Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sinh Học - Trường THCS Phương Trung

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sinh Học - Trường THCS Phương Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD &ĐT Thanh Oai
Trường THCS Phương Trung 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2013-2014
Môn sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: 6 điểm
	Ở 1 loài thực vật cho cây F1 giao phấn với 3 cây khác nhau thu được kết quả như sau:
	a - Với cây I thu được 6,25% cây thân thấp, quả vàng.
	b - Với cây II thu được 75% cây thân cao, quả đỏ và 25% cây thân cao, quả vàng
	c - Với cây III thu được 75% cây thân cao, quả đỏ và 25% thân thấp quả đỏ.
	Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau.
	Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
Câu 2: 5đ
	a) Phân biệt những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường với nhiễm sắc thể giới tính ?
	b) Ở gà 2n = 78 hãy nêu cơ chế xác định giới tính ở gà? Giải thích tại sao trên diện rộng tỉ lệ đực cái xấp xỉ bằng nhau.
	c) Sự kết hợp các quá trình nào đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể của loài được ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác? giải thích.
Câu 3: 4 đ
	a) Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN ? Tại sao ADN đa dạng và đặc thù ?
	b) Mạch I của gen có 200 A và 120 G. Mạch II có 150 A và 130 G. Gen nhân đôi 3 lần liên tiếp. Hãy xác định từng loại nuclêotít do môi trường nội bào cung cấp .
Câu 4: 5đ
1) Ở cải bắp 2n = 18 NST. Hãy cho biết có bao nhiêu NST được dự đoán ở tế bào sinh dưỡng của:
a- Thể không nhiễm
d- Thể 3 nhiễm kép
b- Thể 1 nhiễm
e- Thể tam bội
c- Thể 3 nhiễm
g- Thể tứ bội
2) Một người đàn ông có 47 NST ( 44A + XXY), một người đàn ông khác lại có 47 NST ( 44 A + XYY)
	Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến bộ NST bất thường ở 2 người này.
ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC
BIỂU ĐIỂM
Câu 1: 5 điểm
(2,0đ)	 a. 	6,25% cây thấp, vàng = => cây F1 và cây I phải có 4 giao tử vì 4 x 4 = 16.
=> Kết quả của 2 cây là dị hợp và kiểu hình thấp vàng là tính trạng lặn còn cao, đỏ là trội.
- Gọi gen A - Cao	B - đỏ
	 A - thấp	b - vàng
- Kết quả của cây F1 và cây I là AaBb (cao, đỏ)
- Sơ đồ lai: Đúng
(2,0đ) b. 	Xét từng cặp tính trạng
100% thân cao => kết quả của cây II đồng hợp AA
=> kết quả của cây II dị hợp Bb
- Kết hợp 2 cặp tính trạng:
75% cao, đỏ: 25% cao vàng = 3 cao đỏ : 1 cao vàng = 1.(3:1)
=> tuân theo qui luật của Menđen => kết quả của cây II là AABb
- Sơ đồ lai Đúng.
(2,0đ) c. 	Tương tự phần (b)
Câu 2: 5 điểm
(1,0đ) a .	 Phân biệt NST thường với NST giới tính: 3 điểm khác nhau
NST thường
NST giới tính
- Về số lượng : Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào sinh dưỡng
- Về hình dạng : Luôn tồn tại từng cặp tương đồng
- Chức năng: Mang gen qui định tính trạng thường
- Chỉ tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng
- Tồn tại từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
- Mang gen qui định tính trạng giới tính
(2,0đ) b.	Cơ chế xác định giới tính ở gà:
	P: +(76A+ XY) x (76A + XX) 
	G (38A + X), (38A + Y) : (38A+ X)
F1 (76A + XX): (76A + XY)
	 Gà trống gà mái
Giải thích: giao tử X bằng Y cùng kết hợp với 1 loại giao tử X ở trên tạo ra 2 loại hợp tử mang XX và XY ngang nhau -> tỉ lệ đực cái bằng nhau.
(2,0đ) c.	Sự kết hợp giữa 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Vì: + Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên nhưng số NST trong tế bào không đổi là 2n
	+ Giảm phân tạo ra các giao tử có số NST giảm ½
	+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực cái bộ NST của loài được khôi phục là 2n.
Câu 3: 5đ
(2,0đ) a.	Cấu tạo của ADN? Giải thích (SGK sinh 9 trang 45)
(2,0đ) b. 	Bài tập
* Số lượng từng loại nu trên gen
A= T = A1 + A2 = 200 + 150 = 350 nu
G = X = G1 + G2 = 120 + 130 = 250 nu
* Số lượng từng loại nu do môi trường cung cấp
A= T = (23-1).350 = 2450 nu
G = X = (23-1).250 = 1750 nu
Câu 4: 5 điểm
(2,0đ) 1. a – Thể không nhiễm =16 NST
	b- Thể 1 nhiễm = 17 NST
	c- Thể 3 nhiễm = 19 NST
	d- Thể 3 nhiễm kép = 20 NST
	e- Thể tam bội = 27 NST
	g- Thể tứ bội = 36 NST
(2,0đ) 2.	 Người đàn ông có 47 NST (44A + XXY) là do đột biến số lượng NST ở thể 3 nhiễm.
Cơ chế: P+ (44A + XX) x (44A + XY)
	 GPBT	 rối loạn giảm phân
	G (22A + X) (22A + XY): (22A + O)
	F1 (44A + XXY)
(1,0đ) – Người đàn ông có 47 NST( 44A + XYY) thực tế không có vì không có dạng đột biến nào dẫn đến kết quả trên.

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Phuong Trung.doc