Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường THCS Tân ước
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường THCS Tân ước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013-2014 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của cấu trúc ARN và ADN? ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Câu 2: (4 điểm) Phân biệt những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người? Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Câu 3 (6 điểm) Khi lai hai thứ đâu Hà Lan thuẩn chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng đối lập hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhẵn. Kết quả F1 đều đồng tính hạt vàng, trơn. Ở F2 thu được như sau: 3150 hạt vàng, trơn; 1020 hạt vàng, nhăn; 1050 hạt xanh, trơn; 340 hạt xanh, nhăn. a. Hãy xác định từng cặp tính trạng và xét xem chúng di truyền theo quy luật nào; có phụ thuộc vào nhau không? b. Tự đặt tên cho các cặp gen quy định tính trạng và viết sơ đồ lai từ P F2. Rút ra các loại kiểu gen, kiểu hình? Câu 4 (4 điểm) Đột biến gen là gì? Nguyên nhân của đột biến gen? Cho ví dụ. Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. Câu 5: (2 điểm) Một gen có chiều dài 0,51 Mm. Số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại T. Hãy tính số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề thi HSG lớp 9 Năm học: 2013 – 2014 Môn: Sinh học Câu 1: (4 điểm) * Giống nhau: (1 điểm) + Đều thuộc loại axit Nucleic, thuộc loại đại phân tử + Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P + Đều là những đa phân tử + Đơn phân là Nucleotit. Có 4 loại Nu. Mỗi đơn phân đều có cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc đường, 1 axit photphoric. 1 bazơ nitrơ. * Khác nhau: 2đ Đặc điểm so sánh ADN ARN Cấu tạo - Đường C5H10O4 - Khối lượng, kích thước lớn - Có 4 loại đơn phân A, T, G, X - Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại. Đường C5H10O5 - Khối lượng kích thước nhỏ - Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X. - Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X. * ARN được tổng hợp: - Dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen (1 đ) - Diễn ra theo NTBS các nu trên mạch khuôn của gen liên kết với các nu trong môi trường nội bào. Đó là A của gen liên kết với U của môi trường nội bào Đó là T của gen liên kết với A của môi trường nội bào Đó là G của gen liên kết với X của môi trường nội bào Đó là X của gen liên kết với G của môi trường nội bào Câu 2: (4 điểm) Phân biệt những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính (2 điểm) NST giới tính NST thường - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) - Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. - Trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người (2 điểm) - Cơ chế sinh con trai con gái: Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. Sơ đồ minh họa cơ chế sinh con trai, con gái ở người: P. Bố x Mẹ 44A+XY 44A+XX G. 1(22A+X): 1(22A+Y) 22A+X F1 1(44A+XX): 1(44A+XY) 1 con gái: 1 con trai. + Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai, gái ở người là sai. Câu 3 (6 điểm) a. Từ kết quả F1 đồng tính vàng, trơn ta suy ra tính trạng hạt vàng, trơn là trội; xanh, nhăn là tính trạng lặn (0,5 đ) Căn cứ vào kết quả thu được ở F2 theo tỷ lệ và phải xét từng cặp TT ở F2 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn = (3 vàng: 1 xanh) (3 trơn: 1 nhăn) phép lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập, từng cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau. b. Quy ước: (0,5 điểm) Gen A quy định tính trạng hạt vàng. Gen a quy định tính trạng hạt xanh Gen B quy định tính trạng hạt trơn. Gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Theo bài ra ta có sơ đồ lai: Pt/c KH Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn KG AABB aabb Gp AB ab F1 AaBb (100% hạt vàng, trơn) F1 x F1 AaBb (vàng, trơn) X AaBb vàng, trơn GF1 AB: Ab: aB: ab AB Ab aB Ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb F2 - Tỷ lệ các loại KG: (1 điểm) - Tỷ lệ các loại KH: (1 điểm) Câu 4: (4 điểm) * Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nclêôtit (0.5 điểm) * Nguyên nhân của đột biến gen: Trong điều kiện tự nhiên do rối loạn trong quá trình tự sao chép hoặc sao chép nhầm của phân tử ADN do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể. Do rối loạn trong sự trao đổi chất. (0.5 điểm) Trong thực nghiệm con người có thể gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí và hóa học. (0.5 điểm) * Ví dụ: (1 điểm) - Đột biến gen tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh, làm chúng không thể nhảy qua hàng rào để vào phá vườn. - Đột biến gen làm mất khăng năng tổng hợp diệp lục ở cây mẹ (màu trắng). * Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất: (1.5 điểm) - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Prôtêin. - Chúng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt vì cũng có lợi cho con người, là nguyên liệu chọn giống và tiến hóa. Câu 5: 0,51 Mm = 5100 A0 Gen có chiều dài 0,51 Mm có số nuclêôtit là 5100 : 3,4 = 1500 (cặp nuclêôtit) = 3000 (nuclêôtit) Ta có: A + T + G + X = 3000 Vì A = T, G = X mà bài cho G = 2T T + T + 2T + 2T = 3000 6T = 3000 T = 3000 : 6 T = 500 A = T = 500 (nuclêôtit) G = X = 2T = 2 x 500 = 1000 (nuclêôtit)
File đính kèm:
- De dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Tan Uoc.doc