Đề thi học sinh giỏi - Môn học ngữ văn lớp 9 thời gian: 120 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn học ngữ văn lớp 9 thời gian: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi - Môn ngữ văn lớp 9 Thời gian: 120 phút I/ Phần trắc nghiệm: (2đ) Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong bối cảnh lịch sử nào? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ C. Chiến dịch Việt Bắc B. Chiến dịch Tây Bắc D. Chiến dịch Biên giới Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đồng chí” là gì? A. Lãng mạn B. Lí tưởng C. Sử thi D. Hiện thực Câu 3: Những hình ảnh nào gắn kết với nhau một cách cao đẹp nhất trong ba câu thơ cuối của bài “Đồng chí”. Người lính, rừng hoang, vầng trăng Người lính, vầng trăng, sương muối Người lính, khẩu súng, rừng hoang Người lính, khẩu súng, vầng trăng Câu 4: Phương thức biểu đạt của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống với phương thức biểu đạt của bài thơ nào nhất? A. Lượm B. Đồng chí C. Quê hương D. Cảnh khuya Câu 5: Em có nhận xét gì về giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tự nhiên, trẻ trung, khoẻ khoắn Tự nhiên, thiết tha, gần gũi Sinh động, nhẹ nhàng, sâu lắng Sâu lắng, gần gũi, thiết tha Câu 6: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy mang ý nghĩa gì? Thiên nhiên hồn nhiên tươi mát Người bạn tri kỷ thời thơ ấu và thời chiến tranh ở rừng Quá khứ nghĩa tình và vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống Gồm cả ý A, B, C Câu 7: Từ “Mặt trời” trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” được sử dụng biện pháp chuyển nghĩa gì? A. Nhân hoá B. Nói quá C. Hoán dụ D. ẩn dụ Câu 8: “Đại học Bách khoa” là trường Đại học gì? Là trường đại học có một trăm khoa Là trường đại học đào tạo một trăm ngành khoa học Là trường đại học đào tạo một trăm nghề kỹ thuật Là trường đại học đào tạo kĩ sư cho nhiều ngành kĩ thuật II/ Phần tự luận (8đ) Câu 1: (2đ) Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) - Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì? - Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó. Câu 2 (6đ) Chuyển nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời nhân vật người cháu. ––––––––***––––––––– đáp án, thang điểm Môn Ngữ văn 9 I/ Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0.25đ Câu 1 Đáp án C Câu 2 Đáp án D Câu 3 Đáp án D Câu 4 Đáp án B Câu 5 Đáp án A Câu 6 Đáp án D Câu 7 Đáp án D Câu 8 Đáp án D II/ Phần tự luận: Câu 1: * 2 câu thơ của Viễn Phương Câu thơ thứ 2: “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ: ẩn dụ * 2 câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm - Câu thơ thứ 2 “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ: ẩn dụ. - Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ + Mặt trời trong lăng là Bác Hồ. Mặt trời là biểu tượng của chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. + Mặt trời là em bé, đang nằm trên lưng mẹ. Mặt trời là biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của người mẹ với con đ Tình yêu con cháy bỏng. Câu 2: Về nội dung: Từ hiện tại người cháu kể được những kỉ niệm về bà cùng với hình ảnh bếp lửa gắn liền với tuổi thơ gian khó, sống với bà, xa cha mẹ, bà nuôi nấng, dạy dỗ đ trưởng thành. + Về hình thức. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc - Bám sát nội dung bài “Bếp lửa” - Có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận.
File đính kèm:
- de kiem tra hoc ki 1.doc