Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2008 – 2009 môn thi: Lịch Sử

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2008 – 2009 môn thi: Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mã ký hiệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 Đ01-S09-HSG9 Năm học : 2008 – 2009
 Môn thi : Lịch Sử
 Thời gian làm bài : 150 phút
 (Không kể thời gian giao đề )
 (Đề gồm 4 câu, 01 trang)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 1 (6 điểm)
Trình bày bối cảnh, mục tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939?
Nêu những đặc điểm khác nhau giữa phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939 và cao trào cách mạng 1930 – 1931?
Câu 2 (7 điểm)
	Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ sau cách mạng tháng Tám – 1945, em hãy nêu rõ sách lược của Đảng và chính phủ ta chống bọn phản động tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo.
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI .
Câu 1 (5 điểm)
	Trình bày những hiểu biết của em về tổ chức Liên minh Châu Âu hiện nay (EU)?
Câu 2 (2 điểm)
	Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách thức của mỗi quốc gia?
Hết.
 Mã ký hiệu HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 HD01-S09-HSG9 Năm học : 2008 – 2009
 Môn thi : Lịch Sử
 Thời gian làm bài : 150 phút
 (Không kể thời gian giao đề )
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (13 điểm)
Câu 1 (6 điểm)	
Nội dung cần trả lời
Điểm
a. Trình bày bối cảnh, mục tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939?
4đ
Bối cảnh
 - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 gây hậu quả nặng nề cho các nước tư bản, đế quốc. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm lối thoát bằng cách thực hiện chế độ độc tài, phát xít hóa bộ máy nhà nước và âm mưu gây chiến tranh thế giới đe dọa vận mệnh của toàn nhân loại.
0,75đ
 - Tại đại hội VII của Quốc tế cộng sản (7 - 1935) quyết định thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước để tập hợp các lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới
0,75đ
 - Tại Pháp: Năm 1936 mặt trận nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và lên nắm chính quyền đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ áp dụng cho cả các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam
0,75đ
 - Trong nước: Do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và chính sách phản động của nhà cầm quyền Đông Dương làm cho cuộc sống nhân dân ta vô cùng cực khổ
0,25đ
Mục tiêu đấu tranh
0,75đ
 - Tạm gác nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và phong kiến 
0,25đ
 - Thực hiện: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình
0,5đ
Hình thức đấu tranh
0,75đ
 - Đấu tranh chính trị, phối hợp hình thức công khai - nửa công khai, hợp pháp - nửa hợp pháp
0,5đ
 + Cụ thể 
0,25đ
 - Thu thập nguyện vọng của nhân dân, xuất bản sách báo, phổ biến kiến thức khoa học
 - Lập hội ái hữu, biểu tình đòi giảm thuế
Nêu những đặc điểm khác nhau giữa phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939 và cao trào cách mạng 1930 – 1931?
2đ
Mục tiêu đấu tranh
1đ
 - Cao trào 1930 – 1931 là chống đế quốc, phong kiến. Một số nơi đã thành lập được chính quyền Xô Viết
0,5đ
 - Phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939 chống phát xít chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình
0,5đ
Hình thức đấu tranh
1đ
 - Cao trào 1930 – 1931: Vừa đấu tranh chính trị, vừa đấu tranh vũ trang
0,5đ
 - Phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939: Đấu tranh chính trị, phối hợp hình thức công khai – nửa công khai, hợp pháp – nửa hợp pháp
0,5đ
Câu 2 (7 điểm)
	Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ sau cách mạng tháng Tám – 1945, em hãy nêu rõ sách lược của Đảng và chính phủ ta chống bọn phản động tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo.
Nội dung cần trả lời
Điểm
Từ sau cách mạng tháng Tám – 1945 đến trước ngày 6.3.1946: Hòa với Tưởng để chống Pháp ở Miền Nam
3đ
 + Hòa với Tưởng ở Miền Bắc:
 - Mềm dẻo, nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội khóa I, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, đồng ý cho quân đội Tưởng tiêu tiền “quan kim” và “quốc tệ” mất giá của chúng
0,5đ
 - Kiên quyết bác bỏ những yêu sách của chúng đòi Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ chức, thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca
0,75đ
 Với chính sách vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo ấy ta đã hạn chế được những hành động phá hoại của Tưởng và bảo vệ chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho Miền Nam đánh Pháp
0,5đ
 + Chống Pháp ở Miền Nam: Nhân dân Nam Bộ với gậy tầm vông và giáo mác đã nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp khi chúng trở lại xâm lược. Cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến
1đ
 Từ ngày 6.3.1946 – 19.12.1946 hòa với Pháp để gạt Tưởng
4đ
 + Pháp – Tưởng thỏa hiệp (28.2.1946) sau khi Pháp chiếm được Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 
0,75đ
 + Ta hòa hoãn với Pháp bằng việc ký hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14.9.1946, cho quân Pháp vào Miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật để bớt đi 1 kẻ thù và có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài
1đ
 - Nội dung hiệp định sơ bộ: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho quân đội Pháp và Miền Bắc thay thế quân đội Tưởng làm nhiệm vụ giáp giải quân đội Nhật, số quân đội này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm: Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, chuẩn bị đàm phán ở Paris
1,5đ
 - Tạm ước 4.9.1946: Ta tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam để có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
0,75đ
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI .
Câu 1 (5 điểm)	
Trình bày những hiểu biết của em về tổ chức Liên minh Châu Âu hiện nay (EU)?
Nội dung cần trả lời
Điểm
Hoàn cảnh ra đời
1đ
- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm, có mối quan hệ mật thiết từ lâu
0,5đ
- Từ 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ nên muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Vì vậy các nước Tây Âu đã liên kết kinh tế khu vực
0,5đ
 Mục tiêu
0,5đ
- Giúp nhau phát triển kinh tế, mở rộng thị trường để đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Nhật tiến tới thành lập khối thị trường chung Châu Âu
Sự phát triển
3,5đ
 - 4.1951: Sáu nước Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Luc – Xăm – Bua đã thành lập “cộng đồng than, thép Châu Âu”
0,5đ
 - 3.1957: Sáu nước trên lại thành lập “cộng đồng nằng lượng nguyên tử Châu Âu” và “cộng đồng kinh tế Châu Âu”
0,5đ
 - 7.1967: Ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng Châu Âu (EC)
0,5đ
 - 12.1991: Các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma – a – xtơ – rich (Hà Lan) đánh dấu một mốc mang tính đột biến trong quá trình liên kết. Hội nghị quyết định đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU)
1đ
 - Hiện nay: EU là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Với số thành viên là 25 nước (2004)
1đ
Câu 2 (2 điểm)
	Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách thức của mỗi quốc gia?
Nội dung cần trả lời
Điểm
 - Vì kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hóa cao độ, xu thế sẽ hình thành thị trường thế giới và hàng hóa vào các nước nhiều hơn, mà hàng hóa lại có chất lượng cao hơn, giá cả hợp lý hơn
1đ
 - Nếu như trong các nước đó không có chính sách đầu tư phát triển tốt cho kinh tế quốc gia thì sẽ bị hàng hóa nhập khẩu làm cho sản xuất trong nước khó khăn công nghiệp cổ truyền không phát triển được nhân lực dư thừa
1đ
Ng­êi ra ®Ò
Mai ThÞ Xu©n H­¬ng
Ng­êi duyÖt ®Ò
Lª ThÞ N¨m
X¸c nhËn cña nhµ tr­êng

File đính kèm:

  • docSu HSG.doc