Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008-2009 môn thi: ngữ văn

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008-2009 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu
Đ01V-09-HSG9
 Đề thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2008-2009
Môn thi: Ngữ văn 
(Thời gian làm bài 150 phút)
	(Đề này gồm 06 câu, 1 trang)

Câu 1:( 2 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ( 2 điểm)
	
	Ôi sáng xuân nay xuân 41
	Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
	Bác về...Im lặng... con chim hót
	Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
Câu 2. ( 2 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thu trong các câu thơ sau?
	Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
	Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
	Sóng biết theo làn hơi gợn tí
	Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
	Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
	Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
	( Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

Câu 3. ( 2 điểm)
Trong chuỗi ngày bị giam ở nhà lao ( dưới chế độ Tưởng Giới Thạch) Bác cảm thấy mình rất đau khổ vì bị mất tự do. Vậy mà có lúc người tự nhận mình là khách tự do, khách tiên. Em hiểu như thế nào về nhận xét trên? Bằng việc phân tích bài thơ “ Ngắm trăng” em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? 

Câu 4. (2điểm)
Trong chuyện: Chuyện người con gái Nam xương, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì?
Câu5: (2điểm)
Viết một đoạn văn ngắn theo cách quy nạp khoảng 10 dòng: phân tích những giá trị nghệ thuật của truyện ngắn lão Hạc.
Câu 6 : ( 10 điểm)

Nhà văn Lỗ Tấn trong tác phẩm “ Cố Hương” có viết: “ Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
Người ta lại nói: Trên mặt đất vốn đã có đường. Người ta đi mãi thì không còn đường để đi.
Em hiểu hai câu nói trên như thế nào? Hãy chứng minh?




	…………..Hết………..

Mã kí hiệu
HD01V-09-HSG9
Hướng dẫn chấm
thi học sinh giỏi 
	 	Môn:Ngữ văn 9
	( Hướng dẫn này gồm 6 câu và 02 trang)
Câu 1: Cảm nhận về nội dung đoạn thơ.
	Nêu lên cảm xúc của tác giả cũng như của nhân dân khi đón Bác trở về tổ quốc qua 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước.
	Thể hiện được sự im lăng thiêng liêng đến tận cùng của không gian. Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ thể hiện được nội dung trên.
Câu 2: 
Học sinh cần nêu rõ: cảnh được tả thực và rất gần. Mọi vật đều cụ thể và quen thuộc với mọi người . Một bức tranh tĩnh vật có màu sắc bình dị nhưng rất nét.
Có âm thanh nhưng không đủ để khoả lấp sự tĩnh tại của không gian thu.Học sinh phân tích được nét đặc trưng trong cách dùng từ, vần, âm thanh, màu sắc của nhà thơ..
	Học sinh có cách trình bày khác nhau nhưng thể hiện được nội dung trên.

Câu 3.
 Học sinh trình bày bài theo bố cục và thể loại của bài tổng hợp vừa giải thích, phân tích và chứng minh. Trình bày văn bản rõ ràng có chất văn.
Nội dung : 
Học sinh nêu được hoàn cảnh mất tự do của Bác 
Học sinh giải thích thế nào là khách tự do, khách tiên, đây chính là vẻ đẹp tâm hồn của Bác ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
Học sinh phân tích bài thơ ngắm trăng để thấy được cuộc vượt ngục về tinh thần.
Việc trình bày của học sinh có thể khác nhau nhưng nếu nêu được nội dung chính GV vận dụng cho điểm.
Câu 4:
	Học sinh phải thể hiện được những nội dung bằng một đoạn văn ngắn nhưng phải có bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
	Nội dung cầ thể hiện.
Chi tiết cái bóng là chi tiết tạo nên nút thắt và mở của câu chuyện 
+ Đối với Vũ Nương nó là chi tiết thể hiện nỗi nhớ chồng và tình yêu con trẻ
+ Đối với bé Đản đó là niềm tin về một người cha.
+ Đối với Trương Sinh nó làm nảy sinh những nghi ngờ không thể dải toả được và chính là ngọn gió thôỉ bùng ngọn lửa ghen tuông trong lòng…
Cái bóng cũng là chi tiết mở nút: Làm cho Trương Sinh tỉnh ngộ, hoá giải mọi nghi ngờ của Trương Sinh
Chi tiết góp phần là nên giá trị tố cáo của tác phẩm
Câu5:
Yêu cầu học sinh trình bày đúng hình thức một đoạn văn theo cách quynạp có cách triển khai đoạn theo quy trình trình bày nội dụng đoạn văn đã học: Có các câu triển khai vấn đề có câu khái quát vấn đề, vị chí câu chủ đề phải đúng cuối.
	Trong đoạn có sử dụng các hình thức liên kết câu phù hợp với nội dung.
	Trình bày không sai lỗi chính tả, không viết tắt.
Nội dung cần trình bày :
Nghệ thụât xây dựng nhân vật thể hiện trong các nhà văn miêu tả tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật... để thể hiện tính cách của người nông dân chất phác, tự trọng.
Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn đặc biệt là cách xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, gây cho người đọc sự đồng cảm, xót xa...
Truyện kết hợp nhiều phương thức biểu đạt thể hiện trong lời văn tự sự, miêu tả và biểu cảm, bình luận.
Chốt ý : Truyện ngắn lão Hạc là tác phẩm không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.

Câu 6 : Học sinh cần trình bày được nội dung sau:
Về hình thức: Học sinh trình bày văn bản theo thể loại văn giải thích và chứng minh.
Có bố cục rõ ràng, trình bày sáng sủa…
Về nội dung: Học sinh giải thích rõ nội dung câu nhận xét có tính biện chứng trên.
	Trên mặt đất vốn không có gì là có sẵn nhưng khi con người ta cất công tạo lập nó thì sẽ hình thành, điều đó tương tự như câu nói của nhà văn Lỗ Tấn khi nói về hy vọng về một cuộc sống đẹp hơn tốt hơn.
	Thực tế lại có nhận xét ở khía cạnh khác thực tế đã có sẵn những gì cần nhưng nếu chúng ta không biết sáng tạo không tìm tòi không thủ nghiệm thì sẽ rơi vào quên lãng bế tắc…

	Từ đó học sinh chúng minh tính đúng đắn của câu nói trên: Học sinh có thể lấy ví dụ trong cuộc sống, trong phong trào cách mạng và đặc biệt là trong thơ ca văn học…

Biểu điểm: GV chấm vận dụng biểu điểm hợp lí cho bài.
	Bài điểm từ 16 đến 20 cho những bài làm có cách trình bày rõ ràng, bố cục hợp lí, nội dung phù hợp.
	Bài từ 12 đến 15 dành cho bài làm trình bày khá đủ nội dung nhưng còn gặp một số lỗi về cách trình bày.
Điểm từ 10 đến dưới 12 dành cho các bài trình bày khá đủ ý nhưng còn mắc lỗi diễn đạt.
	Điểm dưới 10 dành cho bài trình bày sơ sài nội dung trên.


	………………..Hết……………….












Mã kí hiệu
Đ02V-09-HSG9
 Đề thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn 9
(Thời gian 150 phút)
	(Đề này gồm 06 câu, 1 trang)
Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ( 2 điểm)
	 Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dẵng hoa quan họ
Nở tím bờ sông Thương
….
Nắng thu đang trải đầy
Trăng đã non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
(Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh)
Câu2: (2điểm)
Viết một đoạn văn ngắn theo cách quy nạp khoảng 10 dòng: phân tích những giá trị nghệ thuật của truyện ngắn lão Hạc.
Câu3: (2điểm)  
Viết 1 đoạn văn tự sự ngắn khoảng 15 dòng, tưởng tượng và kể lại tâm trạng của Giôn xi khi nghe chị Xiu kể về cái chết của cụ Bơmen.
 Câu 4: (2 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ( 2 điểm)
	Ôi sáng xuân nay xuân 41
	Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
	Bác về...Im lặng... con chim hót
	Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
	( Tố Hữu)
Câu 5.( 4điểm)
Phân tích vẻ đẹp của bức tranh mùa thu trong các câu thơ sau?
	Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
	Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
	Sóng biết theo làn hơi gợn tí
	Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
	Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
	Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
	( Thu điếu – Nguyễn Khuyến
Câu 6 : ( 8 điểm)
 Trong chuỗi ngày bị giam ở nhà lao ( dưới chế độ Tưởng Giới Thạch) Bác cảm thấy mình rất đau khổ vì bị mất tự do. Vậy mà có lúc người tự nhận mình là khách tự do, khách tiên. Em hiểu như thế nào về nhận xét trên? Bằng việc phân tích các bài tho trong tập “ Nhật kí trong tù” em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? 

	……….Hết…………
Mã kí hiệu
HD01V-09-HSG9
Hướng dẫn chấm
thi học sinh giỏi 
	Môn:Ngữ văn 9
	( Hướng dẫn này gồm 6 câu và 02 trang)

Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ( 2 điểm)
 Học sinh cần chỉ ra đợc nội dung của câu thơ: Sự tinh tế của tác giả trong việc thể hiện không gian mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh
Thấy đợc tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
Hình ảnh được miêu tả cụ thể, đặc trưng: hoa quan họ, tím bờ sông Thương…
Không gian và thời gian đợc lựa chọn khá đặc sắc : Nắng thu, trăng thu, nghé đợi…
Câu2:
Yêu cầu học sinh trình bày đúng hình thức một đoạn văn theo cách quynạp có cách triển khai đoạn theo quy trình, trình bày nội dụng đoạn văn đã học: Có các câu triển khai vấn đề có câu khái quát vấn đề, vị chí câu chủ đề phải đúng cuối.
	Trong đoạn có sử dụng các hình thức liên kết câu phù hợp với nội dung.
	Trình bày không sai lỗi chính tả, không viết tắt.
Nội dung cần trình bày :
Nghệ thụât xây dựng nhân vật thể hiện trong các nhà văn miêt tả tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật... để thể hiện tính cách của người nông dân chất phác, tự trọng.
Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn đặc biệt là cách xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, gây cho người đọc sự đồng cảm, xót xa...
Truyện kết hợp nhiều phương thức biểu đạt thể hiện trong lời văn tự sự, miêu tả và biểu cảm, bình luận.
Chốt ý : Truyện ngắn lão Hạc là tác phẩm không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.
Câu 3 :
 Yêu cầu học sinh trình bày theo hình thức một đoạn văn tự sự có mở đoạn thân đoạn và kết đoạn.
	Trong khi kể kết hợp được các phương thức biểu đạt khác nhau tự sự, miêu tả, biểu cảm .và bình luận. Bước đầu thể hiện ngôn ngữ kể đa phương thức biểu đạt.
 Nội dung :Học sinh cần trình bày được các ý sau.
Tình huống dẫn tới cái chết của cụ Bơmen.
Tâm trạng của Giônxi khi nghe chị Xiu kể về nguyên nhân chiếc lá thường xuân không rụng và cái chết của cụ Bơmen.
Diễn biến tâm trạng diễn ra trong lòng Giôn xi :
+ Cô thấy mình ân hận vì đã phiền luỵ đến người khác nhất là những người luôn yêu thương và quan tâm đến mình, chỉ vì một ý nghĩ có phần ngớ ngẩn.
+ Cô thấy mình cần phải làm một điều gì đó để chuộc lại cái mà cô đã để mất đó là : Chiến thắng bệnh tật, sống và hoạn thành ước nguyện của mình để không phụ lòng cụ Bơmen.
Câu 4: 
Cảm nhận về nội dung đoạn thơ.
	Nêu lên cảm xúc của tác giả cũng như của nhân dân khi đón Bác trở về tổ quốc qua 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước.
	Thể hiện được sự im lăng thiêng liêng đến tận cùng của không gian. Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ thể hiện được nội dung trên.

Câu5: 
Học sinh cần nêu rõ: cảnh được tả thực và rất gần. Mọi vật đều cụ thể và quen thuộc với mọi người . Một bức tranh tĩnh vật có màu sắc bình dị nhưng rất nét.
Có âm thanh nhưng không đủ để khoả lấp sự tĩnh tại của không gian thu.Học sinh phân tích được nét đặc trưng trong cách dùng từ, vần, âm thanh, màu sắc của nhà thơ..
	Học sinh có cách trình bày khác nhau nhưng thể hiện được nội dung trên. 
Câu 6 : 
 Học sinh trình bày bài theo bố cục và thể loại của bài tổng hợp vừa giải thích, phân tích và chứng minh. Trình bày văn bản rõ ràng có chất văn.
Nội dung : 
Học sinh nêu được hoàn cảnh mất tự do của Bác 
Học sinh giải thích thế nào là khách tự do, khách tiên, đây chính là vẻ đẹp tâm hồn của Bác ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
Học sinh phân tích bài thơ Ngắm trăng , Bài đề từ, Không ngủ được …để thấy được cuộc vượt ngục về tinh thần.
Việc trình bày của học sinh có thể khác nhau nhưng nếu nêu được nội dung chính GV vận dụng cho điểm.
Biểu điểm: GV chấm vận dụng biểu điểm hợp lí cho bài.
	Bài điểm từ 16 đến 20 cho những bài làm có cách trình bày rõ ràng, bố cục hợp lí, nội dung phù hợp và đúng những yêu cầu trên.
	Bài từ 12 đến 15 dành cho bài làm trình bày khá đủ nội dung nhưng còn gặp một số lỗi về cách trình bày.
	Điểm từ 10 đến 12 dành cho các bài trình bày khá đủ ý nhưng mắc lỗi diễn đạt không được rõ ràng.
	Điểm dưới 10 dành cho bài trình bày sơ sài nội dung trên.


	………………..Hết……………….














Người ra đề




Phạm Hoài Nam
Tổ trưởng




Nguyễn Thị Vân
Duyệt của BGH




Nguyễn Thị Kim Lan






File đính kèm:

  • docDe HSG Ngu van 9 so 1.doc