Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 năm học 2006 - 2007
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 năm học 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Cam Lộ Đề Thi Học sinh giỏi Môn Ngữ văn Lớp 9 Năm học 2006 - 2007 Thời gian 120 phút (Không kể thời gian giao đề) GT1.................... GT2 ................... Mã Phách Họ tên TS: ........................................... Só Báo danh: ......................................... HS trường: ........................................... ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Mã phách Chữ ký của GK 1)................................... 2)................................... Điểm ghi bằng số: ........ Bằng chữ: ...................... Phần 1 - Trắc nghiệm Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo lại một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...” 1a) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả B. Tự sự. C. Miêu tả - Tự sự D. Miêu tả - Biểu cảm 1b) Nội dung đoạn văn trên nói gì ? A. Tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc B. Tả bộ mặt của lão Hạc khóc. C. Nỗi đau đớn của lão Hạc khi bán chó. D. Kể chuyện lão Hạc khóc. Câu 2: ý nào nhận định đúng nhất về câu sau ? “Giá những cố tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay một cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” A . Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân. B . Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện . C . Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ. D . Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ mục đích. Câu 3: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Nhớ rừng” được tạo nên từ những điểm nào? Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng. Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, thể hiện “đắt” ý thơ. Giọng thơ khi thì u uất, bực dọc, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và đều tràn đầy cảm xúc. D. Tất cả đều đúng. Học sinh không viết vào khoảng trống này. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 4: Trong các câu thơ sau, câu nào được dùng theo lối hoán dụ ? Bàn tay ta làm nên tất cả. (Hoàng Trung Thông) Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm) Trăng vào cửa sổ đòi thơ. (Hồ Chí Minh) D. Lá vàng rơi trên giấy. (Vũ Đình Liên) Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của văn bản thuyết minh ? Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa hề biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng. Câu 6: Những nét tương đồng về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật giữa hai bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh là gì ? Cùng thể hiện phong thái ung dung tự tại, khí phách hiên ngang bất khuất của nhà chí sĩ các mạng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc cao độ. Cùng có niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc với ý chí chiên đấu vượt lên cảnh ngục tù của các nhà nho yêu nước thế kỉ XX. Cùng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7: Trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, những câu thơ nào bắt buộc phải đối ý, đối lời với nhau? A. Câu 1 và câu 2; câu 3 và câu 4. B. Câu 3 và câu 4; câu 5 và câu 6. C. Câu 5 và câu 6; câu 7 và câu 8. D. Câu 1 và câu 2; câu 7 và câu 8. ---- Hết ---- Phòng GD Cam Lộ Đề Thi Học sinh giỏi Môn: Ngữ văn Lớp 9 Năm học 2006 - 2007 Thời gian 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần ii : Tự luận (8 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 : (6 điểm) Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ---- Hết ---- Phòng giáo dục Cam Lộ Hướng dẫn chấm thi HSG Môn ngữ văn lớp 9 Phần I - Trắc nghiệm (2điểm) Học sinh khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 7. Mổi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1a 1b 2 3 4 5 6 7 Đáp án C C B D A B D B Phần ii - Tự luận (8 điểm) Câu 1 : (2điểm) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (0,5điểm) Câu 2 : (6 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức * Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung (6 điểm) Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 . a) Mở bài (1 điểm): - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. b) Thân bài (4 điểm): * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo. + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu. - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. + Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. + Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được. Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. c) Kết bài (1điểm) Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật: - Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... - Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. -Lieen heej thwcj tees.
File đính kèm:
- DE HSG.doc