Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 năm học 2013-2014 Thời gian làm bài: 150 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 năm học 2013-2014 Thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian làm bài: 150 phút
A. ĐỀ BÀI:
Câu 1(10đ)
Ra-xum Ga-đa-top được mệnh danh là nhà thơ của mọi thời đại có dành cho báo Nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về văn học:
“... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.”
(Đọc hiểu văn bản, SGK Ngữ văn 9, 2005, tr.160)
Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước, con người Việt Nam hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
Câu 2(10đ)
Nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”
(SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.106 - 107)
Cảm nhận của em về điều nhà văn I-li-a Ê-ren-bua muốn nói qua truyện ngắn Làng của Kim Lân.

 Người soát đề	 Người duyệt	Người ra đề

	
Trương Thị Kim Hoan	 Bùi Chi Ký Phạm Thị Liên














B. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
I- Yêu cầu chung:
- Nắm kỹ năng làm văn nghị luận giải thích một ý kiến trên cơ sở dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến đó.
- Chọn lọc các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn tiêu biểu tiêu biểu có giá trị đặc sắc.
- Cảm nhận sâu sắc và tinh tế sự sáng tạo của hai nhà thơ và nhà văn Kim Lân.
- Sử dụng tư liệu lịch sử chính xác
II. yêu cầu cụ thể:
Câu 1(10đ)
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận 
- Văn học nghệ thuật bám rễ chặt chẽ vào đời sống hiện thực khách quan. Đời sống hiện thực phản ánh vào tác phẩm thông qua lăng kính của nhà văn (0.5đ) 
- Dẫn lời nhận xét của Ra-xum Ga-đa-top (0.5đ)
- Khái quát hoàn ảnh đất nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX - đương đầu với TD Pháp và Đế quốc Mĩ. Văn học cách mạng đã hướng ngòi bút vào hiện thực ấy, ca hát về thời đại mình khổ đau mà vô cùng vĩ đại, trong đó có Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. (0.5đ).
b. Thân bài:
* Giải thích khái niệm trong nhận định về mối quan hệ giữa cuộc sống - tác giả - tác phẩm(1đ)
- Chân lí là sự phản ánh sự vật hiện tượng của hiện thực vào nhận thức của con người đúng như chúng tồn tại.
- Văn học là thư kí của cuộc sống hiện thực, là tấm gương phản chiếu hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút.
- Văn học mang nội dung cụ thể của thời đại mình.
*Chứng minh nhận định của Ga-đa-tôp qua hai bài thơ(2.5đ)
- Nền tảng chân lý qua hai tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Nền tảng chân lý của bài thơ Đồng chí là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp từ 1946 - 1954. Dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến với bao khó khăn, gian khổ và thiếu thốn. Lực lượng chính là nông dân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả sức người sức của để giành lấy độc lập, tự do. Chính Hữu là một nhà thơ-chiến sĩ. Bài Đồng chí được sáng tác năm 1948, là trải nghiệm cuộc sống giữa ông và những người đồng đội của mình trong và sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
- Nền tảng chân lý của Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến 1975. Miền bắc vừa xây dựng đất nước, vừa làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.
Giặc Mỹ đã gây ra cuộc chiến tranh hủy diệt, tàn khốc với dân tộc Việt Nam. Song cả dân tộc với tinh thần độc lập, tự do đã đoàn kết đứng dậy đấu tranh, quyết đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Đặc biệt là tinh thần của lớp thanh niên quyết “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Tố Hữu). Phạm Tiến Duật cũng là một nhà thơ-chiến sĩ có mặt trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp ấy. Ông đã sang tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm 1969, khi ông trực tiếp ngồi trên những chiếc xe không kính “hở hông hốc” (lời tác giả) cùng đoàn xe tiến thẳng vào miền Naam qua tuyến lửa khu Bốn.
=> Hai bài thơ đã phản ánh trung thực hiện thưc chiến tranh của đất nước: khổ đau mà vĩ đại, bi tráng-hào hung. Khẳng định chân lý bất biến của dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập,tự do! (Hồ Chí Minh)
* Giai điệu về thời đại được phản ánh một cách chân thực, sinh động, hấp dẫn qua hai thi phẩm(3.5đ)
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
+ Giai điệu về thời đại được nhà thơ Chính Hữu khai thác từ hiện thực của cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ, hi sinh của người lính trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ từ hiện thực đó đi vào tác phẩm không hề tô vẽ. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp Đồng chí được tỏa sáng.
+ Đồng chí - họ là những người lính nông dân từ những vùng quê nghèo khoa hội tụ về thành Đồng chí đồng đội, Đồng chí hướng, đồng nhiệm vụ cầm súng bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Buổi đầu xa lạ để rồi thành “tri kỉ”, thành “đồng chí”, “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” vượt lên tất cả.
+ Họ cùng chung cuộc sống gian nan, thiếu thốn: “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách”,”quần vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không giầy”, “rừng hoang sương muối”.
+ Gian nan, thiếu thốn,hi sinh nhưng lí tưởng của người lính vô cùng cao đẹp. Đó là lí tưởng chiến đấu bảo vệ đất nước. Vẻ đẹp chân thực nhưng cũng rất hào hoa của người lính được nhà thơ thể hiện bằng hình ảnh nghệ thuật đầy sáng tạo “Đầu súng trăng treo”. Bút pháp lãng mạn bay bổng ở hình ảnh kết thúc của bài thơ để lại ấn tượng, dư ba trong tâm hồn người đọc.
=> Hình ảnh người lính thể hiện lên chân thực, giản dị, gắn bó keo sơn trong mọi hoàn cảnh. Vất vả, gian nan nhưng họ vẫn lạc quan, vẫn tin ở thắng lợi cuối cùng. Bài thơ Đồng chí trở thành biểu tượng cho thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
+ Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác từ hiện thực những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Giặc Mĩ bắn phá miền b.ắc ác liệt với âm mưu hủy diệt, chặn đứng con đường huyết mạch nối liền hai miền nam-Bắc. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những chiếc xe vận tải tiếp sức cho tiền tuyến đã biến thành dị dạng: không kính, không đèn, không mui… Song chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi, những chiếc xe vẫn ngày đêm băng qua bom đạn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hung, phản ánh đúng tính chất khốc liệt của cuộc chiến. Hình ảnh thơ trần trụi nhưng lại là hình ảnh độc đáo, đầy sang tạo của nhà thơ. Nhờ đó mà bài thơ trở thành nổi tiếng, được nhiều người ưa thích.
+ Song cái giai điệu về thời đại mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn ca hát, đó là vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe. Với tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi thường hiểm nguy, thử thách, trẻ trung hồn nhiên, ấm ấp tinh thần đồng đội, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của người lính xế, nhà thơ đã tạc nên chân dung người lính - tuổi tre Việt Nam thời chống Mĩ: hào hung, hào hoa, bi tráng.
=> Bài thơ vừa mang thanh khí của thời đại, vừa mang tầm vóc lịch sử. Đó là tiếng nói của cuộc sống hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mĩ. Nó là biểu tượng anh hùng tuyệt vời về người lính Trường Sơn. Bài thơ góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh gian khổ mà oanh liệt, “Vang tự hào giữa thế kỉ hai mươi” (Tố Hữu)
c/ Kết bài
- Hai bài thơ là hai giai điệu ca hát cho hai thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược của dân tộc. Là bài ca về người lính giúp thế hệ sau thấy được họ đã sống, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt như thế nào. (0.5đ)
- Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là những nhà thơ tài hoa, có sự sáng tạo độc đáo, tạo nên hai thi phẩm - hai bài ca hát mãi với thời gian làm rung động lòng người. Vẻ đẹp của nó đã minh chứng cho nhận định của Ra-xum Ga-đa-tôp: “hát đúng giai điệu về thời đại của mình” và “miêu tả một cách trung thực bằng hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”(0.5đ)
Câu 2 (10đ)
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận
- Có ý kiến cho rằng: tình yêu gia đình là nền móng duy nhất của tình yêu quê hương đất nước. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua cũng khẳng định: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”
- Người ta không thể yêu tổ quốc mà lại không bộc lộ tình cảm gần gũi, chân thành nhất với gia đình, làng xóm, miền quê của mình. nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là một minh chứng xác đáng cho tình yêu ấy.
b. Thân bài
*Giải thích sơ lược ý kiến của I-li-a Ê-ren-bua 
- Vì sao nhà văn Nga lại khẳng định tình yêu Tổ quốc lại được phát trieenrtwf lòng yêu nhà, yêu làng xóm, quê hương?
- Lòng yêu nước được nhà văn cụ thể hóa khái niệm ấy từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến khái quát, từ nhỏ đến lớn, từ gần gũi đến thiêng liêng để khẳng định tư tưởng lớn lao: lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc. Đó không phải xa xôi, trừu tượng mà rất gần gũi, nó được xây dựng từ tình yêu gia đình - cơ sở, nền tảng duy nhất của tình yêu làng xóm, quê hương đất nước.
- Xây dựng gia đình của mình ấm no hạnh phúc đó là tình yêu Tổ quốc. Góp phần xây dựng làng xóm, quê hương giàu đẹp đó là tình yêu Tổ quốc. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, sẵn sàng bảo vệ đó là tình yêu Tổ quốc. Nhân vật ông Hai của Kim Lân là người nông dân yêu quê hương, đất nước, Tổ quốc, chính là người có đủ phẩm chất ấy.
*Chứng minh: Tình yêu làng, yêu kháng chiến của ông Hai qua các mốc thời gian.
- Ông Hai là người có tình yêu đặc biệt sâu sắc với làng Chợ Dầu - nơi chôn rau cắt rốn của ông.
+ Trước Cách mạng: 
Ông luôn tự hào về làng chợ Dầu của ông giàu đẹp.
Ông say me khoe đến nỗi nhầm lẫn khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc người làng. Nhưng khi Cách mạng thành công, ông mới hiểu ra cái sinh phần ấy là do viên Tổng đốc bóc lột mà có nên ong thấy thù ghét nó.
+ Sau Cách mạng, ông Hai phấn khởi trong cuộc sống tự do, ông lại khoe về nhiều điều khác của làng Chợ Dầu: Phong trào cách mạng sôi nổi, lôi cuốn nhiều đoàn thể tầng lớp tham gia trong đó có ông. Làng có “cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng…”
- Ở nơi tản cư:
+ Ông nhớ làng Chợ Dầu đêna day dứt, cồn cào. Ông thường một mình nhâm nhi những kỉ niệm ngày còn ở làng với an hem, ông đã cùng anh em tham gia kháng chiến, đào hào, đắp ụ, hát hò, bong phèng vui biết bao nhiêu “Chao ôi!... nhớ cái làng quá.”
+ Ngày nào cũng vậy, ngoài giờ giúp đỡ gia đình vợ con, ông cũng dành thời gian ra phòng thông tin nơi tản cư nghe ngóng thông tin, tình hinh kháng chiến. Nhận được tin thắng trận của ta, “ruột gan ông lão múa cả lên, vui quá!.”
- Khi nghe tin thất thiệt:
+ Ông đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông đau đớn, nhục nhã, xấu hổ ê chề. Tâm trạng ông day dứt, nặng nề, không dám đi đâu, không dám tiếp xúc với ai, ông sợ tất cả
+ Ông vẫn giữ lập trường: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tự nói với lòng mình trung thành với kháng chiến với cụ Hồ. Dù có chết tấm lòng ấy không hề đơn sai.
- Tình huống được cải chính:
+ Khi nghe được tin cải chính làng không theo giặc, lòng ông Hai lại vui sướng như mở cờ. Ông lại hớn hở đi khoe: làng ông bị đốt, nhà ông bị đốt, cháy tiệt!
+Đây là minh chứng hung hồn cho làng Chợ Dầu của ông trung thành với Cách mạng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Bởi cái lí theo giặc thì sao giặ còn đốt phá làng?
=> Có thể nói, đây là một nhân vật nông dân có tình yêu làng, yêu quê hương đến tuyệt đối. Tình yêu làng thống nhất với tình yêu kháng chiến, đất nước, Tổ quốc.
c. Kết bài
- Ông Hai là hình tượng tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu làng sâu sắc. Sẵn sàng hi sinh tài sản, tính mạng để bảo vệ làng xóm, quê hương đất nước.
Kim Lân đẫ khéo léo đặt nhân vật của mình vào tình huống gay gắt để bộc lộ tính cách, tình cảm, thông qua đó gửi gắm tư tưởng yêu nước của nhà văn.
 
* Biểu điểm cụ thể: 
- Điểm 10: Bài viết đảm bảo các yêu cầu chung đã nêu trên.
- Điểm 7: Bài viết đúng yêu cầu về nội dung song kỹ năng diễn đạt còn chưa thật có sức hấp dẫn, chưa nhiều cảm xúc, còn mắc 1-2 lỗi diễn đạt.
- Điểm 5: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu về nội dung song cách diễn đạt có chỗ còn vụng, chủ yếu mới dừng lại ở việc giải thích nội dung (yêu cầu a), dẫn chứng còn ít và chưa thật tiêu biểu, còn mắc trên 3- 4 lỗi chính tả và lối diễn đạt.
- Điểm 2: Bài làm còn quá sơ lược.
* Lưu ý: HS có thể triển khai các ý không theo trình tự như trên hoặc thiếu một vài ý trên hoặc có những ý khác mà vẫn hợp lí thì GK đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung của toàn bài.
Các mức điểm khác người chấm dựa vào thang điểm trên để đánh giá.





File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Van 9 THCS Thanh Van.doc