Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh học - Đề 1

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh học - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH OAI
PHÒNG GD&ĐT
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 -THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh Học
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề )
Câu 1(1,5 điểm):
a) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?
b) Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Vì sao
Câu 2 (4,,0 điểm):
a) Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
b) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
c) Có mấy loại ARN? Nêu chức năng của từng loại
Câu 3 (3,0 điểm):
Phân biệt quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Câu 4 (3,0 điểm):
1. Cho sơ đồ dưới đây: Gen ( một đoạn ADN ) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.
a) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ nào đã học
b) Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ.
 2. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
 Câu 5 (2,5 điểm):
a) Thường biến là gì? Cho ví dụ. 
 b) Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Câu 6 (3,0 điểm):
 1. Một phân tử AND có tỉ lệ phần trăm nucleotit loại T = 20% tổng số nucleotit của ADN.
 a) Tính tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit còn lại.
b) Nếu số lượng nucleotit loại X = 300000 thì hãy tính số lượng mỗi loại nucleotit còn lại.
 c) Tính số liên kết hiđrô của phân tử ADN.
 d) Tính chiều dài của phân tử ADN. 
 2. Ở lúa nước, bộ NST 2n = 24. Xét một tế bào của loài trải qua nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Hãy tính:
 a) Số tế bào con được sinh ra .
 b) Số NST đơn chứa trong các tế bào con.
 c) Môi trường cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn cho quá trình trên.
 d) Có bao nhiêu thoi phân bào bị hủy qua cả quá trình trên.
Câu 7 (3,0 điểm):
 Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được
- Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.
Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.
a. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba. 
b. Viết sơ đồ lai giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.
------------------Hết--------------
Họ và tên thí sinh.......................................Số báo danh.................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
 THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN SINH HỌC
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
2.1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm sau:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
2.2. Biến dị tổ hợp là: Sự tổ hợp lại các tính trạng của P biểu hiện các kiểu hình khác P.
 Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính vì:
Sinh sản hữu tính phải dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh.
- Trong quá trình giảm phân do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST đồng dạng dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen hoặc do sự trao đổi chéo diễn ra ở kì trước I của giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử.
- Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái đã tạo thành nhiều hợp tử mang các kiểu gen khác P và biểu hiện thành kiểu hình khác P.
 0,25
 0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(4,0 điểm)
a.Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
Nguyên phân
Giảm phân
 Xảy ra với các tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử 
Xảy ra với tê bào sinh dục vào thời kì chín
- Có 1 lần tập trung trên mặt phẳng xích đạo.
- Có hai lần tập trung trên mặt phẳng 
xích đạo.
- Không xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo 
Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo 
- Ở kì giữa các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo 
- Ổ kì giữa lần phân bào I NST tập 
trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ.
- Từ một tế bào mẹ với 2n NST, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều có n NST.
b. Quá trinh tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa. Nhờ đó 2 AND con được tạo ra giống AND mẹ
c. Có 3 loại ARN, tARN, mARN, rARN
- tARN có chức năng vận chuyển axitamiax tương ứng tới nơi tổng hợp protein
-mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần được tổng hợp
- rARN: là thành phần cấu tạo nên riboxom- nơi tổng hợp protein 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(3,0 điểm)
Phân biệt quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Phát sinh giao tử cái 
Phát sinh giao tử đực
Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn
Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho tinh bào bậc II
Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho 1 thể cực có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn 
Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
Từ mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng đều tham gia vào thụ tinh.
1
1
1
Câu 4 (3 điểm)
4.1.a. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
b. Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ.
+ Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của ANDN quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN.
+ Trình tự các nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axita min trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
+ Prôtêin trực tiếp tham gia và cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể sinh vật.
4.2. Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì. 
Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng: Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất, bảo vệ cơ thể, vận chuyển, cung cấp năng lượngliên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
0,5
0,5
0,5
0,5
1
Câu 5 (2,5 điểm)
a. Thường biến: Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường.
* Ví dụ đúng: 
b. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
- Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 6
(3,0 điểm)
6.1 
a. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit còn lại.
Theo NTBS ta có: % A = % T = 20%
Mặt khác % T+ %X = 50% -> % G = % X = 50% - 20% = 30%.
b. Ta có X = 30% = 300000. Tổng số nucleotit của ADN là: N= 300000 x 100/ 30 = 1000000.
- Vậy số nucleotit mỗi loại của ADN là :
A = T = 20% x 1000000 = 2000000 
G = X = 3000000.
c. Số liên kết H = 2A + 3G = 2. 2000000 + 3. 3000000 = 
13000000.
d. Số N của gen = 2A + 2G = 2. 2000000 + 2. 3000000
= 10000000.
Chiều dài của gen = 10000000./2 x 3,4 = 5.106 .3,4
6.2 
a. Số tế bào con được sinh ra . 29 = 512 tế bào.
b. Số NST đơn chứa trong các tế bào con.512 x 4 = 12288.
c. Số NST đơn cho quá trình trên. (29 – 1) x 24 = 12264.
d. Số thoi phân bào bị hủy qua quá trình trên. (29 – 1) = 511.
0,5
0,5
0,5
0,5
 0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(3,0 điểm) 
a.Ở phép lai với cây thứ hai
Đỏ:vàng = 3:1 → Đỏ là tính trạng trội (A), vàng là tính trạng lặn (a) 
Ở phép lai với cây thứ ba → F1 x cây 1: Aa x Aa → F1 có Aa
Tròn:dẹt = 3:1 → tròn là tính trạng trội (B), dẹt là tính trạng lặn (b)
→ F1 x cây 2: Bb x Bb → F1 có Bb 
→ F1 có kiểu gen AaBb(đỏ, tròn) 
→ P: AABB(đỏ, tròn) x aabb(vàng, dẹt); 
 hoặc AAbb(đỏ, dẹt) x aaBB(vàng, tròn)
F1 có kiểu gen AaBb(đỏ, tròn) GP cho 4 giao tử → cây thứ nhất cho 1 giao tử ab → aabb (vàng dẹt). 
Tương tự:
→ cây thứ hai: Aabb (đỏ, dẹt) 
→ cây thứ ba: aaBb (vàng, tròn) 
(lý giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b.Sơ đồ lai: aabb x Aabb 
G ab Ab, ab 
F Aabb (đỏ, dẹt) : aabb (vàng, dẹt).
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde thi hsg 9 1314.doc