Đề thi học sinh giỏi - Môn Sinh học 9 - Đề 7

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn Sinh học 9 - Đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
 MÔN SINH HỌC 9
 NĂM HỌC: 2008-2009
 Thời gian:150 phút (không kể giao đề)
ĐỀ RA
 Câu1 (2 điểm) Giải thích tại sao cơ thể dị hợp tử lại tạo ra nhiều loại giao tử so với những cơ thể đồng hợp tử?
 Câu 2(1 điểm) Tại sao khi nói đến chất xám người ta nghĩ đến sự thông minh?
 Câu 3(1 điểm) Có 4 người A, B,C, D nhóm máu khác nhau. Lấy máu của A hoặc C truyền cho B thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của C truyền cho A hoặc lấy máu của D truyền cho C thì xảy ra tai biến.Hãy tìm nhóm máu của mỗi người?
 Câu 4(2 điểm) Sự di truyền các nhóm máu được qui định bởi 3 alen: IA qui định nhóm máu A, IB qui định nhóm máu B, còn IO qui định nhóm máu O.Gen IA và IB tương đương nhau và đều trội hoàn toàn so với gen IO.
 a. Nếu bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì?
 b. Nếu các con đều có đủ 4 nhóm máu: A, B, AB, O thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?
 Câu 5(1 điểm) Gen B bị đột biến mất đi 90 nuclêôtit tạo thành gen b.Khi cặp gen Bb tự nhân đôi một lần , môi trường nội bào đã cung cấp 2910 nuclêôtit tự do.Trong gen B có G =20% tổng số nuclêôtitcủa gen.
 a. xác định tổng số nuclêôtit của gen B và số nuclêôtit của gen b?
 b.Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen B?
 Câu 6(1 điểm) Theo lời kể của ông A:"Ông nội và bà nội tôi nhìn màu bình thường .Tôi bị mù màu giống cha tôi trong khi 2 chị gái tôi và mẹ tôi nhìn màu bình thường.Bác trai tôi và vợ bác ấy có 2 người con : con gái nhìn màu bình thường giống cha và mẹ, còn người con trai bị mù màu.Cô tôi nhìn màu bình thường, chồng cô ,con trai, con gái của cô đều bị mù màu".
Biết rằng, bệnh mù màu (đỏ-lục) do gen lặn m nằm trên NST X qui định.
a. Lập sơ đồ phả hệ về bệnh mù màu ở gia đình ông A.
b. Xác định kiểu gen của mỗi người trong dòng họ ấy?
 Câu 7(2 điểm) Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: con cái có kiểu hình B với con đực có kiểu hình hoang dại, thu được tất cả kiểu hình hoang dại.
 Cho F1 giao phối với nhau F2 các con cái có 50% kiểu hình B, 50% kiểu hình hoang dại. các con đực tất cả 100% đều có kiểu hình hoang dại.
 Hãy xác định đặc điểm di truyền của gen qui định kiểu hình hoang dại.
 Biết rằng một gen qui định một tính trạng.Các gen qui định kiểu hình B và kiểu hình hoang dại không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể.
ĐÁP ÁN
Câu1(2,0đ) 
 - Cơ thể dị hợp là cơ thể có tính di truyền không ổn định. (0,25đ)
- Nếu dị hợp tử về một cặp gen tạo nên 2 loại giao tử. Vậy nếu có n cặp gen dị hợp tồn tại n cặp NST khác nhau sẽ tạo nên 2n loại giao tử. (0,25đ)
-Trong khi đó những cơ thể đồng hợp tử chỉ tạo ra 20 =1 loại giao tử.Trong cơ thể mỗi loài sinh vật có hành ngàn, hàng vạn gen. Vì vậy tần số biến dị tổ hợp là rất lớn. (0,25đ)
- Trong trường hợp các gen không alen cùng liên kết trên một nhiễm sắc thể thì những cơ thể dị hợp vẫn cho nhiều loại giao tử hơn. (0,25đ)
 Ví dụ: Có 2 cặp gen: tạo ra 2 loại giao tử khi gen liên kết hoàn toàn,tạo ra 4 giao tử khi gen có hoán vị. Còn các cơ thể đồng hợp chỉ tạo ra 1 loại giao tử. (0,25đ)
- Đối với các cơ thể dị bội, đa bội, dị hợp tử thì giảm phân vẫn tạo ra nhiều loại giao tử hơn so với cơ thể đa bội thể, dị bội thể đồng hợp tử. (0,25đ)
 Ví dụ: cơ thể tứ bội . (0,25đ)
 AAaa tạo ra 3 loại giao tử: AA, Aa, aa.
 AAAa tạo ra 2 loại giao tử AA, Aa.
 Aaaa tạo ra 2 loại giao tử Aa, aa.
 aaaa tạo ra 1 loại giao tử aa.
 AAAA tạo ra 1 loại giao tử AA.
 Ví dụ: Cơ thể dị bội. (0,25đ)
 AAa tạo ra 4 loại giao tử: AA, Aa, A, a.
 Aaa tạo ra 4 loại giao tử: Aa, aa, A, a.
 aaa tạo ra 2 loại giao tử: aa, a.
Câu 2 (1,0đ) Sự thông minh được tượng trưng bỡi chất xám vì:
- Chất xám được cấu tạo bởi thân nơtron.
0,25
- Chất xám là trung khu thần kinh của cảm giác và vận động
0,5
- Chất xám là nơi tiếp nhận và phân tích cảm giác đồng thời cũng là nơi ra lệnh để truyền đến các cơ quan.
0,25
Câu 3(1,0đ)
- Vì 4 người có nhóm máu khác nhau mà B nhận được máu của A và C không xảy ra tai biến vậy máu của B là nhóm máu AB.
0,25
- Máu của C chuyền cho A xảy ra tai biến chứng tỏ C không phải nhóm máu O.
-Lấy máu của D chuyền cho C cũng xảy ra tai biến chứng tỏ D không phải nhóm máu O.
0,25
-Vậy A phải mang nhóm máu O
0,25
- Nhóm máu của C và D xảy ra 1 trong 2 khả năng sau:
 + Hoặc C nhóm máu B, còn D nhóm máu A.
 + Hoặc D nhóm máu B, còn C nhóm máu A.
0,25
Câu 4 (2.0đ)
a- Theo bài ra: Bố nhóm máu O có kiẻu gen IoIo.
-Mẹ nhóm máu A kiểu gen có thể IAIA hoặc IAIo
0.25
Có hai sơ đồ lai:
 P: IAIA x IoIo.
 GP: IA 	 IO
 F1: IAIO
Các con đều có nhóm máu A
 P: IAIo x IoIo.
 GP: IA : IO Io
 F1: IAIO IoIo
 50% nhóm máu A: 50% nhóm máu O
0.75
b. - Trong các con, con có nhóm máu O( kiểu gen IoIo), chứng tỏ bố mẹ mỗi bên phải cho 1 gen Io.Con có nhóm máu AB( kiểu gen IAIB), chứng tỏ bố mẹ một bên có kiểu gen IA, còn một bên có kiểu gen IB. Kiểu gen của bố mẹ là: IAIO,IBIO.
0.5
- Sơ đồ lai:
 P: IAIo x IBIo.
 GP: IA : IO IB : Io
 F1: IAIO : IAIB : IBIO : IoIo
25% nhómA: 25% nhóm AB: 25% nhóm B: 25% nhóm O
0.5
Câu 5(1,0đ)
a. - Theo NTBS,nguyên tắc giữ lại một nửa, gen B và b tự nhân đôi một lần thì số cặp nuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp bằng đúng số nuclêôtit của cặp gen đó, tức bằng 2910 nuclêôtit.
 Ta có hệ phương trình: B - b = 90 (1)
 B + b =2910 (2)
Suy ra: B =1500 nuclêôtit.
 b = 1410 nuclêôtit.
0.5
b.- Theo NTBS:
G = X = 20 % = x 20 = 300 nuclêôtit.
A = T = 30 % = x 30 = 450 nuclêôtit.
0.5
Câu 6 (1.0đ)
B
B
B
B
B
BX
a. Sơ đồ phả hệ:`
 I.
 (1)	(2)
II.
 (1) (2)	(3)	(4)
	 (5)	(6)
III.
BbBBBB
 (1) (2) (3) (4)	(5)	(6)	(7)
Chú thích: 	nữ bình thường.	nữ bị bệnh
BX
 nam bình thường nam bị bệnh 
III1: Ông A
0.5 đ
b.Xác định kiểu gen:
- Những người nam nhìn màu bình thường (I1,II3) đều có kiểu gen XMY.
- Những người nam bị bệnh (II2, II6, III1, III5, III6) đều có kiểu gen XmY.
- Người nữ bị mù màu (III7) có kiểu gen XmXm.
- Những người nữ sinh con mù màu (I2, II1, II4, II5) đều có kiểu gen XMXm.(họ nhìn màu bình thường)
- Nữ III2, III3 đều thừa hưởng Xm của bố( II2) nên kiểu gen của họ dều là XMXm.
- Nữ III4 có thể có 2 kiểu gen: XMXM, XMXm.
0.5
Câu 7(2.0đ)
- F1: 100 % có kiểu hình hoang dại chứng tỏ kiểu hình hoang dại (gen A qui định)là tính trạng trội hoàn toàn so với kiểu hình B(gen a qui định). 
0.25
- F2 có tỉ lệ phân li 150 kiểu hình hoang dại : 50 kiểu hình B= 3:1
nghiệm đúng qui luật Men đen. Chứng tỏ F1 dị hợp về 1 cặp gen và P thuần chủng, đồng hợp về cặp gen này.
0.25
- F2 thu được 100 % con đực có kiểu hình hoang dại, không có kiểu hình B chứng tỏ cặp gen qui định kiểu hình này phải nằm trên cặp NST giới tính XY và di truyền liên kết với giới tính.
1.0
- Sơ đồ lai:
P: XaXa x XAYA
 Kiểu hình B Kiểu hình hoang dại
GP: Xa XA : YA
F1: XAXa : XaYA
F1x F1 XAXa x XaYA
GF1: XA : Xa Xa : YA
F2: XAXa : XaXa :	XAYA : XaYA
 50 % con cái hoang dại: 50 % con vái kiểu hình B: 100 % đực kiểu hình hoang dại 
0.5

File đính kèm:

  • docDe thi HSG sinh hoc 9(1).doc