Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã môn : ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã môn : ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Học Sinh Giỏi lớp 9 cấp Thị xã 
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : ( 150 phút không kể thời gian giao bài )
Họ -Tên GV ra đề : Lê Thị Tặng
Trường THCS Xi Măng

Câu 1: ( 5 điểm )
	Cảm nhận của em về khổ thơ sau :
	Năm nay đào lại nở
	Không thấy ông đồ xưa 
	Những người muôn năm cũ
	Hồn ở đâu bây giờ?
 ( Ông đồ, Vũ Đình Liên )
Câu 2 : ( 5 điểm )
	Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết “ Chiếc bóng trên vách” trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 3 : ( 10 điểm )
	Về hình tượng người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám qua hai văn bản“ Lão Hạc”( Nam Cao ) và “ Tức nước vỡ bờ”( Trích “ Tắt đèn”, Ngô Tất Tố ) 

























Hướng dẫn chấm :
Câu 1 : ( 5 điểm )
- Vị trí vai trò của khổ thơ cuối đối với toàn bài thơ. (1 điểm ) 
- Niềm thương cảm chân thành của tác giả đối với ông đồ và “ Những người muôn năm cũ” (2 điểm) 
- Nỗi tiếc nuối cảnh cũ người xưa và nét đẹp văn hoá đang bị tàn phai theo thời gian ( 2 điểm )
*HS trình bày thành bài văn ngắn, độ dài không quá 1 trang giấy
Câu 2 : ( 5 điểm )
ýnghĩa của chi tiết “ Chiếc bóng trên vách” trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”
- Là chi tiết có vai trò quan trọng trong câu chuyện, được tác giả đưa vào rất khéo léo để thắt nút, mở nút câu chuyện ( 1.5 đ )
Có liên quan tới các nhân vật Vũ Nương,Trương Sinh, bé Đản; góp phần bộc lộ tính cách nhân vật trong truyện ( 1,5 đ )
Chiếc bóng tượng trưng cho oan trái, khổ đau, bất hạnh của biết bao người phụ nữ trong xã hội đương thời. ( 1,5 đ )
Nói tóm lại : Chiếc bóng trên vách “ là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, là điểm sáng nghệ thuật góp phần làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm ( 0,5 đ )
*HS trình bày thành bài văn ngắn, độ dài không quá 1 trang giấy 
Câu 3 : (10 điểm )
Đảm bảo là một văn bản nghị luận 
+ Phép lập luận chính, chứng minh
+ Có bố cục,luận điểm, luận cứ - dẫn chứng từ 2 văn bản đã cho
Đảm bảo các ý sau :
Hiện thực xã hội và tình hình văn học trước cách mạng tháng tám 1945 :
Xã hội thực dân nửa phong kiến và đời sống cơ cực của nhân dân Việt Nam - nhất là người nông dân.
Những thành tựu của văn học - đặc biệt là tự sự 
Đưa ra được luận điểm, luận cứ và làm sáng tỏ được các luận điểm, luận cứ đó.
Luận điểm chính : Đời sống cơ cực lầm than của người nông dân và những phẩm chất quí báu của họ. 
Luận cứ 1 : Làm rõ đời sống cơ cực lầm than của người nông dân
Gia đình chị Dậu là nạn nhân của chế độ sưu cao thuế nặng, phải bán con cho địa chủ bản thân chị Dậu bị ức hiếp; chồng bị đánh đập cùm trói vì thiếu sưu.
Lão Hạc nghèo túng, goá bụa cô đơn, bệnh tật bị dồn đẩy vào cảnh cùng đường, phải tự tử để giải thoát cho mình .
Luận cứ 2 : Những phẩm chất cao quí của người nông dân
Tình yêu thương gia đình, tận tuỵ hết lòng vì người thân
Sống lương thiện ngay thẳng .
Sự phản kháng mạnh mẽ : Lão Hạc quyết chết để giữ gìn nhân cách, để bảo toàn tài sản cho con, chị Dậu đánh trả cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng, chống lại bất công ngang trái .
Đánh giá thành công và ý nghĩa của hình tượng người nông dân qua 2 văn bản .
Là hình tượng điển hình về người nông dân trong văn học giai đoạn 1930 –1945; thành công về phương diện phản ánh và khắc hoạ nhân vật .
Góp phần tố cáo hiện thực xã hội thực dân phong kiến; cái nhìn chân thực, nhân đạo về người nông dân
Lưu ý :
Cách lập luận ở 2b : HS có thể đưa dẫn chứng từng nhân vật : Chị Dậu, lão Hạc nhưng cần chú ý luận điểm chính của bài .
Chú ý các lỗi : Dùng từ đặt câu, diễn đạt,trình bày văn bản, chữ viết, cảm xúc… tuỳ theo mức độ để trừ điểm . 


File đính kèm:

  • docDe thi HSG L9 Mon Ngu Van.doc