Đề thi học sinh giỏi môn Sinh 9 - Đề 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Sinh 9 - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Đề Ra Câu2: (1,5đ).Tại sao đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất? Câu 3: (2,0đ)Hãy giải thích để chứng minh sự trao đổi chất ở cơ thể người là nối tiếp quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ? Câu4: (2,0đ)Giải thích tại sao cơ thể dị hợp tử lại tạo ra nhiều loại giao tử so với những cơ thể đồng hợp tử? Câu5: (3 đ) Lai giữa hai cây cà chua P thu được F1 rồi tiếp tục cho F1giao phấn với nhau. F2 thu được: - 630 cây cà chua thân cao, quả đỏ. -210 cây cà chua thân cao, quả vàng. - 209 cây cà chua thân thấp, quả đỏ. -70 cây cà chua thân thấp, quả vàng. Biết 2 cặp tính trạng về chiều cao và màu quả độc lập với nhau. A, Giải thích kết quả và lập sơ đồ lại của F1. B, Từ đó suy ra kiểu gen, kiểu hình của cặp P đã mang lại và lập sơ đồ lại minh hoạ. B. Đáp án Học Sinh Giỏi Câu2: (1,5đ) Đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen, và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Prôtêin. (0,5đ) Vai trò của đột biến gen: Đột biến gen tạo ra gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp.(0,25đ) Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, đột biến làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh. (0,5đ) Đột biến có lợi có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt.(0,25đ) Câu3: (2,0đ) Năng lượng khởi đầu cho sự sống là ánh nắng mặt trời. (0,25đ) Cây xanh hấp thu một phần năng lượng này để tiến hành quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ khi CO2 và nước. (0,25đ) Như vậy năng lượng mặt trời đã chuyển sang thành năng lượng tích luỹ trong chất hữu cơ của cây xanh. Động vật ăn cây xanh, năng lượng chuyển sang tích luỹ trong chất hữu cơ của động vật. (0,25đ) Người ăn cả thực vật và động vật. Thức ăn vào cơ thể người được biến đổi và sau đó tổng hợp những chất hữu cơ đặc trưng của tế bào và cơ thể người.(0,25đ) Vậy năng lượng từ thực vật và động vật đã chuyển sang tích luỹ trong chất đặc trưng đó. (0,25đ) Khi cơ thể người hoạt động, chất đặc trưng được phân giải tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, sản phẩm tạo ra từ quá trình phân giải này là khí CO2, nước và năng lượng. (0,25đ) Khí CO2 và nước đươc cơ thể người thải ra môi trường cung cấp nguyên liệu để cây xanh tiếp tục thực hiện quá trình tổng hợp.(0,25đ) Như vậy, sự trao đổi chất ở cơ thể người là nối tiếp quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tự nhiên.(0,25đ) Câu4:(2,0đ) Cơ thể dị hợp là cơ thể có tính di truyền không ổn định.(0,25đ) Nếu dị hợp tử về một cặp gen tạo nên hai loại giao tử. Vậy nếu có n cặp gen dị hợp tồn tại n cặp nhiễm sắc thể khác nhau sẽ tạo nên 2n loại giao tử .(0,25đ) Trong khi đó những cơ thể đồng hợp tử chỉ tạo ra 2o= 1 loại giao tử. Trong cơ thể mỗi loài sinh vật có hàng ngàn, hàng vạn gen. Vì vậy tần số biến dị tổ hợp là rất lớn. (0,25đ) Trong trường hợp các gen không alen cùng liên kết trên một nhiễm sắc thể thì những cơ thể dị hợp vẫn cho nhiều loại giao tử hơn. (0,25) Ví dụ: Có 2 cặp gen: tạo ra 2 loại giao tử khi gen liên kết hoàn toàn, tạo ra 4 giao tử khi gen có hoán vị. Còn các cơ thể đồng hợp , ,; chỉ tạo ra 1 loại giao tử. (0,25đ) Đối với các cơ thể đa bội, dị bội, dị hợp tử thì giảm phân vẫn tạo ra nhiều loại giao tử hơn so với cơ thể đa bội thể, dị bội thể đồng hợp tử. (0,25đ) Ví dụ: Cơ thể tứ bội: (0,25đ) AAaa tạo ra 3 loại giao tử : AA, Aa, aa. AAAa tạo ra 2 loại giao tử: AA, Aa. Aaaa tạo ra 2 loại giao tử: Aa , aa. aaaa tạo ra 1 loại giao tử: aa . AAAA tạo ra 1 loại giao: AA. Ví dụ: Cơ thể dị bội. (0,25đ). AAa tạo ra 4 loại giao tử: AA , Aa, A, a . Aaa tạo ra 4 loại giao tử: Aa , aa , A, a. AAA tạo ra 2 loại giao tử : AA, A. aaa tạo ra 2 loại giao tử : aa, a. Câu5: (3đ) a, Giải thích kết quả và lập sơ đồ lại của F1: Kết quả kiểu hình của F2 có tỉ lệ 630: 210: 209: 70. Xấp xỉ : 9: 3: 3: 1. *Phân tích từng tính trạng của F2 ta có : Về chiều cao cây: (0,5đ) Thân cao = = . Xấp xỉ 3 thân cao. Thân thấp 1 thân thấp F2 có tỉ lệ của định luật phân li. Suy ra thân cao là tính trạng trội so với thân thấp. Quy ước A: Thân cao; a: Thân thấp . F2 có tỉ lệ 3 :1 F1 đều dị hợp (Aa) F1: Aa x Aa Về màu quả: (0,5đ) Quả đỏ = = xấp xỉ Quả vàng F2 có tỉ lệ của định phân li. Suy ra quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng. Qui ước: B: Quả đỏ; b : Quả vàng. F2 có tỉ lệ 3 :1 F1 đều dị hợp (Bb) F1: Bb x Bb Tổ hợp 2 tính, suy ra F1 đều dị hợp 2 cặp gen AaBb lai với nhau, kiểu hình của F1 là thân cao, quả đỏ.(1,0đ) SĐL: F1: AaBb ( Thân cao, quả đỏ) x AaBb (Thân cao, quả đỏ). GF1: AB , Ab , aB, ab AB , Ab , aB , ab . F2. AB Ab aB ab AB AABB.(Cao, đỏ) AABb (Cao, đỏ) AaBB(cao,đỏ) AaBb(cao, đỏ) Ab AABb(cao, đỏ) AAbb (cao,vàng) AaBb(cao,đỏ) Aabb(cao,vàng) aB AaBB ( Cao, đỏ) AaBb ( cao, đỏ) aaBB (thấp,đỏ) aaBb(thấp, đỏ) ab AaBb (Cao, đỏ) Aabb( cao, vàng) aaBb(thấp, đỏ) aabb(thấp,vàng). F2 có: 9 A- B - : 9 cây cao, quả đỏ. 3A – bb : 3 cây cao, quả vàng. 3 aaB- : 3 cây thấp, quả đỏ. 1aabb : 1 cây thấp, quả vàng. b. Kiểu gen, kiểu hình của P. (1,0đ) Do F1 đồng loạt chứa 2 cặp gen dị hợp AaBb . Suy ra cặp P mang lại phải thuần chủng về 2 cặp gen tương phản. Kiểu gen, kiểu hình của cặp P có thể là 1 trong hai trường hợp sau đây: P: AABB (thân cao, quả đỏ) x aabb (Thân thấp ,quả vàng.) Hoặc: P: AAbb (Thân cao, quả vàng ) x aaBB ( thân thấp, quả đỏ). Sơ đồ minh hoạ: Trường hợp 1: P : AABB ( Thân cao, quả đỏ) x aabb (thân thấp, quả vàng) GP: AB ab F1 AaBb Kiểu hình: 100% thân cao, quả đỏ. Trường hợp 2: P : AAbb (Thân cao, quả vàng) x aaBB ( Thân thấp, quả đỏ) GP : Ab aB F1 AaBb Kiểu hình : 100% : (Thân cao, quả đỏ)
File đính kèm:
- De thi HSG Sinh 9 co DA.doc