Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – môn ngữ văn vòng I thời gian: 150’

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – môn ngữ văn vòng I thời gian: 150’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – MÔN NGỮ VĂN
VÒNG I
Thời gian: 150’
Đề ra:
Câu1: (2đ)
Trong tác phẩm văn học có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết đó cốt truyện không phát triển được. Em hãy chỉ ra một số chi tiết như thế trong truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Giải thích vì sao chi tiết đó lại quan trọng?
Câu2: (8đ)
Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao có đoạn:
… Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi, Vừa thấy tôi lão bảo ngay:
 Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
 Cụ bán rồi?
 Bán rồi, Họ vừa bắt xong.
 Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc…
 Tại sao việc bán con Vàng lại dằn vặt lão Hạc đến như vậy?Bởi lẽ gì mà lão phải bán con chó đi? Qua những chi tiết đó, em suy nghĩ gì về lão Hạc?
ĐÁP ÁN: 
Câu 1: (2điểm)
- Chi tiết quan trọng nhất trong truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là: Chiếc bóng.
Vì: Chiếc bóng vừa là thắt nút vừa là mở nút của câu chuyện 
(Chiếc bóng là nguyên nhân dẫn đến nổi oan khuất đồng thời là lời thanh minh cho nổi oan của Vũ Nương )
- Chi tiết quan trọng nhất trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là: Suất sưu của người đã chết.
Vì: Trong tác phẩm Tắt đèn nếu chỉ là suất sưu của anh Dậu, thì dù khốn khổ, chị Dậu cũng đã lo xong rồi. Và như thế là hết chuyện. Nhưng đùng một cái nảy ra suất sưu của chú Hợi (người đã chết) nhưng chị Dậu phải đóng suất sưu này và như thế mọi chuyện khốn cùng của gia đình chị Dậu tiếp theo đều bắt đầu từ suất sưu của người đã chết.
Câu 2 : ( 8điểm)
I.Yêu cầu: 
 - Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học vì vậy đòi hỏi người viết phải có hiểu biết nhất định về tác phẩm, về nhân vật. Người viết phải đưa ra được những cảm nhận riêng của bản thân về nhân vật.
 - Bài viết có bố cục 3 phần , văn phong trong sáng giàu sức biểu cảm.
Cụ thể:
Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
 - Nêu cảm nhận chung về lão Hạc
Thân bài:
Vì sao việc bán cậu Vàng lại dằn vặt lão Hạc:
Đối với lão Hạc, cậu Vàng vừa là một con vật thân tình vừa là một con vật gợi nhớ về đứa con trai của lão( dẫn chứng) 
Là người rất đôn hậu giàu tình cảm nên lão Hạc không nỡ bán cậu Vàng vì vậy mà việc bán cậu Vàng làm lão dằn vặt đau khổ.
 b. Vì lẽ gì lão phải bán cậu Vàng: 
- Vì cảnh nhà túng quẫn lại thêm khẩu phần ăn của cậu Vàng còn tốn hơn của lão. Bởi vậy lão tính nếu bán cậu Vàng đi thì đỡ khẩu phần ăn trong nhà mà con chó cũng chấm dứt được kiếp sống lay lắt của nó.
- Lão sợ cứ để ăn ít, cậu Vàng sẽ gầy đi thì thương lắm, nếu bán thì sẽ hụt tiền.
- Lão sợ nuôi nó thì sẽ tiêu lạm vào tiền của thằng con.
- Lão đang cần có tiền để nhờ người làm đám ma khi chết đỡ phiền hà hàng xóm. 
Vì vậy đã quyết định bán con chó Vàng.
c.Những suy nghĩ về lão Hạc:
Lão Hạc một người giàu tình cảm( d/c)
Lão Hạc một người giàu lòng tự trọng(d/c)
Dù trong hoàn cảnh hết sức cùng quẫn, lão Hạc vẫn giữ được nhân cách trong sáng và cao đẹp.( lấy dẫn chứng so sánh với các nhân vật: Chí Phèo. Binh Chức, Năm Thọ, Binh Tư… )
->Lão Hạc là một hình tượng nhân vật sáng đẹp một tâm hồn cao cả, một nhân cách trong sáng ẩn chứa trong một con người bình thường.Đây là một mẫu nhân vật ít thấy trong văn học phê phán của nước ta.
3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm. nhân vật.
- Có thể nêu những ý kiến khác( tình cảm của nhà văn, suy ngẫm về thân phận con người…)
II. Thang điểm:
Câu1: (2điểm)
Nêu được một chi tiết (0.5đ)
Phân tích được vì sao đối với mỗi chi tiết (0,5đ)
Câu 2: (8điểm)
Điểm 7 – 8: Bảo đảm đầy đủ các ý trên, diễn đạt mạch lạc gợi cảm.
Điểm từ 5 – 6,5: Làm đầy đủ các ý trong a,b và các ý 1,2 trong c văn phong trong sang giàu cảm xúc.
Điểm từ 3,5 – 4,5: Làm đầy đủ các ý trong a,b và các ý 1,2 trong c nhưng phân tích và cảm thụ chưa sâu, diễn đạt chưa được trôi chảy.
Điểm từ 1 – 3: Những trường hợp còn lại.
Ngoài ra tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm hợp lý.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – MÔN NGỮ VĂN
VÒNG II
Thời gian: 150’
Đề ra:

Câu1: (2đ)
Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải thích nghĩa của từ “ chân trời” trong các câu sau:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhắn ai góc bể chân trời
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non
Đất nước ta đang bước vào một vận hội mới như hừng đông. Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.
Câu2:
Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ “lao xao”,”rì rào”mà lại viết “gió lộng xôn xao”Em thử phân tích?
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
( Mẹ Tơm - Tố Hữu)
Câu 3: Người yêu quý nhất của em.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (1,5điểm)
a.Từ “chân trời” trong câu thơ Truyện Kiều “Cỏ non xanh tận chân trời”, nghĩa là: Đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp liền với mặt đất hay mặt biển.
b.Từ “chân trời” trong câu ca dao “Nhắn ai góc bể chân trời” nghĩa là: nơi chốn xa xăm.
c.Từ “chân trời” trong câu văn “Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.” Có nghĩa là: giới hạn cao xa của nhận thức, phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động trí tuệ, học tập.
Câu 2: (1,5điểm) 
Yêu cầu HS phải giới thiệu được nội dung của đoạn thơ: diễn tả tâm trạng bồi hồi xao xuyến của người con đi xa nay trở lại thăm nơi ngày xưa một thời mình đã hoạt động cách mạng bí mật.
Về cách sử dụng từ: Các từ “lao xao”; “rì rào” là từ láy tượng thanh, nếu đưa vào câu thơ cũng đã khá hay vì gợi tả được âm thanh và sự chuyển động của sóng của gió; nhưng khổ thơ trên không chỉ tả cảnh sóng gió một buổi trưa miền biển mà còn nói lên một tâm trạng bồi hồi xôn xao… Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh. “Trong hai câu thơ 3 và 4 có âm vang của gió của sóng có cả âm vang của một tấm lòng.”

Câu 3: (7điểm)
I. Yêu cầu
- Đây là dạng đề mở yêu cầu HS vận dụng hiểu biết về kiểu bài thuyết minh và tự sự. Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; yêú tố miêu tả ; miêu tả nội tâm biểu cảm…trong bài viết
- Bài viết đảm bảo 3 phần.
- Câu chuyện kể phải có tính nhân văn.
- Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc.
II. Thang điểm:
Câu1 : (1,5điểm)
HS trả lời đúng mỗi ý 0.5 điểm
Câu 2: (1,5điểm)
HS trả lời đúng ý 1: 0,5điểm 
 HS trả lời đúng ý 2: 1,0điểm
Câu 3 : (7điểm)
Điểm giỏi: 6 – 7 điểm 
Điểm khá: 5- 5,75 điểm
Điểm TB: 3,5 – 4,75 điểm
Điểm yếu: 1 – 3,25 điểm
Ngoài ra tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm hợp lý.






















File đính kèm:

  • docDE THI HSG NGUVAN 9.doc
Đề thi liên quan