Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2008 – 2009 môn thi: Địa Lý

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2008 – 2009 môn thi: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mã ký hiệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Đ01-Đ09-HSGL9 Năm học : 2008 – 2009
 Môn thi : Địa Lý
 Thời gian làm bài : 150 phút
 (Không kể thời gian giao đề )
 (Đề gồm 4 câu, 1 trang)
Câu 1. Trình bày chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.
Câu 2. Nêu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta
Câu 3. Căn cứ vào bảng số liệu cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành, phân theo khu vực kinh tế năm 1990 – 1997 (Đơn vị: tỉ đồng).
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)
Năm
Nông lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
1990
16252
9513
16190
1997
17520
92357
125819
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế năm 1990 – 1997.
Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước qua các năm.
Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sản lượng lúa và cà phê của khu vực Đông Nam Á và thế giới năm 2000, nhận xét và giải thích vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó.
Lãnh thổ
Lúa (triệu tấn)
Cà phê (nghìn tấn)
Đông Nam Á
157
1400
Thế giới
599
7300
.Hết
 Mã ký hiệu HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 HD01-Đ09-HSGL9 Năm học : 2008 – 2009
 Môn thi : Địa Lý
 Thời gian làm bài : 150 phút
 (Không kể thời gian giao đề )
Đáp án
Điểm
Câu 1 (5đ). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới:
- Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở ba mặt chủ yếu:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: 
Từ nền chủ yếu là khu vực nhà nướcvà tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ 
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn.
Có ba vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
1đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2. (4đ) Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta:
Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh.
Gần đây mỗi năm sản xuất khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.
Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.
 Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được khai thác.
 Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.
1đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (8đ)
a. Vẽ biểu đồ:
Xử lý dữ liệu - lập bảng: 
Bảng tỉ trọng cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 1990 – 1997 (%)
Năm
Tổng số
Nông lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp–xây dựng
Dịch vụ
1990
100,0
28,7
22,7
38,6
1997
100,0
26,2
31,2
42,6
Vẽ 2 hình tròn có bán kính không bằng nhau
Bán kính của biểu đồ năm 1997 lớn gấp ≈2,7 lần bán kính của biểu đồ năm 1990
Thể hiện rõ các tiêu chí.
Chú giải và ghi tên biểu đồ.
b. Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
- Nông - lâm - thuỷ sản giảm nhẹ 2,5%.
- Tăng nhanh công nghiệp và xây dựng 8,5%
- Dịch vụ tăng ở mức trung bình 4%.
3đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4 (3đ)
- Nhận xét: 
 + Lúa của Đông Nam Á chiếm 20% của thế giới.
 + Cà phê của Đông Nam Á chiếm 19% của thế giới
- Giải thích: Do vùng đất Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi
 + Đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước
 + Đất Bazan trên các cao nguyên chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
 + Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.
 + Nguồn lao động dồi dào và truyền thống canh tác lâu đời, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước và chăm sóc cây công nghiệp.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Ng­êi ra ®Ò
Ng« ThÞ Thanh
Ng­êi duyÖt ®Ò
NguyÔn ThÞ H¶i YÕn
X¸c nhËn cña nhµ tr­êng

File đính kèm:

  • docDia HSG.doc