Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề 10

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN VĨNH HƯNG
ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề).
Ngày thi: 16/03/2013
Câu 1: (4 điểm).
	1.1. (2 điểm). Màu lông trâu do một gen quy định và tồn tại trên nhiễm sắc thể thường. Đem lai trâu đực trắng (1) với trâu cái đen (2). Đẻ lần thứ nhất được một nghé đực trắng (3). Đẻ lần thứ (2) được một nghé cái đen (4). Nghé cái đen (4) lớn lên giao phối với đực đen (5) sinh ra một nghé đực trắng (6).
a/ Hãy cho biết tính trạng là nào trội, tính trạng nào là lặn?
b/ Tìm kiểu gen của 6 con trâu trên?
	1.2. (2 điểm). Cho biết ở người tính trạng mắt nâu, mắt đen, tóc quăn, tóc thẳng là các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập với nhau. Xét gia đình ông C : Bố mẹ đều mắt nâu, tóc quăn. Sinh ra được 4 người con: Đứa đầu mắt nâu tóc quăn, đứa thứ 2 mắt nâu tóc thẳng, đứa thứ 3 mắt đen tóc quăn, đứa thứ 4 mắt đen tóc thẳng. 
a/Hãy cho biết tính trạng là trội, tính trạng nào là lặn?
b/ Tìm kiểu gen bố mẹ và kiểu gen chắc có ở những người con trong gia đình?
Câu 2: (2 điểm).
	Những mối quan hệ của các sinh vật cùng loài xảy ra trong điều kiện nào? Trong thực tiển sản xuất, cần phải làm những gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 3: (4 điểm).
	Ở một cá thể động vật có 3 tế bào sinh dục sơ khai cùng tiến hành nguyên phân một số đợt bằng nhau, sau đó tất cả các tế bào con do 3 tế bào này sinh ra đều bước vào giảm phân hình thành giao tử. Cả hai quá trình phân bào này đòi hỏi môi trường cung cấp 1512 NST đơn, trong đó số NST đơn cung cấp cho quá trình giảm phân nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho quá trình nguyên phân là 24. Hãy xác định:
	a. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?
	b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào?
	c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào?
	d. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân?
Câu 4: (3 điểm).
	4.1. (1 điểm). Thường biến và đột biến cơ bản khác nhau ở những điểm nào? 
	4.2. (2 điểm). Gen B có tỉ lệ A/G = 1/2 đã đột biến thành gen b. Gen b ngắn hơn gen B là 3,4 A0 (Ăngxtơrông) nhưng số liên kết hiđrô của hai gen vẫn bằng nhau. Khi cặp gen Bb tự nhân đôi hai lần môi trường đã phải cung cấp 3549 nuclêôtít các loại. Hãy cho biết:
	a. Đột biến đã diễn ra như thế nào? Cho rằng tác nhân gây đột biến không ảnh hưởng đến 3 cặp nuclêôtít.
	b. Số nuclêôtít mỗi loại của mỗi gen?
	c. Đột biến đã làm tăng bao nhiêu % số kiểu hình nếu gen B là trội không hoàn toàn so với gen b?
Câu 5: (4 điểm).
	Trong một tế bào chứa hai gen có chiều dài bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen thứ nhất nhiều hơn số liên kết hiđrô của gen thứ hai là 160. Khi tế bào chứa hai gen trên nguyên phân 4 lần thì môi trường đã cung cấp cho gen thứ nhất 3000 nuclêôtít loại A và môi trường cung cấp cho gen thứ hai 6750 nuclêôtít loại G. Hãy xác định:
	a. Số nuclêôtít mỗi loại của mỗi gen?
	b. Chiều dài của mỗi gen?
	c. Số chu kỳ xoắn và số liên kết hiđrô của mỗi gen?
Câu 6: (3 điểm).
	Ở người gen T qui định tính trạng mắt nâu là trội hoàn toàn so với gen t qui định tính trạng mắt đen. Trong một gia đình: Ông bà nội đều mắt nâu, bố mắt đen; ông ngoại mắt đen, bà ngoại mắt nâu, mẹ mắt nâu. Bố mẹ sinh được hai người con: một gái, một trai đều mắt nâu.
	Hãy vẽ sơ đồ phả hệ, xác định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình trên và cho biết vì sao kết quả thu được không phù hợp với tỉ lệ di truyền của Menđen về lai một tính.
------- Hết -------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
------- @ -------
Câu 1: (4 điểm)
	1.1: (2 điểm). 
	a/ Trâu cái đen (4) x Trâu đực đen( 5) => nghé trắng (6). Do đó tính trạng lông đen là trội so với lông trắng ( 0.5đ)
	b/
Quy ước: B là lông đen, b là lông trắng.
- Do tính trạng lông trắng là lặn => Kiều gen trâu trắng (1), (3) và (6) là bb (0.5 đ)
- Trâu trắng (6) nhận 1 alen (b) từ trâu đen(4) và 1 alen (b) từ trâu đen (5) => trâu đen (4) và (5) có kiểu gen là Bb ( 0.5đ)
- Trâu trắng (3) nhận 1 alen (b) từ trâu đen (2) và 1 alen (b) từ trâu trắng 1 => kiểu gen của trâu đen (2) là Bb ( 0.5đ)
	1.2: (2 điểm)
	a/ Bố mẹ đều mắt nâu tóc quăn nhưng thế hệ con sinh ra có tóc thẳng và có mắt đen => tính trạng mắt nâu, tóc quăn là trội so với tóc thẳng, mắt đen. ( 0.5đ)
b/ Quy ước: A mắt nâu, a mắt đen 
	 B tóc quăn, b tóc thẳng
- Đứa con thứ 4 co mắt đen tóc thẳng => kiểu gen là aabb. 2 alen ab nhận từ bố và 2 alen ab nhận từ mẹ vậy bố mẹ đều mắt nâu sẽ có kiểu gen là AaBb. ( 0.5 đ)
- Cả bố và mẹ đều cho ra 4 loại giao từ : AB, Ab, aB, ab. Vậy kiểu gen của đứa thứ nhất, thứ 2 và thứ 3: 
	+ Đứa thứ nhất mắt nâu, tóc quăn có thể có các kiểu gen sau: AABB, AaBB,AABb,AaBb ( 0.5đ)
	+ Đứa thứ 2 mắt nâu tóc thẳng có thể có các kiểu gen sau: AAbb, Aabb.( 0.25đ)
	+ Đứa thứ 3 mắt đen tóc quăn có thể có các kiểu gen sau: aaBB, aaBb.(0.25đ)
Câu 2: (2 điểm). Nếu không nói được 2 mqh hỗ trợ & cạnh tranh thì mỗi qh làm thiếu trừ 0,25đ.
	- Quan hệ hỗ trợ của các sinh vật cùng loài xảy ra trong điều kiện thuận lợi:
	+ Đủ thức ăn	(0,25đ)
	+ Đủ nơi sống	(0,25đ)
	- Quan hệ cạnh tranh của các sinh vật cùng loài xảy ra trong điều kiện bất lợi:
	+ Thiếu thức ăn, nơi ở	(0,25đ)
	+ Số lượng cá thể tăng quá cao	(0,25đ)
	+ Con đực tranh giành con cái	(0,25đ)
	- Trong thực tiển sản xuất ...
	+ Cần trồng cây, nuôi động vật ở mật độ thích hợp	(0,25đ)
	+ Khi cần thiết phải tỉa thưa đối với TV, hoặc tách đàn đối với ĐV	(0,25đ)
	+ Cần cung cấp đầy đủ thức ăn và vệ sinh môi trường sạch sẽ	(0,25đ)
Câu 3: (4 điểm).
(0,25đ)
	a. Gọi x là số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân.
	 Gọi y là số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân
	Theo đề: x + y = 1512 (1) và x – y = 24 (2)	(0,25đ)
	Cộng (1) và (2): 2x = 1536 => x = 768 (3) và y = 744	(0,25đ)
	Gọi k là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào => số tế bào con sau nguyên phân 
	của mỗi tế bào là 2k	(0,25đ)
	Theo bài ta có: x = 3.2n. 2k (4)	(0,25đ)
	 Và: y = 3.2n (2k-1)	(0,25đ)
	Mà: x – y = 24 3.2n.2k – 3.2n (2k-1) = 24	(0,25đ)
	 => 2n = 24:3 = 8 (5)	(0,25đ)
	Từ (3), (4) và (5) ta có: 3.8.2k = 768 => 2k = 32 => k = 5	(0,25đ)
	Vậy số đợt nguyên phân của mỗi tế bào là 5	(0,25đ)
	b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào là 8	(0,50đ)
	c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào là 8	(0,50đ)
	d. + Nếu là tế bào sinh dục đực => số giao tử đực: 32 x 4 x 3 = 384	(0,25đ)
	 + Nếu là tế bào sinh dục cái => số giao tử cái: 32 x 3 = 96	(0,25đ)
Câu 4: (3 điểm).
	4.1: (1 điểm). So sánh đúng một ý (cả 2 bên) đạt 0,25đ. Nếu học sinh chỉ ghi đặc điểm
 	của thường biến hoặc chỉ của đột biến thì không chấm điểm.
	 Thường biến Đột biến
	- Là biến đổi ở kiểu hình. - Là biến đổi trong CSVC di truyền (ADN, NST).
	- Là biến dị không di truyền. - Là biến dị di truyền.
	- Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định. - Xuất hiện với tần số thấp, một cách ngẫu nhiên.
	- Có lợi cho bản thân sinh vật. - Thường có hại.
	4.2: (2 điểm).
	a. Gen b ngắn hơn gen B là 3,4 A0 => gen b kém hơn gen B 1 cặp nu	(0,25đ)
	 Vì HB = Hb nên đây là ĐB thay thế: Thay thế 3 cặp nu A=T bằng 2 cặp nu GºX	(0,25đ)
	b. Theo đề ta có: NB + Nb = 3594:(22-1) = 1198 và: NB – Nb = 2	(0,25đ)
	 => 2NB =1200 => NB = 600 và Nb = 598	(0,25đ)
	Vậy số nu mỗi loại của gen là:
	* Gen B: Ta có: A+G = 50% x 600 = 300
	 mà: A/G = 1/2 => A = T = 100 và G = X = 200	(0,25đ)
	* Gen b: Do kém hơn gen B 3 cặp A=T => A = T = 100 – 3 = 97 (nu)
	 Do nhiều hơn gen B 2 cặp GºX => G = X = 200 + 2 = 202 (nu)	(0,25đ)
	c. + Gen B khi chưa đột biến chỉ tạo thành 1 kiểu gen BB với 1 kiểu hình trội	(0,25đ)
	 + Sau đột biến gen này tạo được 3 kiểu gen: BB, Bb, bb với 3 kiểu hình:
	trội, trung gian, lặn => Số kiểu hình tăng 300%	(0,25đ)
Câu 5: (4 điểm)
	a. Vì l1 = l2 => N1 = N2	(0,25đ)
	 2A1 + 2G1 = 2A2 + 2G2 (1)	(0,25đ)
	 2G1 – 2G2 = 2A2 – 2A1 G1 – G2 = A2 – A1 (2)	(0,25đ)
	Theo đề: H1 = H2 + 160
	 2A1 + 3G1 = 2A2 + 3G2 + 160 (3)	(0,25đ)
	Từ (1) và (3) => G1 – G2 = 160	(0,25đ)
	Và từ (2) => G1 – G2 = A2 – A1 = 160	(0,25đ)
	Mà: A1 = 3000 : (24 -1) = 200	(0,25đ)
	=> A2 = 200 + 160 = 360	(0,25đ)
	 G2 = 6750 : (24 – 1) = 450	(0,25đ)
	=> G1 = 450 + 160 = 610	(0,25đ)
	Vậy số nu mỗi loại của các gen:
	Gen 1: A = T = 200 (nu) và G = X = 610 (nu)	(0,25đ)
	Gen 2: A = T = 360 (nu) và G = X =450 (nu)	(0,25đ)
	b. l1 = l2 = (200 + 610) 3,4 = 2754 (A0)	(0,25đ)
	c. C1 = C2 = (200 + 610) 2 : 20 = 81 (chu kỳ xoắn)	(0,25đ)
	 H1 = (2 x 200) + (3 x 610) = 2230 (liên kết hiđrô)	(0,25đ)
	 H2 = 2230 – 160 = 2070 (liên kết hiđrô) 	(0,25đ)
Câu 6: (3 điểm).
	- Sơ đồ phả hệ: (Học sinh làm đủ, đúng mới chấm điểm)
Nữ mắt nâu
Nam mắt nâu
	+ Qui ước:
Nam mắt đen
Nữ mắt đen
...(0,5đ)
 (Nội) (Ngoại)
 Ông, bà:
(1đ)
 Bố, mẹ:
 Các con:
	- Kiểu gen của các thành viên trong gia đình:
	+ Bố mắt đen có kiểu gen tt, thừa hưởng từ ông bà nội mỗi người 1 gen t
	=> ông bà nội đều có kiểu gen dị hợp Tt	(0,25đ)
	+ Ông ngoại mắt đen có kiểu gen tt, nên mẹ phải nhận 1 gen t từ ông ngoại
	=> Kiểu gen của mẹ là Tt	(0,25đ)
	+ Bà ngoại mắt nâu có kiểu gen có thể là TT hoặc Tt	(0,25đ)
	+ Các con mắt nâu đều thừa hưởng gen t của bố nên đều có kiểu gen Tt	(0,25đ)
	- Không phù hợp vì: Menđen thống kê trên số lượng lớn cá thể, còn ở đây vì
	 số con quá hạn chế	(0,5đ)
------- Hết -------

File đính kèm:

  • docDE THI HSG SINH 9 20122013.doc