai nguyên tắc tổng hợp ADN:
- Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit tự do ngoài môi trường nội bào vào liên kết với các nucleotit trên mỗi mạch ADN mẹ theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con tạo ra có 2 mạch: 1 mạch lấy từ mẹ, 1 mạch lấy từ môi trường.
b, Tính đa dạng và đặc thù của Protein:
- Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp axit amin do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trên gen qui định.
- Cấu trúc không gian do chức năng của Protein qui định
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 2
3.5 điểm
a, 
Sau giảm phân I
Sau giảm phân II
- Có n NST ở trạng thái kép khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.
- Có n NST ở trạng thái đơn khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.
- Vì:
+ Trong giảm phân: có sự tiếp hợp, phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể đã tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồng gốc và chất lượng.
+ Nhờ thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc và chất lượng → Hợp tử cũng mang bộ nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc và chất lượng . 
b, 
- Vì cặp NST giới tính loài XX và XY mà trong tế bào có 23 NST(lẻ) → Đây là bộ NST đơn bội (n)
 Vậy n = 23 → 2n = 46.
- Kí hiệu trong tế bào: 44A + XX → Số nhóm gen liên kết 23
 hoặc 44A + XY→ Số nhóm gen liên kết 24
- Tế bào đang giảm phân vì có n NST.
- Vì các NST có n và trạng thái kép nên đang ở kì cuối gpI hoặc kì đầu và kì giữa giảm phân II.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0. 5 đ
0. 5 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 3
3.5 điểm
a - Phân biệt thể đa bội và thể dị bội
Thể dị bội
Thể đa bội
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST thay đổi về số lượng.
- Do 1 hoặc 1 số cặp NST không phân li( rối loạn) trong quá trình giảm phân.
- Liên quan đến 1 cặp có:
+Tam nhiễm: 2n +1.
+ Đơn nhiễm: 2n – 1.
+ Khuyết nhiễm: 2n – 2.
- Đa phần có hại, làm giảm sức sống, sức sinh sản của sinh vật.
Gặp ở cả động vật và thực vật.
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST tăng theo bội số n( lớn hơn 2n).
- Do tất cả các cặp NST không phân li( rối loạn) trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
- Có 2 dạng chủ yếu:
+ Đa bội chẵn: 4n,6n,8n ....
+ Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n ....
- Thể đa bội ở thực vật sinh trưởng và phát triển mạnh, sức chống chịu tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt ....
Chỉ gặp ở thực vật.
- Vì thể đa bội lẻ có số lượng NST trong mỗi cặp là số lẻ nên gây rối loạn trong quá trình phân li hoặc sự phân li không cân đối của các cặp nhiễm sắc thể nên không thể hình thành được giao tử hoặc giao tử không có khả năng sinh sản nên thường không có hạt.
b, 
- Một số tế bào bình thường cho giao tử: AB, Ab, aB, ab.
- Nếu tế bào có cặp Aa không phân li cho giao tử: AaB, Aab, 0B, 0b.
- Nếu tế bào có cặp Bb không phân li cho giao tử: ABb, aBb, 0A, 0a.
- Nếu tế bào có cả cặp Aa, Bb đều không phân li cho giao tử: AaBb, Aa0, 0Bb, 00.
 Vậy có16 loại giao tử có thể tạo ra là: AB, Ab, aB, ab, AaB, Aab, 0B, 0b, ABb, aBb, 0A, 0a, AaBb, Aa0, 0Bb, 00. 
 ( Hs viết đầy đủ 16 loại vẫn cho điểm tối đa) 
0. 5 đ
0. 5 đ
0. 5 đ
0. 5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 4
3.0 điểm
a, Số (nu) từng loại trong mỗi giao tử bình thường của cơ thể F1:
 Vì F1 có kiểu gen Dd nên khi phát sinh giao tử tạo 2 loại giao tử chứa gen là D và d
 Số (nu) của mỗi gen là: Ngen d = Ngen D = 40803,4 x2 = 2400 (nu)
* Xét gen D: Có tổng số (nu): 2A + 2G = 2400 (nu)
 Và số liên kết H: 2A + 3G = 3120. → số nu từng loại là 
 A = T = 480 (nu).
 G = X = 720 (nu).
 * Vì cặp gen nhân đôi 3 lần liên tiếp nên số nu loại A môi trường cung cấp:
 Amtcc = (23-1).480 + (23-1).Agen d = 5460 (nu)
 → Agen d = 300 (nu) = Tgen d . Và Ggen d = Xgen d =900(nu)
Vậy: Giao tử D có: A = T = 480 (nu).G = X = 720 (nu). 
 Giao tử d có: A = T = 300 (nu).G = X = 900 (nu). 
b, Khi cho cơ thể F1 trên tự thụ phấn: F1 x F1: Dd x Dd
 GF1: D, d D , d
 F2: 1 DD : 2Dd : 1dd
Vậy: số (nu) từng loại trong các hợp tử ở F2:
 DD: A = T = 480.2 = 960 (nu).G = X = 720.2 = 1440 (nu).
 Dd: A = T = 480 + 300= 780 (nu).G = X = 720 + 900 = 1620 (nu).
 dd: A = T = 300.2 = 600 (nu).G = X = 900.2 = 1800 (nu). 
 ( Hs làm bài tập cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 5
3.0 điểm
a,
 - Dùng phương pháp tự thụ phấn(ở thực vật) hoặc giao phối cận huyết (ở động vật).
- Giải thích: 
+ Các gen xấu thường là các gen lặn qui định các tính trạng lặn gây hại.
+ Các tính trạng lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp lặn.
+ Ở trạng thái dị hợp chúng không được biểu hiện. Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết do sự phân li và tổ hợp các gen lặn trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn. 
+ Ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện ra kiểu hình khi đó sẽ dễ dàng phát hiện và loại bỏ.
b, Sau 3 thế hệ tự thụ phấn:
 Tỉ lệ Aa = 0,75 .( 12)3 = 0.09375
 AA = 0.75-0.093752 = 0.328125
 aa = 0.25 + 0.328125 = 0.578125.
( Hs làm bài tập cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 6
 2.0 điểm
a, Tên mối quan hệ sinh thái của 2 hiện tượng trên:
 - Vi khuẩn sống nốt sần cây họ đậu → Quan hệ cộng sinh.
 - Địa y sống bám trên cây cau → Quan hệ hội sinh.
b, So sánh 2 mối quan hệ đó.
* Giống nhau: 
- Đều là mối quan hệ hỗ trợ khác loài.
- Đều là mối quan hệ có lợi cho sinh vật ít nhất là 1 bên. Không bên nào bị hại.
* Khác nhau:
Quan hệ cộng sinh
Quan hệ hội sinh
- Là mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó cả 2 bên đều có lợi.
- Là mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 có lợi còn 1 bên không có lợi cũng không bị hại.
0. 5 đ
0. 5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
Câu 7
 (3.0 điểm):
a, 
- Vì P thuần chủng cây cao, quả vàng với cây thấp, quả đỏ thu được F1 100% cây cao, quả đỏ → cây cao, quả đỏ là các tính trạng trội hoàn toàn.
 Qui ước: Gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp.
 Gen B qui định quả đỏ, Gen b qui định quả vàng.
- Vì P thuần chủng tương phản → F1 phải dị hợp 2 cặp gen. Mặt khác khi cho F1 lai với cây thấp, quả vàng thu F2 có 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau → F2 có 4 tổ hợp = 4 loại gt x 1 loại gt ( vì cây thấp, quả vàng là tính trạng lặn chỉ cho 1 loại gt). Vậy F1 cho 4 loại giao tử mà dị hợp 2 cặp gen nên plđl với nhau.
→ P thuần chủng cây cao, quả vàng: AAbb
 cây thuần chủng cây thấp, quả đỏ: aaBB.
Sđl: HS tự viết từ P → F2.
b) Nếu cho cây F1 tự thụ phấn.
- Vì F1 có kiểu gen AaBb Nên khi tự thụ phấn ta có:
 F1xF1: AaBb x AaBb
 Cây cao, quả đỏ dị hợp cả 2 cặp gen (AaBb) = 23 Aa . 23 Bb = 49 AaBb
c, Vì các cặp tính trạng phân li độc lập nên tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
1: 1 = 100%.(1: 1).
- TH1: Nếu chiều cao phân li 1:1 → cặp P là: Aa x aa (1) 
 Còn màu sắc quả phân li 100% → cặp P là: BB x BBBB x BbBB x bbbb x bb (2)
Từ (1) và (2) ta có các cặp P là:
P1: AaBB x aaBB. 
P2: AaBB x aaBb hoặc P3: AaBb x aaBB.
P4: AaBB x aabb hoặc P5: Aabb x aaBB
P6: Aabb x aabb
- TH2: Nếu màu sắc quả phân li 1:1 → cặp P là: Bb x bb (3) 
 Còn chiều cao phân li 100% → cặp P là: AA x AAAA x AaAA x aaaa x aa (4)
Từ (3) và (4) ta có các cặp P là:
P7: AABb x AAbb. 
P8: AABb x Aabb hoặc P9: Aabb x AaBb.
P10: AABb x aabb hoặc P11: aaBb x AAbb
P12: aaBb x aabb.
 ( Hs làm bài tập cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0. 25 đ
0.5 đ
0.25 đ
0. 25 đ
0. 5 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
Lưu ý: câu 7 ý a học sinh không chứng minh phân li độc lập thì không chấm

File đính kèm:

  • docDe va DA Sinh hoci HSG cap huen.doc