Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2008 - 2009 môn thi: Văn

doc12 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2008 - 2009 môn thi: Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ã k í hiệu
Đ01V- 09 – HSG9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2008-2009
M ÔN THI: NG Ữ V ĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
( Đề này gồm 02 câu, 01 trang)
Câu 1(8 điểm)
 Có ý kiến cho rằng “ Cảnh ngày xuân” là một trong những bức tranh thiên nhiên đẹp vào loại bậc nhất trong “ Truyện Kiều”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” ( Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Ngữ văn 9 – Tập I)
Câu 2(12 điểm)
 Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
..Hết ..
M ã k í hiệu
HD01V- 09 – HSG9
H Ư ỚNG D ẪN CH ẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm học 2008-2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150 phút
( Hướng dẫn chấm này gồm 02 câu, 04 trang)
Câu 1: 8 điểm
1) Yêu cầu về hình thức
 - Làm hoàn chỉnh thành một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng
 - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Làm đúng thể loại: Nghị luận kết hợp với miêu tả, bộc lộ cảm xúc.
2) Yêu cầu về nội dung
 Phân tích đoạn trích, qua đó bộc lộ cảm xúc, nhận xét của riêng bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.Cần đánh giá chung vẻ đẹp, giá trị của bức tranh ngày xuân.
* Học sinh cần có những ý cơ bản sau:
 - Đoạn trích mở đầu bằng khung cảnh rất đặc trưng của mùa xuân: Bầu trời rực rỡ ánh sáng, trên cao từng đàn chim én bay liệng nhịp nhàng. Hình ảnh “con én đưa thoi” vừa gợi sự trôi chảy của thời gian, vừa gợi không gian.
 - Cần làm rõ cái thần thái tuyệt đẹp của mùa xuân nằm ở hai câu thơ: 
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Một không gian mênh mông trải rộng tới chân trời. Trên cái nền xanh, tươi sáng vô tận của cỏ non, nhà họa sĩ ngôn từ điểm xuyết vài bông lê trắng muốt. Vẻ đẹp của mùa xuân được gợi lên với tất cả sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết, giàu sức sống. Nguyễn Du quả là bậc thầy về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Bốn câu thơ đầu đã phác họa một bức tranh thiên nhiên diễm lệ và tươi sáng. Cảnh sắc mùa xuân của thiên nhiên đất trời hòa hợp tuyệt đẹp với lòng người, với cuộc sống con người.
- Khung cảnh lễ hội thật tưng bừng, náo nhiệt.Tiết thanh minh, khí trời mát mẻ, trong trẻo, người người đi viếng thăm, sửa sang phần mộ để tưởng nhớ người thân đã khuất và du xuân thưởng ngoạn. Từng đoàn người nhộn nhịp, nô nức kéo nhau đi, ríu rít như chim oanh chim én mùa xuân. Một không khí đông vui, náo nức, một mùa vui đang bao trùm cả đất trời, cả nhân gian.
- Ngày dần tàn, mặt trời đã chênh chếch phía tây, những người tảo mộ, du xuân cũng đã thưa dần.Cùng với hoàng hôn của cảnh vật, lòng người dường như cũng đang chìm dần trong một cảm xúc, một trạng thái bâng khuâng khó tả.Gam màu tươi sáng, rực rỡ của bức tranh mùa xuân đến đây đã được thay bằng màu nhạt nhòa của nắng chiều bảng lảng. Cảnh vật vẫn đẹp, vẫn nên thơ với “dòng nước uốn quanh”, “ Nhịp cầu nho nhỏ” nhưng đã thiếu vắng đi rất nhiều hơi thở của con người. Các từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao”không chỉ gợi tả cảnh vật mà còn gợi cảm giác của lòng người.
- Cảnh ở đây không tĩnh tại mà thường được mở ra theo không gian, thời gian, theo bước chân, cái nhìn, cảm xúc của con người. Như vậy có thể nói: Cảnh ngày xuân là một trong những bức tranh thiên nhiên đẹp nhất “ Truyện Kiều”. Bức họa thiên tài gồm hai mảng màu vừa tương phản vừa hài hòa.
3) Cách cho điểm
Điểm 8: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên
Điểm 6: Đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung, có thể còn một vài lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
Điểm 4: Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu về nội dung. Bố cục và diễn đạt tương đối tốt
Điểm 2-1: Chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức hoặc bài viết còn sơ sài, lộn xộn các ý.
Câu 2: 12 điểm
1) Yêu cầu về hình thức
 - Làm hoàn chỉnh thành một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng
 - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Làm đúng thể loại: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
2) Yêu cầu về nội dung
 - Học sinh viết về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật” (tức là viết về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những nét, những phẩm chất chung nhất).
 - Học sinh có thể phân tích hình ảnh anh bộ đội trong từng bài thơ riêng biệt, sau đó khái quát lên những phẩm chất chung nhất của anh bộ đội Cụ Hồ hoặc có thể tìm ra những đặc điểm chung rồi dựa vào hai bài thơ để phân tích.
 - Sau đây là một vài gợi ý về hình ảnh anh bộ đội trong từng bài thơ:
a) Hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
 +Nét nổi bật ở bài thơ này là tình đồng chí của những con người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, là tình thương của những người tri âm tri kỷ.
 + Các anh có nhiều điểm chung, nhiều cái hòa đồng: 
Cùng chung cảnh ngộ, giai cấp
Cùng chung lý tưởng, mục đích chiến đấu, chung một chiến hào
Cùng chịu đựng những khó khăn gian khổ nơi chiến trường: rét, áo rách, quần vá, bệnh tật
Cùng có tình đồng chí đồng đội sâu sắc, gắn bó.
b) Hình ảnh anh bộ đội trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
 + Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Mỹ được thể hiện ở thái độ, tư thế, tình cảm, tâm hồn, khí phách, khí thế mới mang tính thời đại.
 + Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ: xe bị giặc đánh không kính, không đèn, không mui, xướcnhưng xe vẫn chạy ra tiền tuyến, vẫn chi viện cho miền Nam ruột thịt.
 + Tư thế hiên ngang, dũng cảm: Mặc dù lái những chiếc xe không kính rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những người lính lái xe vẫn ung dung, bình tĩnh lái những chiếc xe trong bom rơi, đạn lạc về tới đích.
+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu đồng đội: Vẫn ngắm trời đất, thiên nhiên, vẫn đùa vui tếu táo mỗi khi gặp nhau, nụ cười rất hồn nhiên, tinh nghịch
 + Ý chí quyết chiến quyết thắng vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
c) Khái quát chung: Dẫu ở hai thời kỳ khác nhau nhưng hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ vẫn là hình ảnh cao đẹp với những phẩm chất đáng quý, đáng tự hào: Đó là những người lính cùng chiến đấu cho hòa bình và độc lập tự do với tinh thần quyết chiến quyết thắng. Điều đặc biệt, họ đều là những con người giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, có tình đồng chí, đồng đội sâu nặng.
 + Hai thi phẩm của hai tác giả đều có cùng điểm nhìn nghệ thuật, gần nhau trong bút pháp: cảm xúc chân thực trước hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên hai tác phẩm đều mang đậm nét riêng phong cách của mỗi tác giả.
3) Cách cho điểm
Điểm 12: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên
Điểm 10: Đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung, có thể châm chước một vài lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
Điểm 8-9: Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu về nội dung. Bố cục và diễn đạt tương đối tốt
Điểm 4-7: Đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu về nội dung. Có thể còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp
Điểm 3-1: Chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức hoặc bài viết còn sơ sài, lộn xộn các ý.
..Hết ..
M ã k í hiệu
Đ01V- 09-TS10ĐT
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2008-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 120 phút
( Đề này gồm 02 câu, 01 trang)
Câu1: ( 3 điểm)
 Chi tiết cuối cùng kết thúc “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kì ảo.
a, Hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy?
b, Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: “tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”.nhận xét đó có đúng không? vì sao ? ( trình bày trong đoạn văn từ 8-> 10 câu)
Câu2: (7 điểm)
a, Trình bày hiểu biết của em về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”
b, Nêu ý kiến của em về nhận định sau: 
 “ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải.”
..Hết..
M ã k í hiệu
HD01V-09- TS10ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
 Năm học 2008-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 120 phút
( Hướng dẫn chấm này gồm 02 câu, 03 trang)
Câu1: ( 3 điểm)
a, Kể lại ngắn gọn chi tiết truyện : (1 điểm)
 nội dung đảm bảo ý cơ bản sau:
- Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về trên chiếc kiệu hoa, theo sau là 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông.
- Vũ Nương đứng giữa dòng, nói lời tạ từ với chồng, rồi bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất.
b, Bày tỏ thái độ đánh giá với ý kiến: (4 điểm)
* Nội dung: nhận xét đó hoàn toàn đúng vì:
- dù cho câu chuyện có cách kết thúc phần nào có hậu: Vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác, ở một thế giới khác giàu sang, được tôn trọng, yêu thương nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh.
- dù Vũ Nương có trở về trong rực rỡ, uy nghi nhưng cũng chỉ thấp thoáng, ẩn hiện và ngậm ngùi tạ từ. người đã chết không thể sống lại, hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được nữa. đó chính là bi kịch.
=> điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Hình thức: 
- đảm bảo đúng cấu trúc một đoạn văn, với số câu theo yêu cầu (không nhiều hơn hoặc ít hơn quá 1 câu)
- trình bày rõ ràng, mạch lạc, văn phong lưu loát.
Câu2: (7 điểm)
a, Trình bày hiểu biết về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”: (2 điểm)
* Tác giả:
- ( 1930 - 1980 )
- tên khai sinh: Phạm Bá Ngoãn
- quê: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
- là nhà thơ cách mạng, có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền nam từ những ngày đầu.
* Hoàn cảnh sáng tác: 11- 1980 không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
b, bài nghị luận : ( 8 điểm)
 1/ yêu cầu hình thức:
- đúng kiểu bài nghị luận văn học, văn phong lưu loát, có cảm xúc
- bố cục rõ ràng, mạch lạc
- trình bày sạch, đẹp, không sai chính tả, không sai lỗi diễn đạt
 2/ yêu cầu nội dung : 
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải làm nổi bật được hai luận điểm cơ bản sau:
* Tiếng lòng thể hiện tình yêu cuộc đời :
 - bài thơ được viết khi mùa xuân chưa về trên cõi đất, nhưng lời thơ vẫn tràn đầy sắc xuân. nhà thơ đón nhận mùa xuân bằng một tình yêu thiết tha và một tâm hồn lạc quan..( bức tranh xuân với những nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc..., cảm xúc đắm say trân trọng nâng niu đón nhận: lời trò chuyện “ơi”, động tác “ đưa tay hứng- giọt long lanh...)
- cảm xúc trước mùa xuân đất nước, hướng tình cảm của mình với những con người cụ thể, với quê hương dân tộc...( các điệp từ “mùa xuân” “lộc”, “người” như trải dài khing cảnh hiện thực...; lặp cấu trúc “ tất cả như” và lối so sánh trực tiếp diễn tả không khí khẩn trương, rộn ràng, náo nức..)
* khát vọng cống hiến cho đời:
- khát vọng sống hoà nhập, cống hiến được thể hiện trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên nhưng đã được chuyển nghĩa “ con chim hót”, “ một cành hoa” “ một nốt trầm xao xuyến”và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc...
- “mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ độc đáo- ẩn dụ về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức cao đẹp.....
- khát vọng sống đẹp, cống hiến suốt đời không kể tuổi tác ( dù là...) với tất cả sự khiêm tốn thiết tha trân trọng ( lặng lẽ dâng..) . 
- lời thơ như một sự tổng kết đánh giá về cuộc đời tác giả- một cuộc đời dâng hiến trọn vẹn...bệnh tật đau ốm, thậm chí cận kề cái chết, thanh hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng sống đẹp..
 3. cho điểm :
 7 điểm : bài làm đạt được tất cả các yêu cầu trên
 6 điểm : đạt các yêu cầu trên, có thể sai vài lỗi chính tả
 4 điểm : đạt được 2/3 yêu cầu nội dung, bố cục phải rõ ràng, diễn đạt bình thường
 1 điểm : bài làm quá sơ sài, lạc nội dung, phương pháp
..Hết ..
M ã k í hiệu
Đ01V- 09- KTHKIL9 
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 
HỌC KÌ I LỚP 9
Năm học 2008-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 60 phút
( Đề này gồm 02 câu, 01 trang)
Câu1: (3 điểm)
Tìm những điểm giống nhau về thể loại, ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên.
Câu 2: ( 7 điểm)
Đề bài: dựa vào đoạn trích:“Mã Giám Sinh mua Kiều ”(trích:“Truyện Kiều ” -Nguyễn Du). em hãy kể lại cuộc mua bán Kiều.
..Hết ..
M ã k í hiệu
HD01V- 09 KTHKIL9
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I LỚP 9
Năm học 2008-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 60 phút
( Hướng dẫn chấm này gồm 02 câu, 02 trang)
Câu1: ( 3 điểm) Tìm những điểm giống nhau về thể loại, ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên.
Thể loại :truyện thơ nôm lục bát (0.25 điểm)
Ngôn ngữ: bình dị giàu sắc thái biểu cảm (0.5 điểm)
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (0.5 điểm)
* Với nhân vật chính diện: nghiêng về ước lệ tượng trưng ví dụ như khi miêu tả Thuý Kiều, Thuý Vân ,Từ Hải, Kim Trọng , Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực... (0.75 điểm)
* Với nhân vật phản diện: nghiêng về tả thực ví dụ như khi tả Mã Giám Sinh ,Sở Khanh ,mụ Tú Bà,Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Hoạn Thư, Bạc Hạnh, Bạc Bà vv... (0.75 điểm)
* Tính cách nhân vật được thể hiện qua ngoại hình, chân dung,lời nói cử chỉ và hành động, đối thoại và một số độc thoại đơn giản trực tiếp. (0.75 điểm)
Câu2: ( 7 điểm)
 Dựa vào đoạn trích:“Mã Giám Sinh mua Kiều ”(trích:“Truyện Kiều ” -Nguyễn Du). em hãy kể lại cuộc mua bán Kiều.
a-yêu cầu về hình thức:
Có bố cục bao trùm là một bài tự sự. phần thân bài là câu chuyện về cuộc mua bán Kiều (dựa vào nội dung đoạn trích:“ Mã Giám Sinh mua Kiều ”-trích “truyện Kiều ” của Nguyễn Du).trong phần thân bài phải kết hợp được các yếu tố:tự sự (là chính), miêu tả (rất quan trọng), biểu cảm (rất cần thiết), xen vào đó là lời bình luận. văn viết gọn, giầu cảm xúc, cấu trúc hợp lý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
b-yêu cầu về nội dung:
	-kể được hoàn cảnh dẫn tới việc Mã Giám Sinh đến nhà Kiều dự lễ vấn danh, hỏi Kiều về làm vợ lẽ.
-vào nhà Kiều hắn không thèm chào hỏi, khi được hỏi tên hắn không thèm thưa gửi ai mà trả lời cộc lốc: Mã Giám Sinh. khi hỏi đến quê hắn thẳng thừng:huyện Lâm Thanh cũng gần
	-tuổi đã già, ngoài 40 tuổi hắn lại cố tô vẽ cho mày râu nhẵn nhụi và ăn mặc chải chuốt, trưng diện
	-cảnh tượng của thầy trò họ mã thật lộn xộn, láo nháo.
	-khi được rước vào lầu trang hắn nhẩy tót lên ghế ngồi một cách chễm chệ, vô lễ.
	-rồi có vẻ ưng ý, gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng nòi con buôn.
-gã có vẻ đắc chí ngồi nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắn tay để kiểm tra nàng Kiều.
	-kiều chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề.
	-cuối cùng kiều được định giá “ngoài bốn trăm”.
c-Cách cho điểm:
	-điểm 7:đạt được các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi ct, np.
	-điểm 5:cơ bản đạt được yêu cầu trên, song bố cục chưa thật hợp lý hoặc diễn đạt dài dòng,mắc 4-5 lỗi ct, np.
	-điểm 3:bài viết đạt khoảng 1/2 yêu cầu. bố cục có thể còn hơi lộn xộn, diễn đạt còn vụng.mắc 5-7 lỗi ct, np.
	- điểm 1: bài viết quá kém, cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 
..Hết ..

File đính kèm:

  • doc-Éß+ü thi Van-KHANH THUY.doc