Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học: 2006- 2007 môn: ngữ văn- thời gian làm bài 150 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học: 2006- 2007 môn: ngữ văn- thời gian làm bài 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Cấp Huyện Năm học: 2006- 2007 Môn: Ngữ văn- Thời gian làm bài 150 phút Phần I: Trắc nghiệm Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái các câu trả lời đúng. “Qua năm sau giặc ngoan cố đã chịu trói , việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chẳng hỏi về mẹ rồi bế đứa con nhỏ đi thăm, đứa trẻ không chịu, ra đến đường nó quấy khóc, Sinh dỗ dành: -Nín đi con, đừng khóc, Cha về bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: -Ô hay! thế ra Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thim thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi đứa con nhỏ nói. -Trứơc đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” Câu 1: (0,25 đ) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo Truyền kỳ tân phả Vợ Chàng Trương Câu 2: (0,25đ) Tác giả của truyện là: Đoàn Thị Điểm Lê Thánh Tông Nguyễn Dữ Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 3: (0,25đ) Nội dung của đoạn trích trên có vị trí như thế nào trong câu chuyện? Làm nổi bật tính cách ngây thơ của bé Đản Thể hiện tính hay ghen của Trương Sinh Tố cáo chiến tranh làm cha con xa cách không nhận ra nhau. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương Câu 4: (0,25đ) Đoạn trích nằm ở phần có nội dung nào trong câu chuyện? Sự xa cách của chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương Vũ Nương gặp Phan Long dưới thuỷ cung Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhờ lời nói của bé Đản. Câu 5: (0,25đ) Trong các tập hợp từ sau, đâu là cụm động từ? Giặc ngoan cố Chẳng bao giờ Hay ghen Bế đứa con Câu 6: Hãy chỉ ra trong các câu sau, câu nào có mục đích cầu khiến? Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ mới qua đời, con vừa học nói. Cha về, Bà đã mất, lòng cha buồ khổ lắm rồi. Nín đi con, đừng khóc. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nin thin thít. Câu 7: (0,25đ) Các từ sau, từ nào gần nghĩa nhất với từ “thin thít” trong câu văn: “Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nin thin thít”. Lặng (nín lặng) Thinh (nín thing) Bặt (nín bặt) Câu 8: (0,25đ) Từ “Thin thít” thuộc kiểu từ nào? Từ ghép đẳng lập Từ láy Từ đơn Từ ghép chính phụ Câu 9: (0,25đ) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Câu 10 (0,25đ) Dấu gạch ngang dùng trong đoạn văn có tác dụng gì? Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Đánh dấu sự liệt kê Nối các từ nằm trong một liên danh Câu 11: (0,25đ) Từ “Qua đời trong đoạn văn dùng cách nói nào? A- Nói giảm C- Thậm xưng B- Nói tránh D- Chơi chữ Câu 12: (0,25đ) Lời nói của bé Đản trong đoạn trích trên thông báo mấy sự việc? A- Hai C- Bốn B- Ba D- Một Câu 13: (1đ) Trong hai câu thơ sau lời nói của Mã Giám Sinh không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm cách thức phương châm lịch sự Phần II: Tự luận Câu 1: (4đ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ….. “Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành tri thức Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng….” (Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên) Câu 2: (12đ) Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Bằng các tác phẩm đã học “Chuyện người con gái nam xương của Nguyễn Dữ” và “Truyện Kiều của Nguyễn Du” hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Người ra đề Trần Thị Nhiễu Đáp án hướng dẫn chấm Môn Ngữ Văn 9 Đề thi học sinh giỏi Huyện (Năm học 2006- 2007) Phần I: Trắc nghiệm: 4điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Trả lời A C D B D C B B A B A D D Phần II: Tự luận Câu 1: * Yêu cầu học sinh chỉ được các biện pháp tu từ, nhân hóa, điệp từ, đối lập, tương phản. Nhân hóa: Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Điệp từ: Trời xanh thành tiếng hát Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tương phản đối lập Quê mùa - trí thức Tối tăm cần lao- Anh hùng (2điểm) * Các biện pháp tu từ được vận dụng sáng tạo làm cho lời thơ giàu hình tượng và biểu cảm, diễ tả, khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh đất nước khi đã được độc lập tự do. Một sự đổi thay kì diệu nhờ có ánh sáng cách mạng soi đường chỉ lối. (2 điểm) Câu 2: (12 điểm) Yêu cầu về nội dung Học sinh vận dụng kiến thức đã học vè 2 tác phẩm để giải quyết vấn đề đặt ra: Số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. a, (5điểm): Chuyện người con gái nam xương: Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quỳen đầy bất công đối với phụ nữ. - Cuộc hôn nhân không bình đẳng - Chỉ vì lời nói của con trẻ mà hồ đồ, độc đoán, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi không cho nàng thanh minh. - Cái chết của Vũ Nương không làm cho Trương Sinh bị xã hội lên án. Kẻ bức tử mà lại vô can. b, (5 điểm): Truyện Kiều- Nguyễn Du: Nàng Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc. - Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình Thúy Kiều. - Để có tiền cứu cha và em, Kiều đã phải bán mình- trở thành món hàng trong tay Mã Giám Sinh. - Vì tiền mà nàng bị bọn người xấu hành hạ “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” - Cuối cùng Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết có bố cục đầy đủ ba phần - Có dẫn chứng trực tiếp, gián tiếp - Diễn đạt lưu loát có cảm xúc Mở bài: 1 điểm Kết bài: 1 điểm
File đính kèm:
- De thi HS gioi 9.doc