Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn - Mã ký hiệu Đ01V - 09 - HSG9

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn - Mã ký hiệu Đ01V - 09 - HSG9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01V -09- HSG9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2008-2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
( Đề này gồm 2 câu 1 trang)
Câu 1:(8 điểm)
Cảm nhận hai khổ thơ sau trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
(...)
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Câu 2:(12 điểm) 
Cảm nhận của em về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( truyện Kiều- Nguyễn Du- SGK ngữ văn 9, tập 1)
..Hết......
Người ra đề	Người duyệt đề	Xác nhận của nhà trường
(kí, ghi rõ họ tên)	(kí, ghi rõ họ tên)	( kí tên, đóng dấu)
Đỗ Thị Loan	
Mã ký hiệu
HD01V -09- HSG9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2008-2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
( Đề này gồm 2 câu 3 trang)
Câu 1:( 8điểm)
Yêu cầu về nội dung:
Đề yêu cầu cảm nhận hai khổ thơ( đầu và cuối bài thơ),nhưng học sinh phải nắm được đầy đủ nội dung bài thơ dể làm rõ hai hình ảnh: chiếc xe và người lái xe. Tuy hai khổ thơ trích ở đề không nói hết được hình ảnh người lính, nhưng khái quát được hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế, tình cảm người lính trong những ngày chiến tranh chống Mĩ ở tuyến đường Trường Sơn.
-Kính, đèn,mui xe là trang bị hết sức cần thiết cho người lái xe, ở đây mất hết vì“Bom giật bom rung” cho thấy sự thử thách khốc liệt đối với người lính lái xe trong những năm chiến tranh chống Mĩ, cứu nước.
-Tư thế người lính vẫn “ung dung” phóng tầm nhìn bao quát trực tiếp với không gian vũ trụ bên ngoài, tư thế hiên ngang, dũng cảm, lạc quan yêu đời, không hề nao núng. Họ có tư thế ấy là ở tinh thần trách nhiệm “vì miền Nam phía trước” và ở tình cảm cách mạng đối với lí tưởng chiến đấu, đối với nhân dân, Tổ quốc: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” là họ vượt qua tất cả mọi gian khổ ,hi sinh.
 Yêu cầu về nghệ thuật: 
-Việc miêu tả chiếc xe hiện lên khá độc đáo: tác giả đã để chất hiện thực đời sống chiến đấu tràn vào trong thơ nhiều khi đến trần trụi bằng những câu thơ gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên, vẽ lên hình ảnh những chiếc xe do bom đạn chiến tranh đã làm cho méo mó, biến dạng: Không có kính, đèn, mui, thùng xe có xước càng gây được sự chú ý về ấn tượng khác lạ đối với người đọc.
 Biểu điểm
Điểm 8: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, học sinh trình bày, đặt vấn đề tỏ ra sáng tạo, hợp lí.
Văn viết có hình ảnh và cảm xúc.
Điểm 6: Bài làm xác định được yêu cầu đề, nhưng cách lí giải, lập luận chưa thấu 
đáo,có thể chưa đề cập đến đặc điểm nghệ thuật trong hai khổ thơ.
Văn viết rõ ràng ,mạch lạc.Mắc khoảng 3-4 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 4: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu. Diễn đạt lưu loát,có mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 2: Bài viết chỉ nêu lên những nội dung rất chung chung, cảm nhận thơ nhiều chỗ chưa chính xác, tỏ ra vốn sống còn nghèo.
Hành văn chưa mạch lạc, nhiều chỗ còn rối.
Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lạc đề hoặc chỉ viết được đôi ba câu nhập đề.
Câu 2: Cảm nhận của em về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( truyện Kiều- Nguyễn Du- SGK ngữ văn 9, tập 1)
Về nội dung: 
-Yêu cầu của đề là cảm nhận cách dùng từ ngữ gợi hình, gợi tả và bút pháp miêu tả cổ điển, ước lệ cảnh thiên nhiên mùa xuân theo trình trình tự không gian, thời gian của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
1.Gợi tả khung cảnh mùa xuân. Thời gian: Tiết trời đã sang tháng ba. Không gian: Bầu trời trong sáng, khoáng đạt, những cánh én rộn ràng bay liệng.
-Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân( các hình ảnh: cỏ non, màu trời xanh, hoa lê trắng)
-Màu sắc hài hoà tuyệt diệu( mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo, nhẹ nhàng thanh khiết, sinh động: cỏ non, xanh tận chân trời, trắng, điểm.)
2.Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
-Lễ tảo mộ( viếng, quét tước, sửa sang phần mộ)
-Hội đạp thanh( chơi xuân ở đồng quê).
-Chú ý cảm nhận giá trị biểu cảm của các danh từ Hán việt( Yến anh, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui. Các động từ ( Sắm sửa, dập dìu..) gơi sự náo nhiệt. Các tính từ( gần xa, nô nức) làm rõ tâm trạng con người. Hình ảnh ẩn dụ( nô nức yến anh) gợi tả không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu của nam thanh nữ tú trảy hội mùa xuân.
3.Cảnh chị em kiều du xuân trở về: Cảnh tan hội, chiều tàn: không khí nhạt tàn, lặng dần nhuốm buồn.
Từ láy( tà tà, thanh thanh ,nao nao) biểu lộ sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.
Cảm giác vui xuân nhưng đã báo hiệu những điều chẳng lành sắp xảy ra( Kiều gặp mộ Đạm Tiên)
4.Nhận xét ,đánh giá về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích: đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình gợi cảm: kết hợp bút pháp tả và gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá. Bức tranh mặc dù được miêu tả với bút pháp ước lệ, cổ điển song cực kì sinh động, nhanh nhẹn, trong sáng và đầy ấn tượng.
Về hình thức:
Nắm vững phương pháp làm bài cảm nhận. Bố cục bài rõ ràng, hợp lí
Diễn đạt lưu loát,mạch lạc, trong sáng, không sai lỗi chính tả, diễn đạt,ngữ pháp.
Biểu điểm: ( 12 điểm)
Học sinh có sự sáng tạo hoặc trình bày độc đáo, có liên hệ mở rộng cho 2 điểm( không có chỉ cho nội dung 10 điểm.
Điểm 10: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, học sinh trình bày, đặt vấn đề tỏ ra sáng tạo, hợp lí.
Văn viết có hình ảnh và cảm xúc,diễn đạt lưu loát,dùng từ trong sáng, độc đáo .
Điểm 8: Bài làm xác định được yêu cầu đề, nhưng cách lí giải, lập luận chưa thấu đáo.
Văn viết rõ ràng ,mạch lạc.Mắc khoảng 2-3 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 6: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu. Diễn đạt lưu loát,có mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Bài viết chỉ nêu lên những nội dung rất chung chung, cảm nhận thơ nhiều chỗ chưa chính xác, tỏ ra vốn sống còn nghèo.
Hành văn chưa mạch lạc, nhiều chỗ còn rối.
Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lạc đề hoặc chỉ viết được đôi ba câu nhập đề
Chú ý:
Tùy mức độ bài làm của học sinh, giám khảo có thể cho đến 0,25 điểm dựa vào khung điểm trên.
Trong khi chấm chú ý kết hợp cả nội dung và hình thức để cho điểm, không tách bạch điểm nội dung và hình thức .
Hết.
Người ra hướng dẫn chấm	Người duyệt hướng dẫn chấm	Xác nhận của nhà trường
 (kí, ghi rõ họ tên)	( kí, ghi rõ họ tên)	 (kí tên, đóng dấu)
	Đỗ Thị Loan

File đính kèm:

  • docHSGVKTRUNG.doc
Đề thi liên quan