Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học : 2005 – 2006

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học : 2005 – 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
Huyện Mường Lát Năm học : 2005 – 2006
 -------***------ Môn thi : Ngữ Văn
 Số báodanh Thời gian : 150 phút 
 

Đề Bài
Câu1: (1điểm)
	Nêu hai cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam đã học ở chương trình THCS.
Câu2: (2,5 điểm)
	Hãy sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo từng giai đoạn lịch sử:
Bài thơ: ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nói với con.
Giai đoạn lịch sử: 
+ 1945 – 1954 + 1964 – 1975
+ 1954 – 1964 + Sau 1975
Câu 3: (2 điểm)
	Đọc và xác định phương thức chủ yếu trong sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong các câu thơ sau:
 a/ Đi suốt cả ngày thu
 Vẫn chưa về tới ngõ
 Dùng dằng hoa quan họ
 Nở tím bờ sông thương.
 (Chiều sông thương – Hữu Thỉnh)
b/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)
Câu 4: (2,5 điểm)
	Câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” và câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có phải mâu thuẩn nhau không ? Dựa vào phương châm hội thoại em hãy lý giải điều đó.
Câu 5: (1điểm)
	Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
	“ Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng, nên thơ như dòng nước sông Hương trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế. đi thăm kinh thành Huế, du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và đễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hòa quyện trong cảnh mây nước, cỏ hoa, đất trời đã tạo nên những cảm xúc tuyệt mỹ cho thơ ca và nhạc họa”
( Ttrích Những nền văn minh Thế giới)
Câu 6: (11 điểm) 
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 ----------------------------------------
 Phòng giáo dục Đáp án chấmthi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
Huyện Mường Lát Năm học : 2005 – 2006
 -------***------ Môn thi : Ngữ Văn
 Thời gian : 150 phút 
Câu 1: (1điểm)
Cảm hứng yêu nước (0,5 điểm)
Cảm hứng nhân đạo (0,5 điểm)
Câu 2 : (2,5 điểm) Đúng 1 bài cho 0,25 điểm
1945 – 1954 : Đồng chí (0,25 điểm)
1954 – 1964 : Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con Cò. ( 0,75 điểm)
1964 – 1975 : Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. (0,5 điểm)
Sau 1975 : ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang Thu, Nói với con(1 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Hoa – Người con gái quan họ (0,5 điểm)
Theo phương thức ẩn dụ (0,5 điểm)
Bàn tay – Sức mạnh của con người (0,5 điểm)
Theo phương thức hoán dụ (0,5 điểm) 
Câu 4: ( 2,5 điểm)
Khẳng định không mâu thuẩn (0,5 điểm)
Giải thích:
+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng). đó là khi ta phát huy được hiệu quả lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.(1 điểm)
+ Lời nói ……Vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị, mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp (1 điểm)
Câu 5: ( 1 điểm)
Phương thức biểu đạt thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật .
Câu 6: ( 11 điểm) 
Mở bài:
Là một bài thơ đặc sắc viết về Bác gây cho em nhiều xúc động. (0,5 điểm)
Bao trùm lên bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu của nhà thơ(1 điểm)
Thân bài:
Lời nói nghẹn ngào của đứa con xa về viếng Bác. (0,5 điểm)
Là T/Cảm chung của đồng bào, chiến sĩ miền nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc .( 0,5 điểm)
Tg lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. ( 0,5 điểm) 
Màu xanh của tre gắn bó với tâm hồn Bác- Bác đã đi xa nhưng tâm hồn vẫn gắn bó với quê hương xứ sở. ( 0,5 điểm)
Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng dáng đứng của con người Việt Nam( Kiên cường, bất khuất, mộc mạc..). Biểu hiện niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quí của Bác, của con người Việt nam trong 4000 năm lịch sử. (1 điểm)
Đề cập hình ảnh mặt trời qua bài thơ” Từ ấy- Tố Hữu”; “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa điềm”. Viễn Phương có cái riêng, sáng tạo- Sự liên tưởng thú vị. (0,5 điểm)
Mặt trời rất đỏ là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì tựa như tên tuổi , sự nghiệp của Bác. (1 điểm)
Tình cảm của mỗi người Việt Nam đối với Bác ngoài( Biết ơn, kính yêu vô hạn ) Là lòng thương tiếc, kính yêu tự hào, làm theo di chúc của Bác.
 (1 điểm)
Khổ thơ cuối là sự dồn nén, sâu lắng, xúc động. Nhà thơ muốn hóa thân để đền đáp công ơn và mãi mãi sống bên người. (1 điểm)
“ Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lý của con người Việt nam. (0,5 điểm)
Những câu thơ giàu hình tượng dạt dào cảm xúc, khơi dạy tâm hồn, nâng cánh ước mơ. (0,5 điểm) 
Kết luận:
Cảm nhận hình ảnh Bác qua bài thơ (0,5 điểm)
Cảm nhận về bài thơ (0,5 điểm) 
* Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, viết có cảm xúc (1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe va Dap an thi HSG Ngu van 9.doc