Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2005 – 2006 môn: sinh thời gian: 120 phút làm bài

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2005 – 2006 môn: sinh thời gian: 120 phút làm bài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục
Hưng Hà
đề thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2005 – 2006
Môn: Sinh 
 Thời gian: 120 phút làm bài
I/ câu hỏi trắc nghiệm (4 điểm)
Chọn các phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
1. Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản hoặc của bố hoặc của mẹ là:
Bố mẹ đem lai không cần phải thuần chủng.
Trong cặp tính trạng tương phản của cặp bố mẹ thuần chủng đem lai là trội hoàn toàn.
Phải có nhiều cá thể lai F1
Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4.
2. Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách:
Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
Lai giữa cơ thể dị hợp tử với cơ thể có kiểu hình lặn.
Cho tạp giao giữa các cơ thể dị hợp tử.
3. Kết quả kì giữa của nguyên phân, các NST (Nhiễm sắc thể ) có số lượng:
2n (đơn)
n đơn
n (kép)
2n (kép)
4. NST chỉ có hoạt tính di truyền khi:
ở trạng thái không đóng xoắn.
ở trạng thái đóng xoắn.
ở trạng thái đóng xoắn cực đại.
ở trạng thái đang phân li về hai cực của tế bào.
5. Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN , yếu tố nào là quan trọng nhất:
Trật tự các loại nuclêôtit.
Số lượng các loại nuclêôtit.
Thành phần các loại nuclêôtit
Cấu trúc không gian của ADN.
6. Dị bội thể là:
Tăng 1 NST ở một cặp NST của tế bào sinh dưỡng nào đó.
Giảm 1 NST ở một cặp NST của tế bào sinh dưỡng nào đó.
Thay một NST này bằng một NST khác.
Tăng hay giảm NST ở một cặp NST giới tính.
Gồm a và b.
Gồm a, b và d.
Gồm a, b và c.
6. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen về:
a. Thêm một nuclêôtit. d. Chỉ có a và b
b. Bớt một nuclêôtit. e. Gồm cả a, b và c
c. Thay một nuclêôtit bằng một nuclêôtit khác
6. Đột biến có thể xảy ra do tác động của:
a. Các tác nhân vật lý
b. Các tác nhân hóa học
c. Do con người
d. Gồm a và b
d. Cả a, b và c
II/ Câu hỏi tự luận: (8 điểm)
1. Trình bày nội dung, giải thích và ý nghĩa của quy luật phân li, phân li độc lập và hiện tượng trội không hoàn toàn. (2 điểm) 
2. Với mỗi quy luật di truyền đã học hãy cho ví dụ và viết sơ đồ lai của F1 sao cho F2 có tỉ lệ phân tính là 3:1. (1,5 điểm) 
3. Hiện tượng di truyền liên kết gen là gì? Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những điểm nào? (2 điểm) 
4. Cây mắm biển sống ở bãi lầy ven biển chịu được dao động nồng độ muối NaCl từ 5‰ đến 90‰ và sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối 30‰. Cây thông đuôi ngựa chịu sự thay đổi nồng độ muối NaCl từ 0,5‰đến 4‰ và sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối 2‰.
a. Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ tác động của nồng độ muối lên cây mắm biển và cây thông đuôi ngựa. (1,5 điểm) 
b. Tính giới hạn chịu đựng (biên độ muối) của 2 loài trên. (1 điểm) 
III/ Bài tập (8 điểm)
Bài 1. Xét 2 gen.
Gen 1 có A/G =2/3 và số nuclêôtit trên mạch 1 của gen là 1200.
Gen 2 có X/T =7/3 và số Ađênin của gen là 450.
Tính số nuclêôtit mỗi loại của từng gen.
2gen nói trên, gen nào có số liên kết hiđrô nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu?
Bài 2. Cho ruồi giấm thân xám lai với ruồi giấm thân đen, F1 nhận được toàn ruồi giấm thân xám. Xác định kết quả lai trong các lai trong các phép lai sau:
Trường hợp 1:Ruồi giấm thân xám F1 Ruồi giấm thân xám P.
Trường hợp 2:Ruồi giấm thân xám F1 Ruồi giấm thân đen P.
Trường hợp 3: Ruồi giấm thân xám F1 lai với nhau.
Biết rằng tính trạng màu thân do một cặp gen quy định và có hiện tượng trội hoàn toàn.
Đáp án- biểu điểm
I/ Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
ý đúng
b
b
d
a
a
f
e
e
(Mỗi ý đúng = 0,5đ; 8 ý x 0,5 = 4 đ)
II/ Tự luận:
1. Trình bày nội dung, giải thích và ý nghĩa của quy luật phân li, phân li độc lập và hiện tượng trội không hoàn toàn. 
Tên quy luật, hiện tượng
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
(0,75)
Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp.
Các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau. 
Phân li và tổ hợp của các cặp gen tương ứng
Xác định tính trội (thường là tốt)
Trội không hoàn toàn 
(0,5)
Sự xuất hiện kiểu hình trung gian ở F1
Do gen trội không hoàn toàn lấn át gen lặn, nên khi 2 gen này đứng cạnh nhau sẽ biểu hiện tính trạng trung gian.
Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân li và tổ hợp các cặp gen tương ứng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Tạo kiểu hình mới
(kiểu hình trung gian)
Phân li độc lập 
(0,75)
Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành 
Tạo biến dị tổ hợp
2.Với mỗi quy luật di truyền đã học hãy cho ví dụ và viết sơ đồ lai của F1 sao cho F2 có tỉ lệ phân tính là 3:1. 
+ Quy luật phân ly (0,75đ) đ Cho ví dụ. Viết sơ đồ lai từ P đến F2
 Nhận xét tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình
+ Quy luật di truyền liên kết (0,75đ) (Yêu cầu như trên)
3. Hiện tượng di truyền liên kết gen là gì? Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những điểm nào?
+ Hiện tượng di truyền liên kết: Hiện tượng 1 nhóm tính trạng di truyền cùng nhau, nhóm tính trạng này được quy định bởi các gen cùng nằm trên một NST và phân li cùng nhau trong giảm phân trong quá trình giảm phân hình thành giao tử (0,5 điểm).
+ Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen:
 - Không chỉ 1 gen trên 1 NST mà có nhiều gen trên 1NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST (0,5đ).
 - Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là phổ biến. (0,5đ).
- Hiện tượng liên kết gen đã giải thích vì sao trong thực tế có những tính trạng luôn đi kèm với nhau. (0,5đ).
4.a- Giới hạn sinh thái: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. (0,5đ). Vẽ đúng sơ đồ (0,5 x2)
b- Tính giới hạn chịu đựng:
- Loài mắm biển (0,5đ).
- Loài thông đuôi ngựa (0,5đ).
III/ Bài tập
Tính số Nu từng loại.
Xét gen 1 (2đ)
Bài cho A/G =2/3 3A = 2G đA=2G/3
Mà ta có A+G =1200 (theo bài ra N/2 = 1200)
 Giải ra ta có G=X=720 (N)
 A=T=1200-720=480 (N)
 Xét gen 2: (1đ) X/T =7/3; mà A=450. 
 Giải ra ta có X=G=1050 (N)
Tính số liên kết hiđrô (1đ)
Gen 1: Theo NTBS: H=2A+3GH=2.480+3.720=3120 (H)
Gen 2: Theo NTBS: H=2A+3GH=2.450+3.1050=4050 (H)
đGen 2 có số liên kết H nhiều hơn gen 1 là: 4050-3120=930 (H)
Bài 2: Biện luận, xác định tính trội lặn. Quy ước gen.
đTheo bài ra P khác nhau về cặp tính trạng tương phản. F1 đồng tính đ P thuần chủng và tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen (0,75đ).
đQuy ước đúng (0,25đ)đViết đầy đủ 3 sơ đồ lai, mỗi sơ đồ lai 1đ

File đính kèm:

  • docDe va dap an thi HSG Sinh 9 nam 0506.doc