Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2008 – 2009 môn thi: Sinh Học

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2008 – 2009 môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01-09-HSG9
ĐỀ THI HSG LỚP 9 Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh Học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm ...06.. câu....1.... trang)
Câu 1/ Có thể sử dụng phép lai phân tích về hai cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ minh hoạ.
Câu 2/ Giải thích tại sao bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính và ở loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các hệ?
Câu 3/ Trình bày cơ chế chung của sự phân tính đực, cái ở loài động vật phân tính. Vì sao tỉ lệ đực : cái trong mỗi loài đều xấp xỉ 1 : 1
Câu 4/ Nguyên tắc bổ sung là gì và giải thích? Hãy cho biết ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo và hoạt động di truyền của phân tử ADN.
Câu 5/ So sánh giữa ARN với prôtêin về cấu tạo và chức năng di truyền.
Câu 6/ Có 1 tế bào mầm (tế bào sinh dục sơ khai) của thỏ cái (2n = 44) nguyên phân một số đợt liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 1364 NST mới tương đương. Các noãn nguyên bào được tạo ra đều giảm phân cho các trứng bình thường. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25%. Mỗi trứng thụ tinh với tinh trùng tạo ra 1 hợp tử.
Tìm số đợt nguyên nhân của tế bào mầm cái (tế bào sinh dục sơ khai cái).
Tìm số lượng noãn nguyên phân bào cần sinh ra để tham gia vào quá trình thụ tinh.
Tìm số hợp tử được hình thành.
Tìm số nguyên bào cần sinh ra để tham gia vào quá trình thụ tinh. 
Mã ký hiệu
Đ01-09-ĐTHSGS9
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh Học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm ...06.. câu....01.... trang)
Câu 1.(3điểm)
 Có thể sử dụng phép lai phân tích và hai cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hoặc không thuần chủng.	(1điểm)
 Thí dụ ở đậu Hà Lan, gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh, gen B: hạt trơn, gen b: hạt nhăn.
 Cây đậu Hà Lan có hạt vàng, trơn có kiểu gen thuần chủng (AABB), hoặc không thuần chủng (kiểu gen, AABb). Nếu cho cây nói trên lai với cây có hạt xanh, nhăn (tính lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng. Ngược lại, nế con lai xuất hiện từ hai kiểu hình trở lên, chứng tỏ cây mang lai không thuần chủng . (1điểm)
Sơ đồ minh hoạ: 	
Nếu cây hạt vàng, trơn là thuần chủng: AABB
P: 	AABB (vàng, trơn) * aabb (xanh, nhăn)
GP: 	AB
F1: 	AaBb
Con có 1 kiểu hình hạt vàng, trơn.
Nếu cây hạt vàng, nhẵn không thuần chủng: AABb, AaBB hoặc AaBb
 + P: 	AABb (vàng, trơn) * aabb (xanh, nhăn)
 	GP: 	AB,Ab	ab
	F1: 	AaBb : 	Aabb
	Con có 2 kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt vàng, nhăn
 + P: 	AaBB (vàng, trơn) * 	aabb (xanh, nhăn)
	GP: 	AB,aB	ab
	F1: 	AaBb	aaBb
	Con có 2 kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn
 + P: 	AaBb (vàng, trơn) * 	aabb (xanh, nhăn)
	GP: 	AB, Ab, ab	ab
	F1: 	AaBb : 	Aabb : 	aaBb : 	aabb
	 (vàng, trơn) (vàng, nhăn) (xanh, trơn) (xanh, nhăn)
	Con có 4 kiểu hình	(1điểm)
Câu 2.( 3điểm)
Bộ NST đặc trưng ở loài sinh sản vô tính được ổn định qua các thế hệ
 Sinh sản vô tính là quá trình sinh sản dựa vào sự nguyên phân của tế bào, trong nguyên phân sự kết hợp giữa sự nhân đôi NST (ở kì trung gian) và sự phân li NST ở (kì sau) là cơ chế để bộ NST đặc trưng của loài được ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác, từ cơ thể này sang cơ thể khác. 	(1điểm)
2.Bộ NST đặc trưng ở loài sinh sản hữu tính ổn định qua các thế hệ . (2điểm)
 Sinh sản hữu tính là sự sinh sản dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh.
Trong giảm phân: NST xảy ra nhân đôi 1 lần (ở kì trung gian I) và phân li 2 lần (ở kì sau 1 và kì sau II) dẫn đến tạo ra bộ NST đơn bội (n) trong các giao tử. (0.5điểm)
Trong thụ tinh: khi 2 giao tử đực và cái kết hợp dẫn đến xảy ra sự tổ hợp của 2 bộ NST đơn bội (n) của 2 giao tử, tạo trở lại bộ NST 2n trong hợp tử được hình thành.
Vậy sự kết hợp hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp cho bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ cơ thể khác nhau.	 (0.5điểm)
Ngoài ra nguyên phân còn tạo ra sự ổn định của bộ NST từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cùng một cơ thể ở loài sinh sản hữu tính. (0.5điểm)
Câu 3. (3điểm)
Cơ chế phân tính đực, cái ở loài động vật phân tính 
Giải thích:
 Trong mỗi loài động vật phân tính luôn có hiện tượng: một giới mang cặp NST giới tính XX và giới còn lại mang cặp NST giới tính XY. (0.25điểm)
 Cơ chế tạo ra sự phân tính đực, cái do sự kết hợp giữa phân li cặp NST giới tính trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp NST giới tính trong thụ tinh tạo hợp tử. (0.5điểm)
Trong giảm phân tạo giao tử:
 Do sự phân li của cặp NST giới tính, dẫn đến
Giới tính cặp NST giới tính XY tạo 1 loại giao tử duy nhất mg X, gọi là đồng giao tử.
Giới mang cặp NST giới tính XY tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là loại mang X và loại mang Y; được gọi là giới dị giao tử.	 (0.5điểm)
Trong thụ tinh tạo hợp tử:
Do sự tổ hợp NST giới tính từ các giao tử trong thụ tinh dẫn đến:
Nếu 2 giao tử đều mang X kết hợp, tạo hợp tử XX.
Nếu giao tử mang X kết hợp giao tử Y tạo hợp tử XY.
Hai loại hợp tử XX và XY phát triển thành hai giới đực, cái khác nhau. (0.5điểm)
Sơ đồ minh hoạ:
P: 	Giới đồng hợp tử 	 * 	giới dị giao tử
	XX	XY
GP: 	X	 	X	Y
 F1: 
X
Y
X
XX
XY
(0.75điểm) 
2) Tỉ lệ đực cái của mỗi loài luôn xấp xỉ 1:1
 Do ở mỗi loài luôn có hiện tượng: có một giới chỉ tạo một loại giao tử duy nhất mang NST giới tính X, và giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là loại mang X và loại mang Y.
 Các giao tử trên tổ hợp, vì vậy dẫn đến tỉ lệ đực : cái ở mỗi loại luôn xấp xỉ 1:1. (1điểm)
Câu 4. (3điểm)
Nguyên tắc bổ sung (1.5điểm)
 Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc thể hiện trong cấu trúc của phân tử ADN, giữa các liên kết hydrô theo từng cặp nuclêôtit trên 2 mạch của ADN.	 (0.75điểm)
 Theo nguyên tắc này, cứ mỗi nuclêôtit trên mạch này được bổ sung bằng một nuclêôtít của mạch còn lại và do đặc điểm của các nuclêôtit, nên A liên kết với T và G liên kết với X.	 (0.75điểm)
ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo và hoạt động di truyền của phân tử ADN (1.5điểm)
Đối với cấu tạoADN:
Nguyên tắc bổ sung giúp duy trì cấu trúc 2 mạch xoắn đặc trưng của phân tử ADN. Liên kết hyđrô bằng nguyên tắc bổ sung đã giữ hai mạch luôn được liên kết và song song với nhau. Điều này còn có ý nghĩa giúp cho các gen phân bố trên chiều dài của phân tử ADN được ổn định.	 (0.75điểm)
Đối với hoạt động của ADN: 
Nhờ nguyên tắc bổ sung, mà khi nhân đôi, 2 mạch của ADN có thể liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để tạo 2 phân tử ADN mới giống hệt nhau và giống phân tử ADN ban đầu.	 (0.75điểm)
Câu 5. (4điểm)
1. Những điểm giống nhau
a/ Cấu tạo: 	(0.75 điểm)
Đều thuộc loại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào
Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại. Các đơn phân liên kết nhau tạo thành mạch (chuỗi).
ARN và các prôtêin bậc 1, bậc 2, bậc 3 đều có cấu trúc một mạch đơn.
Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.
 b/ Chức năng: 
 Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền và tình trạng của cơ thể.
 2. Các đặc điểm khác nhau:	(0.25điểm)
ARN
Prôtêin
Cấu tạo
(2điểm)
Luôn có cấu trúc 1 mạch đơn
Prôtêin bậc 4 có cấu trúc hai hay nhiều mạch liên kết lại.
Đơn phân là nuclêôtit
Đơn phân là axít amin
Các nguyên tố hoá học cấu tạo là C, H, O, N, P.
Các nguyên tố cấu tạo là C, H, O, N, không có P.
Có kích thước và khối lượng lớn hơn prôtêin
Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ARN.
Chức năng (0.5điểm)
Trực tiếp tổng hợp prôtêin
Prôtêin tạo ra biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
Câu 6. (4điểm)
1. Số đợt nguyên phân của tế bào mầm cái (tế bào sinh dục so khai cái):
 Ta có: 2n (2k – 1) = 1364 => 44 (2k – 1) = 1364
(2k – 1) = 1364 : 44 = 31
2k = 31 + 1 = 32	=> k = 5
 Vậy có 5 đợt nguyên phân.	 (1điểm)
2. Số lượng noãn nguyên bào cần sinh ra để tham gia vao quá trình thụ tinh:
 	2k = 25 = 32 	(1điểm)
3. – Số hợp tử được hình thành:
 - Số lượng tế bào trứng được hình thành: 32.1 = 32
 - Số lượng tế bào trứng được thụ tinh: = 16	 
Số hợp tử được hình thành là 16. (1điểm)
 4. – Số tinh nguyên bào cần sinh ra để tham gia vào quá trình thụ tinh:
 - Số hợp tử được hình thành là 16
 => Số lượng tinh trùng được thụ tinh là 16.
 - Số tinh trùng được hình thành : = 256 (0.5điểm)
 - Số tinh nguyên bào cần sinh ra để tham gia vào quá trình thụ tinh: 
 256 : 4 = 64. (0.5điểm)
Người làm đề
 Vũ Thị Bích Nga
Người duyệt đề
 Bùi VănChiến
Xác nhận của nhà trường

File đính kèm:

  • docMON SINH HOC.doc
Đề thi liên quan