Đề thi học sinh giỏi - Môn: Sinh (Đề đề xuất)

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn: Sinh (Đề đề xuất), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Huyện Bù Gia Mập ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
PGD Huyện Bù Gia Mập	 Môn : Sinh
 	 Thời gian : 150 phút ( không kể phất đề)
Đề đề xuất gồm 1 trang
Câu 1: ( 2,5 điểm)
So sánh những điểm khác nhau giữa kết quả phép lai phân tích F1 Trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng? Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống ? 
Câu 2: (2,5điểm)
Tại sao người ta phải gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ? Tại sao khi gây đột biến người ta phải chọn những tác nhân cụ thể đối với các đối tượng và bộ phận khác nhau của sinh vật? 
Câu 3: .(2 điểm)
Một người có bộ NST 44A+ X đây là hội chứng (Bệnh) gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng 
Câu 4: :(1,5điểm)
Liên kết hyđrô trong gen sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp sau
- Mất 1 cặp Nuclêôtit
Thay cặp Nuclêôtit này bằng cặp Nuclêotit khác
Câu 5: (2 điểm)
Menđen nghiên cứu di truyền bằng phương pháp gì? Em hãy phân tích tính độc đáo của phương pháp đó.? 
Câu 6. (3 điểm)
 Ở lúa tính trạng thân cao tương phản với tính trạng thân thấp, tính trạng hạt tròn tương phản với tính trạng hạt dài. Trong một số phép lai ở F1 người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% cây lúa thân cao hạt tròn : 255 cây lúa thân thấp hạt tròn
- Phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp hạt dài : 25% cây lúa thân thấp hạt tròn 
Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P và F1 
Câu 7: (3 điểm)
Ở cà chua có bộ NST 2n= 24. Có 2 tế bào sinh dưỡng Avà B nguyên phân 1 số đợt liên tiếp . Tổng số NST trong các tế bào con là 288 
Tính số đợt nguyên phân của tế bào A và B ? Cho biết số tế bào con của B hơn so với tế bào A là 4 tế bào 
Số NST môi trường cung cấp cho tế bào B là bao nhiêu
Câu 8: (3,5 điểm)
Một đoạn AND nhân đôi một số đợt . Trong tổng số ADN con sinh ra thấy có 6 mạch đơn đều chứa các Nuclêôtit tự do, hai mạch đơn còn lại có nguồn gốc từ ADN ban đầu . Mạch thứ nhất của ADN ban đầu có A = 225 và G = 375. Mạch thứ 2 của ADN có A=300, G= 600. . Tính số Nuclêôtít từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên của ADN
 ..HẾT..
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn sinh năm học 2011-2012
Câu 1: (2,5 điểm) 
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
Điểm
2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST 
2 cặp gen tồn tại trên một cặp NST 
0,5
Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự dơ nên F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau 
Các cặp gen liên kết với nhau khi giảm phân nên F1 chỉ tạo ra 2 loại giao tử 
0,5
Kết quả lai phân tích tạo ra 4 kiểu gen và 4 kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1
Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1
0,5
- Ý nghĩa của di truyền liên kết
Đảm bảo sự di truyền bên vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng nằm trên 1 NST ( hạn chế biến dị) . 
Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau
0,5
0,5
Câu 2: (2,5 điểm)
Vì muốn có giống mới phù hợp với mong muốn thí phải có vật liệu mới để lựa chọn.Trong tự nhiên tần số đột biến tạo vật liệu mới rất thấp chỉ chiếm từ 0,1-0,2%. Do vậy người ta phải sử dụng biện pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Gây đột biến người ta phải chọn những tác nhân cụ thể vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền
Tia phóng xạ có sức xuyên sâu để gây đột biến gen hoặc đột biến NST
Tia tử ngoại có sức xuyên sâu kém nên để xử lý vật liệu có kích thước bé 
Các loại hoá chất có tác dụng chuyên biệt, đặc thù đối với các nuclêotit nhất định của gen
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (2 điểm)
Là hội chứng Tớc nơ
Cơ chế hình thành:
Do trong quá trính phát sinh giao tử cặp NST giói tính phân ly bất thường tạo ra giao tử 22A + 0 
Trong quá trình thụ tinh giao tử 22A+ 0 kết hợp với giao tử bình thường 22A+ X Tạo ra hợp tử 44A+X => Gây ra hội chứng Tơc nơ
Biểu hiện: Nữ, lùn, cổ ngắn, cơ quan sinh dục kém phát triển, không có kinh nguyệt thường mất trí và không có con
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4 (1,5điểm)
Số liên kết Hyđrô sẽ thay đồi như sau
- Mất đi một cặp Nuclêôtit 
+ Nếu mất cặp A-T sẽ giám đi 2 liên kết Hyđrô
+ Nếu mất cặp G-X sẽ giám đi 3 liên kết hyđrô
Nếu thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nluclêôtit khác
+ Nếu thay cặp A-T bằng cặp T-A hoặc cặp G-X bằng cặp X-G số liên kết Hyđrô trong gen sẽ không thay đổi
+ Nếu thay cặp X-G bằng cặp T-A giám đi 1 liên kết Hyđrô
+ Nếu thay cặp T-A bằng cặp G-X tăng thêm 1 liên kết hyđrô
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 5: (2điểm)
- Menđen nghiên cứu sự di truyền bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai:
- Tính độc đáo của phương pháp là:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản
Tức là trước khi đem lai ông đã Tạo ra dòng thuần chủng và để ý các tính trạng cần nghiên cứu có sự tương phản để dễ theo dõi
+ Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp : dù lai nhiều cặp thì ông cũng tách riêng từng cặp để theo dõi
+ Thống kê phân tích các số liệu thu được ở đời con, cháu chúng. Ông theo dõi phân tích sự di truyên riêng, chung của các tính trạng không chỉ ở F1 mà cả F2,F3 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6 (3 điểm)
Xác định trội - lặn
Phép lai 1: Xét tính trạng về chiều cao ở F1 có 75% cây cao : 25% cây thấp (3:1) => Cây cao (A) là tính trạng trội so với cây thân thấp ( a) . P có kiểu gen Aa kiểu hính là cây cao (1)
Phép lai 2: xét tỉ lệ tính trạng hình dạng hạt ở F1 có 75% hạt dài : 25% hạt tròn (3:1) => Hạt dài (B) là tính trạng trội so với hạt tròn (b). P có kiểu gen là Bb kiểu hình hạt dài (2)
Xác định kiểu gen của P và F1 của phép lai 1
Phép lai 1:Tính trạng hình dạng hạt ở F1 có 100% hạt tròn => P có kiểu gen bb (3)
 Kết hợp (1) và (3 ) => Phép lai 1 P có kiểu gen là Aabb( cao, tròn) x Aabb (cao, tròn) 
Sơ đồ lai : P. Aabb x Aabb
 G. Ab, ab Ab, ab
 F1 AAbb , Aabb, Aabb, aabb (3 cao tròn :1 thấp tròn)
Xác định kiểu gen của P và F1 của phép lai 2
Phép lai 2 tính trạng chiều cao cây ở F1 có 100% thân thấp => P có kiểu gen aa (4). Kết hợp (2) và (4) => P có kiểu gen là aaBb ( thấp dài) x aaBb (Thấp dài)
Sơ đồ lai : P. aaBb x aaBb
 G. aB, ab aB, ab
 F1 aaBB , aaBb, aaBb, aabb (3 Thấp, dài :1 thấp ,tròn)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7: 3 điểm
Số đợt nguyên phân của tế bào A và B là
Tổng số tế bào con của A và B là: 288 / 24 = 12 tế bào
Gọi x là số đợt nguyên phân của tế bào A, y là số đợt nguyên phân của tế bào B =>
 số tế bào con của A là 2x và B sẽ là 2y = 2 x + 4
Ta có : 2x + 2 x + 4 = 12 => 2.2x = 12- 4 => 2x = 4 = 22 => x=2
2y = 2x + 4 = 8 = 23 .=> y =3 
 Tế bào A nguyên phân 2 đợt. Tế bào B nguyên phân 3 đợt 
Số NST môi trường cung cấp cho tế bào B nguyên phân là:
 Tổng số NST Môi trường cung cấp = 2n. (23 -1) = 24. 7= 168 NST 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 8 (3,5điểm)
Mỗi ÂDN con có 2 mạch . Có 6 mạch mới và 2 mạch từ AND ban đầu . Vậy tổng số mạch của ADN con là 6+2=8 mạch . Số ADN con là 8/2=4
Một ADN ban đầu nhân đôi tạo ra 4 ADN con chính tỏ đã nhân đôi 2 đợt
ADN ban đầu có A2= T1=300.; T2=A1=225. G2=X1=600; X2=G1=375
Vậy ADN có : A=T= A1+A2 = 300 +225 = 525. 
 G=X= G1+ G2 = 375 + 600 = 975
Số Nuclêôtít tự do cung cấp là: A= T = 525 (22 -1) = 1575
 G= X= 975 (22 -1) = 2925
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
	HẾT

File đính kèm:

  • docDE THI HSG HUYEN 1112.doc
Đề thi liên quan