Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Mã đề Đ03SI - 08 - HSG9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Mã đề Đ03SI - 08 - HSG9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu
Đ03SI- 08-HSG9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2008- 2009
MÔN THI : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 7 câu , 1 trang)
Câu 1: 
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở người? Vai trò của hai loại hoócmôn insulin và glucagôn của tuyến tuỵ trong việc điều hoà lượng đường trong máu?.
Dạ dày có khả năng tiêu hoá các loại thức ăn như thịt, trứng, đậu... Vậy tại sao dạ dày lại không tự tiêu hoá chính nó?
Câu 2:
Đặc điểm nào của phân tử ADN giúp nó vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù?.
Vì sao phân tử ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử?
Câu 3: 
Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao loài sinh sản hữu tính lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
Bộ NST của ruồi giấm được kí hiệu: AaBbDdXY
 a)Viết kí hiệu bộ NST ở kì đầu và kì cuối của quá trình nguyên phân diễn ra bình thường?
 b)Giả sử trong nguyên phân dây tơ vô sắc không hình thành, cặp Bb không phân li. Hãy viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể tạo thành?
Câu 4:
Thế nào là thể dị bội, đa bội ?. 
Một loài sinh vật có số nhóm liên kết gen bằng 10. Do đột biến NST bộ NST có 21 chiếc. Khả năng đột biến loại nào có thể xảy ra? Nêu cơ chế hình thành dạng đột biến trên
Câu 5: 
Lai kinh tế là gì? Vì sao trong lai kinh tế con lai F1 thường dùng để sản xuất chứ không dùng làm giống?
So sánh hình thức quan hệ cộng sinh và hội sinh , mỗi hình thức lấy một ví dụ minh họa?.
3 . Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau trong điều kiện nào? Khi số lượng một nhóm cá thể tăng quá cao sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả của hiện tượng đó?
Câu 6: Có 10 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản đã nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 560 nhiễm sắc thể đơn. Sau nguyên phân có 10% tế bào giảm phân; các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử tạo thành là 64.
Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, cho biết loài đó là gì? vì sao ?.
Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó.
Câu 7: Thí nghiệm trên một dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25 % cây cao, hạt tròn: 18,75 % cây cao, hạt dài : 18,75 % cây thấp, hạt tròn : 6,25% cây thấp, hạt dài .Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. 
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
Biện luận viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
--------------HÕt ---------------
Mã kí hiệu
HD01SI- 08-HSG9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2008- 2009
MÔN THI : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
1: - Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường: Do sự giối loạn hoạt động của tuyến tuỵ g lượng insulin tiết ra giảm sút glượng đường trong máu vượt mức cho phépg thận không giữ được glucôzơg đái đường.(1 điểm)
- Bình thường trong máu lượng gucôzơ là 0,12% ( 0,25 điểm)
+ Nếu lượng gucôzơ trong máu > 0,12%, insulin được tiết ra biến đổi glucô thành glicôgen dự trữ ở gan và cơ. ( 0,25 điểm)
+ Nếu lượng gucôzơ trong máu < 0,12% , glucagôn được tiết ra biến đổi glicôgen thành glucô trong máu. ( 0,25 điểm)
+ Vai trò của insulin và glucagôn đối lập nhau giúp ổn định nồng độ glucô trong máu (0,25®) 
2: Mặt trong của dạ dày được lót một lớp niêm mạc, có khả năng tiết chất nhầy bảo vệ phủ kín cả bề mặt miêm mạc ngăn cản sự tiêu hoá của enzim pépsin cũng như tác dụng ăn mòn của HCl
(1 điểm)
Câu 2: ( 2,5 điểm)
1. ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù là do: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với 4 loại nuclêôtit là A,T,G,X, các loại nuclêôtit này sắp xếp ngẫu nhiên với số lượng, thành phần, trật tự khác nhau. ( 0,5 điểm).
2.ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền vì:
- ADN là thành phần chính của NST. ( 0,5 điểm).
- ADN có khả năng tự nhân đôi đảm bảo cho NST được hình thành, quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường , thông tin di truyền của loài được ổn định qua các thế hệ.
 ( 0,5 điểm).
- ADN chứa các gen cấu trúc có khả năng sao mã, giải mã hình thành tính trạng. ( 0,5 điểm).
- ADN có khả năng bị đột biến làm xuất hiện các tính trạng di truyền mới. ( 0,5 điểm).
Câu 3:( 3 điểm)
1. Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố,mẹ làm xuất hiện các tính trạng mới ở con. ( 0,5 điểm)
- Ở những loài sinh sản hữu tính quá trình sinh sản là sự kết hợp giữa 2 cơ chế: giảm phân và thụ tinh . Trong giảm phân có sự trao đổi chéo ở kì đầu và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kì sau I từ đó tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể . Trong thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 loai giao tử đực và cái từ đó tổ hợp lại các gen của cơ thể bố, mẹ tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú gTính đa dạng cao ( 1 điểm)
 - Còn ở các loài sinh sản vô tính: Do sự sinh sản được thực hiện nhờ cơ chế nguyên phân nên các cơ thể con được sinh ra giống nhau và đều giống cơ thể mẹ nên không có biến dị tổ hợpg Tính đa dạng thấp ( 0,5 điểm)
2.a - Kì đầu: AAaaBBbbDDddXXYY( 0,25 điểm)
 - Kì cuối: AaBbXY	 ( 0,25 điểm)
 b – AaBBbbDdXY ( 0,25 điểm)
 - AaDdXY ( 0,25 điểm)
Câu 4:( 2 điểm)
1. Thê dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. ( 0,25điểm)
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n)
( 0,25điểm)
2. - Số nhóm liên kết gen bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội n vậy 2n= 20( 0,25điểm)
- Đột biến làm tăng số lượng NST lên 21NST, đây là dạng đột biến số lượng NST ở dạng dị bội hay thể tam nhiễm( Trong tế bào một cặp nhiễm sắc thể nào đó chứa 3 NST) (0,25điểm)
- Cơ chế: 
+ Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li tạo ra 2 loại giao tử: một giao tử chứa 2 NST của cùng một cặp( 11 NST), một giao tử không chứa NST sắc thể nào của cặp đó( 9 NST) ( 0,5điểm)
+ Trong quá trình thụ tinh giao tử chứa 11 NST kết hợp với giao tử bình thường( 10 NST) tạo thể dị bội nói trên( 0,5điểm)
Câu 5:(3,5 điểm)
1. Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống. ( 0,25điểm)
- Dùng con lai F1 làm sản phẩm vì: con lai F1 được tập trung các gen trội có lợi của cả bố và mẹ ở trạng thái dị hợp ( chỉ các gen trội có lợi được biểu hiện), ưu thế lai biểu hiện cao nhất (0,5điểm)
- Không dùng con lai F1 làm giống vì: Con lai có kiểu gen dị hợp nếu dùng làm giống ở thế hệ sau có sự phân li tính trạng biểu hiện cả tính trạng xấu, ưu thế lai giảm dần. ( 0,5điểm)
2. Giống nhau: (0,5 điểm)
+ Đều là hình thức quan hệ khác loài.
+ Các sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sống.
Khác nhau:(1điểm)
Cộng sinh
Hội sinh
- Là mối quan hệ hai bên cùng có lợi.
- VD: Nấm và tảo sống với nhau tạo thành Địa y.
- Một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
- VD: Địa y sống trên các cây thân gỗ.
3. Điều kiện để các sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ: Sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hay thể tích hợp lí và nguồn sống đầy đủ. ( 0,25điểm)
- Khi số lượng cá thể tăng cao sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh cùng loài. ( 0,25điểm)
- Hậu quả: Một số cá thể tách khỏi nhóm để giảm sự cạnh tranh và hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn. ( 0,25điểm)
 Câu 5:( 2,5 điểm).
1. - Theo bài ra ta có: 10( 23- 1). 2n = 560 (0,25 điểm)
g 2n = 8( bộ NSTcủa ruồi giấm). (0,25 điểm)
- Dựa vào tính chất đặc trưng về số lượng NST của loài. (0,25 điểm)
2. - Sau 3 đợt nguyên phân liên tiếp số tế bào con sinh ra là: 10 x 23 = 80 tế bào con. (0,25 điểm)
 - Số tế bào con giảm phân là: 80 x 10% = 8 tế bào. ( 0,25điểm)
 - Số hợp tử được tạo thành là: 64: 8 = 8 hợp tử ( 0,5điểm)
Biết rằng các giao tử được tạo thành đều tham gia thụ tinh: 
 - Nếu 8 tế bào trên là tế bào sinh giao tử đực thì sẽ tạo ra 8 x 4 = 32 giao tử và số hợp tử là 32 ( trái với giả thiết) ( 0,5điểm)
gVậy giới tính tạo ra giao tử trên là giới cái. ( 0,25điểm)
Câu 6:(3,5 điểm)
1. - Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạngở F2
+ Tính trạng chiều cao cây:
Cây cao: Cây thấp = (56,25+ 18,75): (18,75+ 6,25) = 3 : 1
Þ Cây cao là tính trạng trội so với cây thấp	0,75 điểm
Quy ước: A: cây cao
 a: cây thấp
Þ Kiểu gen tính trạng chiều cao cây là: Aa x Aa.
+ Tính trạng hình dạng hạt:
Hạt tròn: hạt dài = (56,25+ 18,75): (18,75+ 6,25) = 3 : 1
Þ Hạt tròn là tính trạng trội so với hạt dài.
Quy ước: B: Hạt tròn	0,75 điểm
 b: hạt dài
Þ Kiểu gen tính trạng hình dạng hạt là: Bb x Bb
 - Xét chung hai cặp tính trạng ở F2: 
56,25 % cây cao, hạt tròn: 18,75 % cây cao, hạt dài : 18,75 % cây thấp, hạt tròn 
: 6,25% cây thấp, hạt dài = 9 : 3 : 3: 1= ( 3: 1) ( 3:1)	0,5 điểm
 Như vậy tỉ lệ chung của 2 cặp tính trạng bằng tích tỉ lệ riêng rẽ của từng cặp 
tính trạng Þ Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập
2. F2 có 16 tổ hợp gen ( 4x 4) Þ F1 phải dị hợp về 2 cặp gen
Þ Kiểu gen của F1: AaBb	0,5 điểm
Kiểu hình: Cây cao, hạt tròn
Sơ đồ lai : AaBb x AaBb
 G: AB; Ab; aB; ab	 AB; Ab; aB; ab
	1 điểm
F2: 
TLKG: 1 AABB: 2 AaBB: 2 AABb: 4 AaBb: 1 Aabb: 2 Aabb: 1 aaBB: 2 aaBb: 1 aabb
TLKH: 9cây cao, hạt tròn: 3cây cao, hạt dài: 3Cây thấp, hạt tròn: 1Cây thấp, hạt dài 
--------------HÕt ---------------

File đính kèm:

  • docDe HSG sinh 9(3).doc