Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn học: Lịch sử

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn học: Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng GD§T Mai S¬n
Tr­êng THCS ChÊt l­îng cao
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
 §Ò thi häc sinh giái líp 9 
M«n: LÞch sö - Thêi gian 150 phót 
 	 ( Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ) 
PHẦN I: LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)
Câu 1 (5 điểm): Nêu những nhận xét về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, ý nghĩa lịch sử?
Câu 2 (6 điểm): Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam? 
Câu 3 (3 điểm): Các chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam tập trung vào những nguồn lợi nào? Mục đích của chính sách này là gì?
PHẦN II: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)
Câu 4 (3 điểm): Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười Nga năm 1917?
	Câu 5 (3 điểm): Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết lại với nhau?
Phßng GD§T Mai S¬n
Tr­êng THCS ChÊt l­îng cao
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM thi häc sinh giái líp 9
M«n : LÞch sö 
PHẦN I: LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)
Câu 1 (5 điểm): Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là những phong trào tiêu biểu của phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp:
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.	(0,5 điểm).
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp tham gia, nhất là nông dân.(0.5 điểm).
- Mục tiêu: đánh Pháp, chống phong kiến.	(0,5 điểm).
- Tính chất: mang tính dân tộc, yêu nước.	(0,5 điểm).
- Nguyên nhân thất bại:
+ Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển của xã hội.	(0,5 điểm).
+ Hạn chế của những người lãnh đạo: chiến đấu mạo hiểm, chưa tính đến kết quả lâu dài, chiến lược, chiến thuật còn hạn chế.	(0,5 điểm).
+ So sánh lực lượng ta, địch chênh lệch.	(0,5 điểm).
- Ý nghĩa: đây là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.	(1,5 điểm).
Câu 2 (6 điểm): Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam vì:
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.	(1điểm)
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phog trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm đầu của thế kỉ XX.(1điểm)
- Đảng ra đời đã khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.	(1điểm)
- Đảng ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. (1điểm)
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.	(1điểm)
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và của dân tộc Việt Nam.	(1điểm)
Câu 3 (3 điểm): Các chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam tập trung vào những nguồn lợi nào? Mục đích của chính sách này là gì?
- Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam:
+ Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền cao su.(0,5điểm)
+ Công nghiệp: Tăng cường khai thác mỏ, mở nhiều công ty, xí nghiệp, khu chế biến. (0,5điểm)
+ Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước khác nhập vào Việt Nam.	(0,5điểm)
+ Giao thông: mở nhiều tuyến giao thông, xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương. (0,5điểm)
+ Ngân hàng: ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.	(0,5điểm)
	- Mục đích: Bù đắp những thiệt hại của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất. (0,5điểm)
PHẦN II: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)
Câu 4 (3 điểm): Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười Nga năm 1917?
- Giống nhau: Đều là cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột.
(0,5 điểm)
- Khác nhau:	(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
- Cách mạng tháng Hai:
+ Chống lại chế độ phog kiến Nga hoàng.
+ Lực lượng tham gia là: Tư sản, công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công.
+ Hai chính quyền cùng song song tồn tại.
+ Xóa bỏ được chế độ phong kiến.
+ Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Cách mạng tháng Mười:
+ Chống lại chính phủ lâm thời.
+ Lực lượng tham gia là: Công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công.
+ Chính quyền về tay Xô Viết.
+ Xóa bỏ được ách áp bức của tư sản.
+ Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 5 (3 điểm): Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết lại với nhau là vì:
- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau và sớm có sự liên kết mật thiết với nhau.	(1điểm)
	- Sự hợp tác phát triển là cần thiết nhằm giúp các nước Tây Âu mở rộng thị trường và khắc phục những khó khăn về kinh tế, chính trị.	(1điểm)
	- Do nền kinh tế phát triển, nên các nước Tây Âu muốn thoát khỏi dần sự lệ thuộc vào Mĩ và đẩy mạnh cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.	(1điểm)

File đính kèm:

  • docDE DAP AN HSG CAP TRUONG LOP 9 CLC.doc