Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh vật

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
 THANH OAI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC 
 (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm).
a/ Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
b/ So sánh hai quy luật này.
Câu 2 (3điểm)
Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau :
 -A –U –G – X – U – A – X – G – U - 
a/ Xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng ra đoạn mạch ARN trên .
 b/ Nếu đoạn gen nhân đôi một lần thì cấu trúc của đoạn gen mới được tạo ra như thế nào ?
Câu 3 (6 điểm). Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dài. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng quả di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau :
 + Phép lai 1: P: Quả đỏ, tròn x quả vàng, dài; F1: 100% đỏ, tròn.
 + Phép lai 2: 	P: Quả đỏ, dài x quả vàng, tròn
	F1: 120 đỏ, tròn: 118 đỏ, dài : 122 vàng, tròn : 120 vàng, dài
 + Phép lai 3: 	P: Quả đỏ, tròn x quả vàng, tròn
	F1: 360 đỏ, tròn : 120 đỏ, dài.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.
Câu 4: (3.0 điểm)
Gen B có 3600 liên kết hiđrô và có chiều dài là 5100Ao. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có hiệu số giữa uraxin với ađênin là 120 ribônuclêôtit và tỉ lệ giữa guanin với xitôzin là .
 a. Tính số lượng nuclêotit từng loại của gen B.
 b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN.
Câu 5: (4.0 điểm)
Khi cho lai 2 thứ lúa chín muộn và chín sớm với nhau người ta thu được toàn lúa chín sớm. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu được 256 cây lúa chín muộn và 769 cây lúa chín sớm.
 a. Giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai từ P à F2.
b. Cho cây lúa F1 giao phấn với một cây lúa khác ở đời sau thu được tỉ lệ 50% chín muộn : 50% chín sớm. Hãy xác định kiểu gen của cây lúa đem lai với cây F1. 
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(đáp án có 03 trang)
Câu
Gợi ý chấm
Thang điểm
Câu 1
(4 đ)
a/ Phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập 
- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P
0,5đ
Quy luật phân li độc lập:Các cặp nhân tố (cặp gen) di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
0,5đ
b/ So sánh những điểm giống nhau và khác nhau 
* Giống nhau :
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng như :
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi
+ Tính trội phải là trội hoàn toàn
+ Số lượng con lai phải đủ lớn
- Ở F2 đều có sự phân li tính trạng (xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình )
- Sự di truyền các cặp tính trạng đều dựa trên hai cơ chế: Sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong quá trình thụ tinh 
1đ
* Những điểm khác nhau 
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng 
- F1 dị hợp về một cặp gen(Aa) tạo ra hai loại giao tử
- F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1
- F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen 
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng
- F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử
- F2 cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1
- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen 
- F2 Xuất hiện biến dị tổ hợp 
2 đ
( mỗi ý so sánh đúng được 0,2đ)
Câu 2 (3 đ)
a/ Trình tự các Nucleotit trong đoạn gen là:
 Mạch khuôn : - T – A –X – G - A -T –G -X - A –
 Mạch bổ xung : - A- T –G –X –T – A – X – G – T - 
1đ
 b/ Gen nhân đôi 1 lần tạo 2 gen con có cấu trúc giống hệt gen mẹ.Vậy cấu trúc của 2 đoạn gen mới được tạo ra như sau :
- Đoạn gen thứ nhất : 
+ Mạch 1 : -T-A-X-G-A-T-G-X-A-
+ Mạch 2: -A-T-G-X-T-A-X-G-T-
- Đoạn gen thứ 2: 
+ Mạch 1: -T-A-X-G-A-T-G-X-A- 
+ Mạch 2: -A-T-G-X-T-A-X-G-T- 
1 đ
1đ
Câu 3
(6 đ)
Xét phép lai 1:
 +P: đỏ tròn (A-B-) x vàng dài (aabb). F1: 100% đỏ tròn.
- Cây P: vàng, dài (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab.
	- Để F1: 100% đỏ, tròn (A-B-) thì cây P: đỏ, tròn phải chỉ tạo 1 loại giao tử AB; suy ra kiểu gen là AABB.(lập luận cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)).
1đ
 Sơ đồ lai đúng.
0,5 đ
Xét phép lai 2:
+P: đỏ, dài(A-bb) x vàng, tròn (aaB-)
 - Để F1 xuất hiện vàng, dài (aabb) chứng tỏ cả 2 cây ở P đều phải cho giao tử ab.
1đ
- Vậy cây P: đỏ, dài (A-bb) phải là Aabb.
 Cây P: vàng tròn(aaB-) phải là aaBb (lập luận theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa).
0,5đ
- Sơ đồ lai đúng
0,5đ
Xét phép lai 3:
+ P: đỏ tròn x vàng tròn; F1: 3 đỏ tròn : 1 đỏ dài. Phân tích từng tính trạng ta có:
Về màu quả: P: đỏ x vàng; F1 100% đỏ (A-)
- Do cây P:vàng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy cây P:đỏ phải chỉ tạo 1 loai giao tử A chứng tỏ kiểu gen là AA.
1đ
Về dạng lá:
- P: tròn x tròn; F1: 3 tròn : 1 dài. F1 có tỷ lệ của định luật phân tính suy ra P: bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen là Bb.
	- Tổ hợp cả 2 tính trạng: Cây P: đỏ tròn có kiểu gen là: AABb
	 Cây P: vàng tròn có kiểu gen là: aaBb
1 đ
- Sơ đồ lai đúng (lập luận theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa).
0,5đ
Câu4 (3 đ)
a.Số lượng từng loại nuclêotit của gen.
Số lượng nucleotit của gen B (nuclêôtit)
Theo đầu bài ta có: 2A + 3G = 3600 (1) à G = X = 600 (nu)
 2A+ 2G = 3000 (2) A = T = 900 (nu)
 b. - Tổng số ribonu của mARN là: 3000: 2 = 1500 (nu)
- Số nu từng loại của mARN :
 Ta có rU + rA = Agen = 900
 rU - rA = 120
=> rU = ; rA= 900 - 510 = 390( ribo nu)
Ta có : rG/rX= 2/3 => rG= 2/3rX
 Mà rX + rG = Ggen = 600 => rX + 2/3rX= 600
=> rX= 360( ribo nu); rG = 600- 360= 240( ribo nu)
0.5 đ
0.5 đ
0.25đ
0.25đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5đ
Câu5 
(4 đ)
a. - Phép lai 1 cặp tính trạng
F1 toàn chín sớm
F2: Chín sớm : chín muộn = 
à F2 có 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử ♀ x 2 giao tử ♂
à F1 dị hợp 1 cặp gen 
à P thuần chủng 1 cặp gen, chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn
Qui ước gen: A: chín sớm, a: chín muộn
à Kiểu gen của P: chín muộn (aa) , chín sớm (AA)
Sơ đồ lai:
 P : aa ( chín muộn) x AA ( chín sớm)
 GP : a ; A
 F1 : 100% Aa (chín sớm)
F1 x F1 : Aa (chín sớm) x Aa (chín sớm)
 GF1 : ; 
 F2 : 
Kiểu gen : 
Kiểu hình : A- ( chín sớm) : aa ( chín muộn)
b. Cho lúa chín sớm F1 lai với cây lúa khác.
Lúa chín sớm F1 có kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử: 
Thế hệ con có tỉ lệ chín muộn là 
à cây lúa khác phải cho 1 loại giao tử a 
à cây lúa khác có kiểu gen aa (chín muộn)
Sơ đồ lai :
 P : Aa (chín sớm) x aa (chín muộn)
 G : ; a 
 F : 50% Aa ( chín sớm) : 50% aa (chín muộn)
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0,5 đ
0.25 đ
0.25đ
0,5 đ
HẾT

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Kim An.doc
Đề thi liên quan