Đề thi học sinh giỏi - Môn Sinh học - Lớp 9 - Đề chính thức

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn Sinh học - Lớp 9 - Đề chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đồng Xuân THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008
Đề chính thức
 Môn : Sinh học - lớp 9 
 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm bài thi
Chữ ký GK 1
Chữ ký GK2
Số phách
Bằng số 
Bằng chữ
Chú ý : HS làm bài ngay trên bản đề này
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng nhất
 1-Cơ chế phát sinh thể đa bội là do:
a- Một hoặc một vài đôi nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào 
b- Cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong quá trình phân bào 
c-Đôi nhiễm sắc thể thường không phân li trong quá trình phân bào.
d- Cả bộ nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào.
 2- Thường biến và đột biến khác nhau cơ bản ở điểm nào ?
a- Thường biến không do kiểu gen qui định.
b- Thường biến không liên kết kiểu gen.
c-Thường biến không di truyền, đột biến di truyền.
d-Thường biến có lợi còn đột biến có hại.
 3- Do đâu các bệnh di truyền như mù màu, máu khó đông biểu hiện ở nam ?
a- Cơ thể nữ có khả năng chống lại các bệnh di truyền. 
b- Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen tương ứng trên Y.
c- Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể Y chỉ có ở người nam .
d- Gen gây bệnh là gen trội ở nam nhưng là gen lặn ở nữ. 
 4-Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn?
a- Bò sát, chim, thú. 	
b-Chim, bò sát, lưỡng cư.
c- Thú, bò sát, lưỡng cư. 	 
d-Bò sát, lưỡng cư, cá.
 5-Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú? 
a- Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
b- Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng. 
c- Thích nghi với việc ăn thức ăn chín .
d- Thích nghi với đời sống xã hội. 
 6- Châu chấu, ếch đồng, kanguru, thỏ có chung một hình thức di chuyển gì?
a- Đi. b-Nhảy đồng thời bằng hai chân. 
c-Bò. d- Leo trèo. 
 7- Muốn biết cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp, người ta dùng phương pháp nào?
a- Cho F1 lai phân tích. b-Cho F1 tự thụ phấn. 
c- Cho F1 giao phấn với nhau. d-Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp trội. 
 8- Ở chuột màu sắc và độ dài của lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một gen quy định, khi cho giao phối chuột lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn, đều thuần chủng thu được F1 toàn chuột lông đen, dài. Cho chuột F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ? 
a- 9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài .
b- 9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài :1 lông trắng, ngắn. 
c- 9 lông trắng, ngắn : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1lông đen, dài. 
d- 9 lông trắng, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, dài : 1 lông đen, dài .
 9-Tại sao nói niêm mạc ruột non là một màng sống và quá trình hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa là một quá trình sinh lí?
a-Vì niêm mạc ruột chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng theo một chiều 
b-Vì niêm mạc ruột không thể để cho một số hóa chất độc hại thấm qua 
c- Vì glixerin vì axít béo thấm qua niêm mạc lại tổng hợp thành lipít 
d-Vì niêm mạc ruột là màng sống, chủ động trong sự hấp thụ, có chọn lọc và có tác dụng đặc biệt. 
 10-Bộ phận nào quan trọng nhất của hoa : 
a- Cánh hoa và nhị 	b- Chỉ nhụy và đầu nhị 
c- Nhị và nhụy 	d- Đế hoa và cuống hoa 
 11-Ở kì giữa của giảm phân II, một tế bào sinh dục chín ở người có bao nhiêu NST?
a-23 NST đơn 	b- 46 NST kép 
c- 46 crômatit 	d- 23 NSTđơn bộikép 
 12- Nhóm động vật nào sau đây thải phân lộn về đầu ?
a- Châu chấu, giun đất 	b- Tôm, mực 
c- Gián, muỗi 	d- Cua, bọ rùa 
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (14 điểm)
 Câu 1: (5đ) Gen D bị đột biến mất đi 90 nuclêôtít tạo thành gen d. Khi cặp gen Dđ tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2910 nuclêotit tự do, trong gen D có A=30% tổng số nuclêotit của gen 
a- Xác định tổng số nuclêôtít của gen D và số nuclêôtít của gen d
b- Tính số lượng từng loại nuclêôtit của D
 Câu2: (5đ)
 	 -Nêu những điểm khác nhau về xương, khớp của chi trên và chi dưới .Ý nghĩa của những điểm khác nhau nêu trên 
- Giải thích tại sao khi chạy nhảy trên nền cứng não nằm trong hộp sọ không bị dồng , xốc hoặc đảo lộn 
- Giải thích tại sao nhà nước bắt buộc người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm và phải gắn kính chiếu hậu vào xe 
 Câu 3: (2đ) Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày 
Câu 4: (2đ) Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
BÀI LÀM 
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Phòng GD&ĐT Đồng Xuân THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008
 Môn : Sinh học - lớp 9 
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 đ) (Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,5 điểm )
1-d 2-c 3-b 4-a 5-a 6-b 7-a 8-b 9-d 10-c 11-d 12-b
B/ TỰ LUẬN: (14 đ) 
Câu 1:(5điểm)
a. Theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc giữ lại một nửa, gen D và d tự nhân đôi một lần thì số nuclêotit mà môi trường nội bào cấp bằng đúng số nuclêôtit của cặp gen đó tức là bằng 2910 nuclêôtit 	 	(0, 5 đ)
Theo đề bài ta có hệ phương trình 
 Þ	 D =1500 nuclêotit 	 (0,75đ)
 d=1410 nuclêôtít (0,75đ)
 b. Theo nguyên tắc bổ sung:
A = T = 30% =nuclêôtít 	(1,5 đ)
G = X = 20% = nuclêôtít 	(1,5 đ)
Câu 2: (5đ)
- Xương đai vai linh hoạt , xương chậu vững chắc. 	(0,5 đ)
- Xương cánh tay nhỏ , xương đùi to nhất trong các xương 	(0,5đ)
- Khớp khuỷu tay gập về trước, khớp gối gập về sau.	(0,5đ)
- Xương trụ + xương quay linh hoạt, xương chày+ xương mác vững chắc. 	(0,5đ)
- Vì vòm bàn chân + cột sống cong chữ S + hệ gân cơ + đĩa sụn đệm làm cho não nằm trong hộp sọ, hộp sọ nằm trên cột sống như nằm trên lò so. 	(1đ)
- Vì hộp sọ không đủ sức bảo vệ bộ não khi có tai nạn giao thông. 	(1đ)
- Đội mũ bảo hiểm ít nghe còi trước sau và khó quay qua lại nên phải dùng kính chiếu hậu, mặc khác đi trog thành phố cần kính chiếu hậu là khi qua các ngã rẽ. 	(1đ)
Câu 3: (2đ)
Vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho linh hoạt của chim về ban ngày Vì lưỡng cư (đa số lưỡng cư không đuôi) bắt sâu bọ có lại về ban đêm còn chim lại bắt các loài sâu vào ban ngày.
Câu 4: (2đ)
- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn, làm cho cây sai quả hơn. (1đ)
- Ong lấy nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong. (1đ)
------- Hết -------
Họ và tên :.
Trường :
KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN ĐỒNG XUÂN
NĂM HỌC 2007-2008
Ngày thi : 26-01-2007
Môn thi : Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài : 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Số BD
Chữ ký GT 1
Chữ ký GT 2
Số phách
Họ và tên :.
Trường :
KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN ĐỒNG XUÂN
NĂM HỌC 2007-2008
Ngày thi : 26-01-2007
Môn thi : Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài : 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Số BD
Chữ ký GT 1
Chữ ký GT 2
Số phách
Họ và tên :.
Trường :
KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN ĐỒNG XUÂN
NĂM HỌC 2007-2008
Ngày thi : 26-01-2007
Môn thi : Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài : 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Số BD
Chữ ký GT 1
Chữ ký GT 2
Số phách
Họ và tên :.
Trường :
KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN ĐỒNG XUÂN
NĂM HỌC 2007-2008
Ngày thi : 26-01-2007
Số BD
Chữ ký GT 1
Chữ ký GT 2
Môn thi : Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài : 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Số phách
Họ và tên :.
Trường :
KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN ĐỒNG XUÂN
NĂM HỌC 2007-2008
Ngày thi : 26-01-2007
Môn thi : Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài : 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Số BD
Chữ ký GT 1
Chữ ký GT 2
Số phách

File đính kèm:

  • doc24.doc
Đề thi liên quan