Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013-2014 môn thi: sinh học thời gian làm bài: 150 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013-2014 môn thi: sinh học thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
 ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC



ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
Năm học: 2013-2014
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)






Câu 1: (4 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của cấu trúc ARN và AND? ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
Câu 2: (4 điểm) Phân biệt những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người? Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Câu 3 (6 điểm) Khi lai hai thứ đâu Hà Lan thuẩn chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng đối lập hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhẵn. Kết quả F1 đều đồng tính hạt vàng, trơn. Ở F2 thu được như sau:
3150 hạt vàng, trơn; 1020 hạt vàng, nhăn; 1050 hạt xanh, trơn; 340 hạt xanh, nhăn.
a. Hãy xác định từng cặp tính trạng và xét xem chúng di truyền theo quy luật nào; có phụ thuộc vào nhau không?
b. Tự đặt tên cho các cặp gen quy định tính trạng và viết sơ đồ lai từ P F2. Rút ra các loại kiểu gen, kiểu hình?
Câu 4 (4 điểm) Đột biến gen là gì? Nguyên nhân của đột biến gen? Cho ví dụ. Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
Câu 5: (2 điểm) Một gen có chiều dài 0,51 Mm. Số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại T. Hãy tính số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề thi HSG lớp 9
Năm học: 2013 – 2014
Môn: Sinh học
Câu 1: (4 điểm)
* Giống nhau: (1 điểm)
- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.
- Các đơn phân liên kết nhau tạo thành mạch đơn.
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: BaZin - Đường C5 – Axit H3PO4.
- Các đơn phân tạo thành mạch thẳng với tính tự xác định và đặc trừng.
* Khác nhau: (2 điểm)
AND
ARN
Trong nuclêôtit là đường C5H10O4 
Trong AND có chứa T
- Là 2 mạch xoắn kép.
- Kích thước và khối lượng phân tử rất lớn.
- Đơn phân nhiều
Trong Ribô nuclêôtit là đường C5H10O5
Trong ARN chứa U
- 1 mạch thẳng hoặc xoắn.
- Kích thước nhỏ, khối lượng nhỏ.
- Đơn phân ít.

ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen, diễn ra theo NTBS (1 đ)
Đó là A của gen liên kết với U của môi trường nội bào
Đó là T của gen liên kết với A của môi trường nội bào
Đó là G của gen liên kết với X của môi trường nội bào
Đó là X của gen liên kết với G của môi trường nội bào
Câu 2: (4 điểm) 
Phân biệt những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính (2 điểm)
NST giới tính
NST thường
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể.
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.

- Trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người (2 điểm)
+ Sơ đồ.
+ Giải thích.
Câu 3 (6 điểm)
a. Từ kết quả F1 đồng tính vàng, trơn ta suy ra tính trạng hạt vàng, trơn là trội; xanh, nhăn là tính trạng lặn (0,5 đ)
Căn cứ vào kết quả thu được ở F2 theo tỷ lệ:
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn = (3 vàng: 1 xanh) (3 trơn: 1 nhăn) phép lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập, từng cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau.
b. Quy ước: (0,5 điểm)
Gen A quy định tính trạng hạt vàng.
Gen a quy định tính trạng hạt xanh
Gen B quy định tính trạng hạt trơn.
Gen b quy định tính trạng hạt nhăn.
Theo bài ra ta có sơ đồ lai:
Pt/c Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn
 	 AABB aabb
Gp AB ab
F1 	 AaBb (100% hạt vàng, trơn)
F1 x F1 AaBb (vàng, trơn) X AaBb vàng, trơn
GF1 AB: Ab: aB: ab

AB
Ab
aB
Ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

 F2




- Tỷ lệ các loại KG: (1 điểm)
- Tỷ lệ các loại KH: (1 điểm)

Câu 4: (4 điểm)
- Đột biến gen là gì? Nêu được khái niệm (0,5 đ)
- Nguyên nhân của đột biến gen (0,5đ)
- Cho ví dụ: 2 – 3 ví dụ (1,5đ)
- Ý nghĩa của đột biến gen (1,5 đ)
Câu 5:
0,51 Mm = 5100 A0
Gen có chiều dài 0,51 Mm có số nuclêôtit là
5100 : 3,4 = 1500 (cặp nuclêôtit) = 3000 (nuclêôtit)
Ta có: A + T + G + X = 3000
Vì A = T, G = X mà bài cho G = 2T
 T + T + 2T + 2T 	= 3000
6T 	= 3000
T 	= 3000 : 6
T 	= 500
 A = T = 500 (nuclêôtit)
G = X = 2T = 2 x 500 = 1000 (nuclêôtit)

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9.doc