Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 10 Trường PT Cấp 2-3 Tân Sơn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 10 Trường PT Cấp 2-3 Tân Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT cấp 2-3 tân Sơn

Đề thi HSG môn Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 180 phút



Câu 1(3 điểm):
Anh (chị) hãy so sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả của họ.
Câu 2(7 điểm):
“ Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm : từ yếu đuối,thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” (Phần Ghi nhớ truyện Tấm Cám). Anh (chị) hãy phân tích truyện Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.



Hết.



























Trường PT cấp 2-3 Tân Sơn


 Đáp án đề thi HSG môn Ngữ Văn 10
Câu 1 (3 điểm):
Ca dao hài hước là những lời ca mỉa mai,hài hước về những thói hư ,tật xấu ,thể hiện tâm hồn lạc quan ,yêu đời của người lao động trong cuộc sống còn nhiều lo toan,vất vả của họ.(0.5điểm).
Tiếng cười tự trào trong ca dao hài hước là tiếng cười chính bản thân mình ,tự trào về cái nghèo của mình.(0.5điểm).
Bài ca dao đưa đến cho chúng ta tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo thuở trước,một tiếng cười trào lộng ,thông minh ,hóm hỉnh. Tiếng cười tự trào của đôi trai gái trong bài ca dao đã thể hiện rõ tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của họ: Họ luôn sống vui trong cảnh nghèo khó của mình.(0.5 điểm).
Tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước là tiếng cười về một số loại người trong xã hội ,nhằm mục đích phê phán ,châm biếm những thói hư ,tật xấu trong xã hội.(0.5 điểm)
Nhìn chung ,tác giả dân gian châm biếm,phê phán với thái độ vui vẻ ,nhẹ nnhàng chứ không sâu cay, gay gắt.(0.5 điểm).
Đặc sắc nghệ thuật trào lộng qua các bài ca dao được tạo nên bởi những biện pháp nghệ thuật :nói quá,tương phản,so sánh,.. chún kết hợp với nhau tạo nên cách nói ,giọng nói mỉa mai dí dỏm,nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa châm biếm lại sâu sắc.(0,5 điểm).
Câu 2.(7 điểm):
 Mở bài(1 điểm):Truyện Tấm Cám phản ánh số phận của cô gái mồ côi ,bất hạnh. “Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến củae hình tượng nhân vật Tấm :từ yếu đuối,thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sốngvà hạnh phúc cho mình”.
 Thân bài(5 điểm):
Phần đầu của truyện là hình ảnh cô Tấm hiền lành,chăm chỉ,trong trắng nhưng luôn bị bắt nạt và hãm hại. Mỗi lần bị bắt nạt và hãm hại,Tấm chỉ biết khóc,không biết làm gì khác,rất yếu đuối,thụ động;phải nhờ đến sự trợ giúp của Bụt: giỏ tép bắt được bị Cám trút hết,Tấm ngồi khóc hu hu;con cá bống bị mẹ con Cám giết thịt ,Tấm oà khóc; nhà vua mở hội,Tấm không được đi vì mụ dì ghẻ lấy một đấu gạo trộn lẫn với đấu thóc ,bắt Tấm nhặt,bèn ngồi khóc một mình;Bụt sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp,nhưng Tấm lại nức nở khóc vì quần áo rách dưới quá ,sợ người ta không cho vào xem hội.Đến khi trở thành hoàng hậu rồi ,Tấm vẫn nhân hậu ,tin người nên đã bị mẹ con Cám lập mưu giết chết.(1.5 điểm).
Nhưng cô Tấm hiền lành ,yếu đuối ,thụ động vừa bị giết thì một cô Tấm mạnh mẽ,quyết liệt đã sống dậy,hoá kiếp nhiều lần để chiến đấu với kẻ thù và trở về với cuộc đời để đòi lấy hạnh phúc của mình:Tấm hoá thành chim vàng anh,báo hiệu sự có mặt của mình:vàng anh bị giết thịt,Tấm hoá thành cậy xoan đào:cây xoan đào bị chặt, Tấm hoá thân vào khung cửi để tuyên chiến với kẻ thù; khung cửi bị đốt,Tấm hoá thành cây thị mà trở về với cuộc đời.(1đ)
Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt ,quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác,đồng thời thể hiện sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực tàn bạo.(1đ)
Tấm trở về với cuộc đời ,sống cuộc sống của một hoàng hậu là phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành”:mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng là thể hiện quan niệm ‘ác giả ác báo” của nhân dân ta. Sự chuyển biến của hình tượng Tấm từ yếu đuối,thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại hạnh phúc thể hiện quan niệm và ước mơ của người lao động về công bằng xã hội ,về hạnh phúc:người lương thiện không thể chết oan ,phải được hưởng hạnh phúc ,còn kẻ ác nhất định phải bị trừng phạt:hạnh phúc của con người ở ngay cõi đời này và do chính mìmh đấu tranh để gìành lấy. Vẻ đẹp của hình tượng Tấm với chiều sâu ý nghĩa như vậy đã làm nên nét đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám.(1.5 điểm).
 Kết bài(1 điểm):Khẳng định lại giá trị nội dung ,nghệ thuật của truyện Tấm Cám .Nêu nhận định và rút ra bài học của bản thân qua truyện cổ tích này.(1 đ).

 Lưu ý: Trong bài làm của học sinh có thể có thêm những phát hiện mới,GV có thể linh hoạt trong cách cộng điểm khuyến khích hoặc trong bài làm mắc một số lỗi cơ bản ,GV cũng căn cứ vào đó để trừ điểm một cách thích hợp.Trên đây mới chỉ là định hướng cho một vài yêu câù cơ bản trong bài làm của HS.
	Hết.


















File đính kèm:

  • docde van 10.doc