Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học 6 thời gian 120 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học 6 thời gian 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Lang Chánh
Trường THCS Yên Khương
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Sinh học 6
 Thời gian 120 phút
I.MỤC ĐÍCH:
 - Ra đề thi học sinh giỏi môn sinh học 6 của Trường THCS Yên Khương.
 - Thời gian 120 phút
 - Áp dụng cho đối tượng HS khá, giỏi của Trường THCS Yên Khương.
II.HÌNH THỨC: Tự luận 100%
III.THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
1. Mở đầu
03 tiết
Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng, còn vật không sống thì không.
10% = 2 đ
0% = 0 điểm
100% = 2 điểm
0% = 0 điểm
0% = 0 điểm
2. Tế bào thực vật
04 tiết
Kể được các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của nó 
Vẽ và chú thích được sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
22,5%=4,5đ
44% = 2điểm
0% = 0 điểm
56% = 2,5 điểm
0% = 0 điểm
3. Rễ
05 tiết
Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm và lấy được ví dụ 
 Phân biệt các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
25%= 5đ
60% = 3điểm
0% = 0 điểm
40% = 2 điểm
0% = 0 điểm
4. Thân
06 tiết
Tìm điểm khác nhau cơ bản của dác và ròng.
Người ta chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt ? tại sao?
15%= 3đ
0% =0 điểm
67% = 2 điểm
33% = 1 điểm
0% = 0 đ
5. Lá
09 tiết
Nêu khái niện quang hợp và viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp.
Vì sao không nên để nhiều hoa hay cây cảnh trong phòng ngủ vào ban đêm.
15%= 3đ
0% = 0 điểm
100% = 3 điểm
0% = 0 điểm
0% = 0 điểm
6. Sinh sản sinh dưỡng
( 2 tiết)
Phương pháp bảo quản và trồng khoai lang, lí do không trồng khoai bằng củ.
12,5%=2,5đ
0% = 0 điểm
0% = 0 điểm
100% = 2,5điểm
0% = 0 điểm
10 câu
100% =20đ
2 câu
5 điểm = 25% 
4 câu
7 điểm = 35 %
4 câu
8 điểm = 40% 
0 câu
0 điểm = 0% 

 IV: CÂU HỎI
Câu 1: (2 điểm) Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau ?
Câu 2: (4,5 điểm)
 a. Nêu các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật?
 b. Hãy vẽ và viết chú thích về sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
Câu 3: (5 điểm)
Có mấy loại rễ chính? Hãy nêu đặc điểm của từng loại? Lấy một vài ví dụ cho mỗi loại rễ.
Phân biệt các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ?
Câu 4: (3 điểm)
	a. Tìm điểm khác nhau cơ bản giữa dác và ròng ?
	b. Người ta chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt ? tại sao ?
Câu 5. ( 3 điểm)
a. Nêu khái niện quang hợp và viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp.
	b. Vì sao không nên để hoa, cây cảnh trong phòng ngủ kín vào ban đêm?
Câu 6: ( 2,5 điểm)
	Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ? Tại sao không trồng bằng củ?
V. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu 
Đáp án
Điểm
1
Giữa vật sống và vật không sống có những điểm khác nhau sau:
- Trao đổi chất (ví dụ: trao đổi nước của cây)
- Lớn lên (sinh trưởng- phát triển) Ví dụ: Sự lớn lên của cây bưởi, cây nhãn...
- Sinh sản (Ví dụ: Sự ra hoa, kết quả của cây bưởi, cây nhãn…)
- Cảm ứng (Ví dụ: Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ…)
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
a) Nêu được cấu tạo và chức năng chính của từng bộ phận:
- Vách tế bào
 - Màng sinh chất
 - Chất tế bào
 - Nhân
b)Sự phân chia:
- Vẽ sơ đồ cấu tạo:
- Chú thích: 1: Vách tế bào.
 2: Màng sinh chất
 3: Chất nguyên sinh
 4: Nhân
 5: Không bào
 6: Lục lạp
 7: Vách tế bào bên cạnh. ( không cần chú thích)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
a) Có 2 loại rễ chính 
Tiêu chí
Rễ cọc
Rễ chùm
Vị trí mọc của các rễ
Có một rễ cái, các rễ con mọc ra từ rễ cái
Gồm nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân thành một chùm
Kích thước các rễ
Không bằng nhau, có một rễ to, khỏe. Các rễ khác nhỏ hơn
Các rễ to, dài gần bằng nhau
Ví dụ
Rễ cây bưởi, rễ cây rau rền, rễ cây hồng xiêm....
Rễ cây lúa, rễ cây 
tỏi tây…
b) Rễ có thể biến dạng thành các bộ phận:
Loại rễ biến dạng
Chức năng
Ví dụ
Rễ củ
Rễ phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa, tạo quả
Cà rốt, cải củ, củ sắn…
Rễ móc
Bám vào trụ, giúp cây leo lên
Trầu không, vạn niên thanh…
Rễ thở
Rễ mọc ngược lên trên mặt đất, giúp cây hô hấp trong điều kiện thiếu không khí
Bần, bụt mọc…
Giác mút
Đâm vào thân hoặc cành của cây khác, lấy thức ăn của cây đó
Dây tơ hồng, cây tầm gửi…
1đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
a. Khác nhau:
	Dác	Ròng
- Nằm bên ngoài	- Nằm bên trong
- Màu sáng	- Màu sẫm
- Gồm những tế bào biểu bì Sống	- Là những tế bào chết
 mạch gỗ
- Vận chuyển nước và muối khoáng	- Nâng đỡ cây
b. Chọn phần ròng để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt… Vì ròng rắn chắc hơn dác.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
5
a. * Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
* Sơ đồ quang hợp: Ánh sáng
Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí Oxi
 Chất diệp lục 
b. Không nên để hoa, cây cảnh trong phòng ngủ kín vào ban đêm vì: Ban đêm do thiếu ánh sáng cây không quang hợp mà chỉ hô hấp, tạo ra nhiều khí cacbonic ( Khí độc) không thoát ra khỏi phòng được, làm cho người ngủ trong phòng đó bị nhiễm độc, năng có thể dẫn đến tử vong.
1đ
1đ
1đ
6
- Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải bảo quản ở nơi khô ráo.
- Người ta thường trồng khoai lang bằng dây khoai: Sau khi thu hoạch củ, dây khoai được thu lại, chọn những dây bánh tẻ, cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã chuẩn bị sẵn từ trước.
- Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng khoai lang bằng củ.
0,5đ
1đ
1 đ

File đính kèm:

  • docDe Sinh hoc 6 hoc li I.doc