Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học :2010-2011

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học :2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học :2010-2011





Câu 1 (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau : 
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
Câu 2 (4 điểm ) 
Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi, nguời mẹ đã nói với con mình: 
“ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng”
Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn bản (không quá hai trang giấy thi).
Câu 3 ( 12 điểm )
 Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
 Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.

















HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi : Ngữ văn
Câu 1
*Yêu cầu về nội dung :
- HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.
- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác dụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm về công việc nhóm bếp lửa của bà.
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa : vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm bếp lửa của bà . Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương, gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước mơ khát vọng, niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …
+Câu cảm thán “Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình.Bếp lửa và bà là hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu.Bếp lửa là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.
Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh liệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
*Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục đầy đủ mở bài, thân bài - kết bài. Đây là một bài viết ngắn mang tính cảm thụ văn học thông qua việc phân tích các giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ.
-Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các phần trong bài viết.
Cách cho điểm 
Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.
Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ.
Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.
Câu 2
*Yêu cầu về nội dung:
- Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi con người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”. Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biết ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.
Vì:
+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con người từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu thương che chở, sự chăm sóc tận tụy của thầy cô, bạn bè.
+Mái trường là nơi vun trồng trí tuệ, tâm hồn, để rời mái trường ta trở thành những đứa con khoẻ mạnh, siêng năng, có kiến thức, kĩ năng sống, có trình độ văn hoá….Như vậy trường học không chỉ là nơi đem đến cho con người nhiều kiến thức mà là nơi giúp con người trưởng thành cả về tinh thần và thể lực.
- Biết ơn mái trường cũng là việc làm thể hiện truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Lòng biết ơn cần được biến thành hành động thiết thực như kính trọng thầy cô giáo, yêu quý giúp đỡ bạn bè, phần đấu học tập tốt… 
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết cách tạo một văn bản nghị luận có độ dài theo yêu cầu, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác nghị luận. Hệ thống lập luận có sức thuyết phục cao.
- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, kiến thức…
Cách cho điểm 
Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.
Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Không nhận thức được vấn đề hoặc không viết gì.
Câu 3
 * Yêu cầu về nội dung 
Ý 1: Cần hiều được đúng lời nhận xét về tác phẩm. Truyện ngắn Chiếc lược ngà không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những mất mát của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câu chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết. Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trị muôn đời.
Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm cha con cảm động trong tác phẩm: 
 + Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu dành cho cha.
 + Tình yêu thương con sâu sắc của anh Sáu dành cho bé Thu.
- Phân tích tình đồng đội của bác Ba dành cho anh Sáu :
 + Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm, chia sẻ với cha con anh Sáu
 + Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu và tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu.
Ý 3 : Đánh giá chung: 
 Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết của con người Việt Nam trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau đớn, yêu thương, nhưng toàn bộ câu chuyện thấm đẫm tình người cao đẹp. Cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc không chỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng thầm của người lính mà còn trân trọng những con người xông pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn chan chứa yêu thương. Câu chuyện hướng người đọc đến những tình cảm cao đẹp, biết căm ghét chiến tranh, biết sống hết mình vì những gì tốt lành đang hiện hữu.
 *Yêu cầu về hình thức 
 - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học.
 - Có dẫn chứng cụ thể khi phân tích chứng minh các luận điểm, có bình giá một số chi tiết quan trọng làm nổi bật yêu cầu của đề.
 - Bố cục bài văn rõ ràng, mạchh lạc có đủ 3 phần mở bài – thân bài- kết luận. Luận điểm được trình bày rõ, đảm bảo tính liên kết.
 - Lời văn diễn đạt trong sáng.
Biểu điểm:
* Điểm 11-12:
Bài viết phải giải quyết triệt để những yêu cầu về nội dung. Bố cục, luận điểm rõ ràng, mạch lạc. lời văn giàu cảm xúc lôi cuốn.
* Điểm 9-10 :
Bài viết đáp ứng được hơn 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ ràng, văn viết trôi chảy.
* Điểm 7-8 :
Bài viết đáp ứng được dưới 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ ràng, nội dung bài viết còn chưa sâu sắc.
* Điểm 5-6 :
Đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, nội dung bài viết chưa sâu sắc, diễn đạt chưa thoát ý.
* Điểm 3-4 :
Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề, ý còn lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
* Điểm 1-2 :
Nội dung bài viết quá sơ sài, lan man chưa có trong tâm. Bố cục không rõ ràng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
Lưu ý : Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm tròn. 
 

 C©u 1 ( 6®iÓm )
	Cã c©u chuyÖn ®­îc tãm l­îc nh­ sau:
 Võa dõng l¹i ®Þnh mua bã hoa thËt ®Ñp tÆng mÑ theo ®­êng b­u ®iÖn, chµng trai thÊy mét bÐ g¸i ®øng khãc trªn vØa hÌ. Anh ®Õn vµ hái th× ®­îc biÕt nã khãc v× kh«ng ®ñ tiÒn ®Ó mua mét b«ng hoa hång tÆng mÑ. Anh mØm c­êi an ñi, mua hoa cho nã vµ kh«ng quªn ®Æt mét bã hång ®Ó göi cho mÑ. Anh hái c« bÐ cã cÇn ®i nhê xe vÒ nhµ kh«ng. Nã vui mõng nh×n anh vµ ngá ý muèn ®i nhê. Theo ®­êng chØ, anh l¸i xe ®Õn mét nghÜa trang. Nã chØ ng«i mé míi ®¾p vµ nãi: “ §©y lµ nhµ cña mÑ ch¸u ” råi ©n cÇn ®Æt b«ng hoa hång lªn. Tøc th×, anh quay l¹i huû bá dÞch vô göi hoa võa råi vµ mua mét bã hång thËt ®Ñp. Suèt ®ªm ®ã, anh l¸i xe ®i mét m¹ch 300km vÒ nhµ mÑ anh ®Ó trao tËn tay bµ bã hoa.
 ( Pháng theo Hoa hång tÆng mÑ in trong Quµ tÆng cña cuéc sèng, NXB TrÎ 2004)

	ViÕt mét ®o¹n v¨n nghÞ luËn (kh«ng qu¸ 30 dßng) tr×nh bµy nh÷ng suy nghÜ cña m×nh vÒ ý nghÜa cña c©u chuyÖn trªn. 

C©u 2 ( 14 ®iÓm )
	Khi ®äc Sang thu cña H÷u ThØnh cã ng­êi cho r»ng:
	ChØ 12 c©u th¬ n¨m ch÷ mµ anh ®· vÏ lªn mét bøc tranh Sang thu võa ®óng, võa ®Ñp, l¹i cã t×nh, cã chiÒu s©u suy nghÜ.
 ( NguyÔn Xu©n L¹c, B¸o Gi¸o dôc & Thêi ®¹i, sè 114 ra ngµy 22- 9 - 2005)

	Dùa vµo ý kiÕn trªn, h·y ph©n tÝch bµi th¬ Sang thu ®Ó lµm râ c¶m nhËn tinh tÕ cña nhµ th¬ trong kho¶nh kh¾c giao mïa vµ nh÷ng suy nghÜ s©u s¾c mµ t¸c gi¶ ®· göi g¾m.
	 

H­íng dÉn chÊm thi HSG líp 9 THCS m«n Ng÷ V¨n
n¨m häc 2005- 2006
-----------------------

 C©u 1(6 ®iÓm). Cho ®iÓm nh­ sau:
VÒ néi dung: §o¹n v¨n cña HS cã thÓ tr×nh bµy theo nh÷ng c¸ch lËp luËn kh¸c nhau song ph¶i thÊy ®­îc ý nghÜa cña c©u chuyÖn vµ tr×nh bµy nh÷ng suy nghÜ cña b¶n th©n vÒ ý nghÜa ®­îc rót ra. Cã thÓ nªu ra mét sè ý nghÜa cña c©u chuyÖn nh­ sau:
 - Mçi ng­êi cÇn biÕt quÝ träng tõng gi©y phót khi cha mÑ m×nh cßn sèng trªn ®êi.
 - §õng thùc hiÖn lßng hiÕu th¶o víi cha mÑ mét c¸ch muén m»n. 
 - Lßng hiÕu th¶o cña em bÐ ®· lµm thay ®æi c¶ nhËn thøc vµ hµnh ®éng cña ng­êi lín
 ...... 3,0 ®
 KhuyÕn khÝch HS thÊy ®­îc nh÷ng bµi häc sinh ®éng, ®éc ®¸o, cã ý nghÜa tuy nhiªn ph¶i lÝ gi¶i hîp lÝ, cã søc thuyÕt phôc. 0,5 ®
 PhÇn nªu nh÷ng suy nghÜ cña b¶n th©n cÇn tù nhiªn, ch©n thùc kh«ng gß bã lªn g©n.
 1,0 ®
 VÒ h×nh thøc: BiÕt c¸ch x©y dùng ®o¹n v¨n nghÞ luËn cã ®é dµi theo yªu cÇu, kÕt cÊu chÆt chÏ râ rµng, kÕt hîp c¸c thao t¸c nghÞ luËn mét c¸ch linh ho¹t. HÖ thèng lËp luËn ch¾c ch¾n cã søc thuyÕt phôc. DiÔn ®¹t l­u lo¸t, v¨n viÕt cã c¶m xóc, kh«ng m¾c c¸c lçi vÒ diÔn ®¹t, kiÕn thøc....... 1,5 ®
 C©u 2 (14 ®iÓm )
 a/ Yªu cÇu ®èi víi bµi lµm:
* VÒ néi dung: Bµi lµm cña HS cã thÓ ®­îc tr×nh bµy víi nh÷ng bè côc kh¸c nhau, nh­ng qua viÖc ph©n tÝch dÉn chøng trong bµi th¬ ph¶i thÓ hiÖn ®­îc sù hiÓu biÕt vÒ c¸c néi dung chÝnh sau:
	- Sù rung ®éng tinh tÕ cña nhµ th¬ ®­îc thÓ hiÖn qua:
 	+ Nh÷ng ®­êng nÐt vµ hÖ thèng h×nh ¶nh thiªn nhiªn trong bøc tranh: H­¬ng æi, giã se, s­¬ng thu, dßng s«ng, c¸nh chim....
	+ HÖ thèng c¸c tõ ng÷ nh­ bçng, ph¶, h×nh nh­, dÒnh dµng...., c¸c biÖn ph¸p nghÖ thuËt nh­ nh©n hãa Èn dô, ®èi lËp..... diÔn t¶ sù rung ®éng tinh tÕ cña nhµ th¬ tr­íc nh÷ng biÕn chuyÓn cña kh«ng gian lóc sang thu.
	Tõ ®ã thÊy ®­îc: chØ víi 60 ch÷, b»ng tµi n¨ng vµ mét t©m hån tinh tÕ, H÷u ThØnh ®· kh¾c häa sinh ®éng, râ nÐt nh÷ng kho¶nh kh¾c nhÑ nhµng, mong manh, m¬ hå rÊt ®Æc tr­ng cña thiªn nhiªn miÒn B¾c lóc giao mïa( bøc tranh ®óng), song l¹i rÊt ®Ñp vµ quyÕn rò lµm rung ®éng lßng ng­êi( bøc tranh ®Ñp), qua ®ã ta thÊy ®­îc sù g¾n bã víi mïa thu vµ c¶nh vËt quª h­¬ng ®Êt n­íc cña t¸c gi¶....( bøc tranh cã t×nh).
	- ChiÒu s©u suy nghÜ mµ t¸c gi¶ göi g¾m trong bµi th¬:
	+ §ã kh«ng chØ lµ nh÷ng suy ngÉm s©u xa, kÝn ®¸o vÒ cuéc ®êi ®­îc thÓ hiÖn ë 2 c©u cuèi cïng cña bµi th¬.
	+ HS thÊy ®­îc: sù vËn ®éng, l¾ng ®äng trong t©m hån con ng­êi lóc sang thu: §ã lµ c¸i ngì ngµng, b©ng khu©ng tr­íc tÝn hiÖu thu vÒ(khæ 1), t©m tr¹ng say s­a, th­ th¸i khi trêi ®Êt sang thu (khæ 2) vµ sù ®æi thay s©u kÝn thÓ hiÖn sù tõng tr¶i, chÝn ch¾n cña con ng­êi sau nh÷ng b·o t¸p, phong ba( khæ 3). §ã chÝnh lµ thêi kh¾c sang thu cña ®êi ng­êi.
	+ §Æt trong thêi ®iÓm ra ®êi n¨m 1977, hai n¨m sau gi¶i phãng, bµi th¬ cßn ghi l¹i thêi kh¾c sang thu cña ®Êt n­íc sau nh÷ng thö th¸ch cam go quyÕt liÖt nhÊt cña hai cuéc chiÕn tranh. 
	Nh­ vËy, qua bµi th¬, HS ph¶i thÊy ®­îc nh÷ng ý t­ëng mµ t¸c gi¶ ®· göi g¾m: §ã lµ mïa thu cña thiªn nhiªn, mïa thu cña ®Êt n­íc vµ sù sang thu cña ®êi ng­êi. 
* VÒ h×nh thøc : KÕt cÊu chÆt chÏ, râ rµng, kÕt hîp c¸c thao t¸c nghÞ luËn mét c¸ch linh ho¹t. HÖ thèng lËp luËn ch¾c ch¾n, cã søc thuyÕt phôc. DiÔn ®¹t l­u lo¸t, cã c¶m xóc, phï hîp víi néi dung vµ h×nh thøc cña mét bµi nghÞ luËn v¨n häc. 
b/ VÒ biÓu ®iÓm:
 . §iÓm 14: Tho¶ m·n gÇn nh­ hoµn h¶o c¸c yªu cÇu trªn.
 . §iÓm 12: VÒ c¬ b¶n ®¸p øng nh÷ng yªu cÇu trªn. Bµi viÕt hay. Cã thÓ m¾c vµi lçi nh­ng kh«ng lµm ¶nh h­ëng, sai l¹c néi dung. Néi dung ph©n tÝch sinh ®éng, râ rµng, ®óng ®Þnh h­íng, cã c¶m xóc vµ cã søc thuyÕt phôc.
 . §iÓm 10: §¸p øng 2/3 ý trªn. Bµi viÕt kh¸ hay, ý kiÕn cã søc thuyÕt phôc. VËn dông tèt c¸c thao t¸c nghÞ luËn. Ph©n tÝch t¸c phÈm ®óng ®Þnh h­íng lµm râ ý cña ®Ò bµi.V¨n viÕt cã c¶m xóc, cã thÓ m¾c mét vµi lçi kh«ng lín, nh­ng kh«ng cã lçi kiÕn thøc. 
 . §iÓm 8: Bµi viÕt thÓ hiÖn ®­îc sù hiÓu biÕt c¬ b¶n ®ñ, ®óng vÒ vÊn ®Ò nªu ra, vËn dông ®­îc nh÷ng kiÕn thøc ®· biÕt ®Ó tr×nh bµy vµ chøng minh . Néi dung ph¶i ®¶m b¶o 50% dung l­îng bµi lµm, ph©n tÝch hîp lÝ. V¨n viÕt ®­îc, kh«ng m¾c c¸c lçi diÔn ®¹t lµm ¶nh h­ëng ®Õn néi dung.
 . §iÓm 6: ChØ ®¸p øng ®­îc d­íi 50% c¸c ý ë phÇn yªu cÇu nªu trªn .

Gi¸m kh¶o c¨n cø c¸c møc ®iÓm trªn ®Ó x¸c ®Þnh c¸c møc ®iÓm cßn l¹i. §iÓm toµn bµi lµ tæng ®iÓm cña 2 c©u, theo c¸c møc 0; 0,5 ; 1 ; 1,5....19,5; 20.



 -----------------------------
N¨m 2007

C©u 1 ( 6 ®iÓm)
Tr×nh bµy c¶m nhËn vÒ ý nghÜa cña mét c©u chuyÖn.
C©u 2 (14 ®iÓm)
Trong ¸nh tr¨ng cña NguyÔn Duy, kØ niÖm riªng cña mét ng­êi hoµ quyÖn víi ©n t×nh s©u nÆng cña mét thÕ hÖ.
H·y tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ ý kiÕn trªn.
------------------------------------
N¨m 2008

C©u 1 ( 6 ®iÓm)
Tr×nh bµy c¶m nhËn vÒ ý nghÜa cña mét c©u chuyÖn.
C©u 2 (14 ®iÓm)
Trong s¸ng t¸c cuèi cïng cña cuéc ®êi cÇm bót, Thanh H¶i viÕt:
....Mét mïa xu©n nho nhá
LÆng lÏ d©ng cho ®êi
 Dï lµ tuæi hai m­¬i
 Dï lµ khi tãc b¹c.

Mïa xu©n - ta xin h¸t...
 ( Mïa xu©n nho nhá - Ng÷ v¨n 9, tËp 2, NXBGD 2005)
 	H·y tr×nh bµy nh÷ng c¶m nhËn cña m×nh vÒ nh÷ng cung bËc cña tiÕng h¸t t©m hån nhµ th¬ trong t¸c phÈm nµy.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN NGỮ VĂN VÒNG 2 


Câu 1: ( 4 điểm)
	Ca ngợi sự hi sinh cao đẹp của người lính trong chiến dịch Thành Cổ- Quảng Trị, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết : 
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ 
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước 
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm. 
Trình bày cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ trên 
Câu 2: ( 4 điểm )
	Dưới đây là một câu chuyện kể :
	Những bàn tay cóng 
	Hôm ấy tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi là đủ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”
	( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ )
Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng một trang giấy thi ) về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 3: ( 12 điểm)
	Bài thơ Con cò của Chế lan Viên là sự kết hợp giữa cảm hứng trữ tình dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc.
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. 








HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Câu 1:
I/ Yêu cầu về kĩ năng 
- Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh,hành văn có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
II/ Yêu cầu về kiến thức 
	Cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau :
Về nội dung : 
- Hai dòng thơ đầu là lời nhắn chủ của tác giả với những người hôm nay như sợ mái chèo xuôi dòng Thạch Hãn làm đau hài cốt của những người chiến sĩ vẫn còn nằm lại nơi đáy sông.
- Hai dòng thơ tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hi sinh cao đẹp của người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hi sinh cao đẹp đó.Tác giả đã khái quát nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hi sinh : Những người lính hi sinh đã hóa thân vào dáng hình xứ sở. Ý nghĩa của sự hi sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân, đi mãi cùng thời gian và không gian đất nước, dân tộc.
Về nghệ thuật: 
Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật : Giọng thơ tha thiết mà sâu lắng nhịp thơ thay đổi từ nhịp 2/2/3 sang 4/3; thủ pháp hoán dụ ( tuổi 20 ), ẩn dụ ( thành sóng nước, vỗ yên bờ bãi )
III/ Tiêu chuẩn cho điểm 
Điểm 4: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
Điểm 3: Đáp ứng gần đầy đủ các yêu cầu trên có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 2: Chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, lập luận chưa rõ ràng, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm 1: Nội dung bài viết còn sơ sài,chưa rõ ràng, mắc nhiều về lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm 0: Không hiểu đề.
Câu 2:
I/ Yêu cầu về kiến thức 
Đây là đề mở nên học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác nhau từ câu chuyện trên cơ sở :
- Giải thích được ý nghĩa của câu chuyện : tình yêu thương, sự sẻ chia được thể hiện qua những việc làm và suy nghĩ rất hồn nhiên của em bé.
+Giải thích hành động của người con khi mang nhiều đôi gang tay: cho bạn mượn để bạn khỏi bị lạnh.
+ Hành động đã có từ lâu: Em bé đã từng chứng kiến những bàn tay cóng, thương bạn quyết định đem găng cho bạn mượn.
- Suy nghĩ của người mẹ về hành động của con mình.
- Nâng cao ;
+ Liên hệ thực tế để thấy những biểu hiện tốt đẹp đó luôn là đạo lí sống của con người trong xã hội 
+ Bên cạnh đó còn có những việc làm trái với hành động của em bé trong câu chuyện.
- Nêu bài học đối với bản thân;
+ Em bé rất yêu người khác, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Trong cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau dù là hành động, suy nghĩ nhỏ nhất …để làm cho cuộc đời đẹp hơn.
II/ Yêu cầu về kĩ năng 
- Biết cách làm bài văn nghị luận.
- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
III/ Biểu điểm 
Điểm 4: Hiểu vấn đề, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Bài viết có những suy nghĩ sáng tạo.
Điểm 3: Đáp ứng được tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 2: Cơ bản hiểu vấn đề nhưng chưa thật sâu sắc, văn viết mạch lạc.
Điểm 1: Chưa hiểu rõ vấn đề, luận điểm chưa rõ, diễn đạt lủng củng.
Điểm 0 : Không hiểu đề.
Câu 3: 
I/ Yêu cầu về kiến thức:
Cần nêu được các ý cơ bản sau:
- Lời bình luận đã khái quát được giá trị của bài thơ.
- Bài thơ đã được khơi nguồn từ cảm hứng trữ tình dân gian : Ca dao Việt Nam nhiều bài có hình ảnh con cò; con cò trong ca dao là biểu trưng cho sự cần cù, tần tảo, chịu thương, chịu khó của người lao động…Những bài ca dao về con cò là những bài hát ru quen thuộc đi suốt tuổi thơ nhiều thế hệ, mang âm điệu trữ tình dân gian. Bài thơ Con cò được gợi từ bài ca dao quen thuộc có nhình ảnh con cò nhưng tác giả không lặp lại mà tập trung khai thác âm hưởng của lời ru và biểu tượng quen thuộc với người đọc: con cò 
- Bài thơ Con cò thấm đẫm lời ru của mẹ, lời ru chắt lại những suy ngẫm mang tầm triết lí, giản dị mà sâu sắc. Lời thơ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác dù con còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng yêu thương che chở…
II/ Yêu cầu về kĩ năng
Vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học. Bố cục hợp lí, chặt chẽ, văn viết mạch lạc trong sáng, có cảm xúc. Dẫn chứng chính xác, không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả thông thường.
III/Biểu điểm 
Điểm 11-12: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí không mắc lỗi chính tả thông thường.
Điểm 9-10: Bài làm cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách lập luận có thể có sai sót nhỏ, văn viết trôi chảy.
Điểm 7-8: Bài làm đạt khoảng già nửa số ý, dẫn chứng còn nghèo. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ được ý. Mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải là lỗi nặng.
Điểm 5-6 : Bài làm đạt được một nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt song đã làm rõ ý.
Điểm 3-4 : Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề. Nội dung bài làm còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, bố cục, luận điểm chưa hợp lí.
Điểm 1-2 : Bài làm chưa đạt yêu cầu. Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm 0: Không hiểu đề. 
 
 





























	

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi cap huyen(2).doc
Đề thi liên quan