Đề thi học sinh giỏi - Môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thanh Văn

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thanh Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN SINH HỌC LỚP 9
NĂM HỌC 2013-2014
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1. (3điểm)
Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc của ARN và ADN? Cho biết ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?
Câu 2. (4điểm)
Gen là gì ? Nêu bản chất hóa học của gen ? Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân của đột biến gen và ý nghĩa của nó trong thực tiễn sản xuất ?
Câu 3. (3điểm)
Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào ?
Câu 4. (6điểm)
Ở lúa cây cao (A) là trội hoàn toàn so với cây thấp (a). Chín sớm (C) là trội hoàn toàn so với chín muộn (c). Hai cặp gen này tồn tại trên hai cặp nhiễm sắc thể thường.
a. Viết kiểu gen có thể có của cơ thể cây cao, chín muộn; cây thấp chín sớm; cây cao chín sớm.
b. Đem lai lúa cây cao chín sớm với cây thấp, chín muộn thu được F1:
	204 cây cao chín sớm	201 cây cao chín muộn
	203 cây thấp chín sớm	202 cây thấp chín muộn
Biện luận tìm kiểu gen của cây bố mẹ và viết sơ đồ lai
Câu 5. (4điểm)
Một gen có chiều dài 0,51Micro M; số nucleotit loại X gấp 2 lần số nucleotit loại A
Hãy xác định số lượng mỗi loại nucleotit của gen
Nếu gen tự sao 2 lần, môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại ?
Người soát đề	 Người duyệt	Người ra đề
Trương Thị Quyên	 Bùi Chi Ký Nguyễn Thị Lan
ĐÁP ÁN
Câu 1. Nêu những đặc điểm giống nhau của ARN và AND:
 * Giống nhau:
- Về cấu trúc:
+ Đều thuộc loại axit Nucleic, thuộc loại đại phân tử
+ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
+ Đều là những đa phân tử
+ Đơn phân là Nucleotit. Có 4 loại Nu. Mỗi đơn phân đều có cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc đường, 1 axit photphoric. 1 bazơ nitrơ.
* Khác nhau:
Đặc điểm so sánh
ADN
ARN
Cấu tạo
- Đường C5H10O4
- Khối lượng, kích thước lớn
- Có 4 loại đơn phân A, T, G, X
- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại.
- Đường C5H10O5
- Khối lượng kích thước nhỏ
- Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X.
- Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X.
* ARN được tổng hợp: - Dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen (1 đ)
 - Diễn ra theo NTBS các nu trên mạch khuôn của gen liên kết với các nu trong môi trường nội bào. 
Đó là A của gen liên kết với U của môi trường nội bào
Đó là T của gen liên kết với A của môi trường nội bào
Đó là G của gen liên kết với X của môi trường nội bào
Đó là X của gen liên kết với G của môi trường nội bào
1 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 
1 điểm
1 điểm
Câu 2:
- Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
- Bản chất hoá học của gen: Bản chất hoá học của gen là ADN, ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của Protein.
Chinh giữa loại Pr này khi tham gia vào cấu trúc tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động tế bào và hoạt động cơ thể nên biểu hiện thành các tính trạng và kiểu hình của sinh vật. Trung bình mỗi gen có khoảng 600-1500 cặp Nu. Ví dụ ruồi giấm 4000-5000 gen, người có 25000-30000gen
* Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nclêôtit (0.5 điểm)
* Nguyên nhân của đột biến gen: Trong điều kiện tự nhiên do rối loạn trong quá trình tự sao chép hoặc sao chép nhầm của phân tử ADN do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể. Do rối loạn trong sự trao đổi chất. (0.5 điểm)
 Trong thực nghiệm con người có thể gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí và hóa học. (0.5 điểm)
* Ví dụ: (1 điểm)
- Đột biến gen tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh, làm chúng không thể nhảy qua hàng rào để vào phá vườn.
- Đột biến gen làm mất khăng năng tổng hợp diệp lục ở cây mẹ (màu trắng).
* Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất: (1.5 điểm)
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Prôtêin.
- Chúng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt vì cũng có lợi cho con người, là nguyên liệu chọn giống và tiến hóa.
Câu 3.( 3 điểm)
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều trái sang phải (xoắn phải) ngược chiều kim đồng hồ
Các nucleotít giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết Hyđro tạo thành cặp. Mỗi chu kỳ xoắn cao 34 Ao gồm 10 cặp nucleotit, đường kính vòng xoắn là 20 Ao 
Các nucleotit giữa hai mạch liên kết với nhau theo NTBS trong đó A liên kết với T, G liên kết với X
Nếu biết trình tự sắp xếp các Nu mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các Nu mạch đơn kia và ngược lại
Hệ qủa của NTBS là: A+G=T+X = 50% , A = T, G = X...
Tỉ số (A+T) / (G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài.
Câu 4.(6 điểm)
Kiểu gen của cây cao, chín muộn: Aacc, AAcc.
Kiểu gen của cây thấp, chín sớm: aaCC, aaCc.
Kiểu gen của cây cao, chín sớm: AACC,AaCC,AACc,AaCc.
Xét riêng từng cặp: Cây cao:cây thấp =1:1
Tỉ lệ 1:1 là kết quả của phép lai phân tích.Vậy cây cao có kiểu gen dị hợp là Aa.
Chín sớm:chín muộn= (204+203): (201+202)=1:1
Tỉ lệ 1:1 là kết quả của phép lai phân tích, vậy cây chín sớm có kiểu gen dị hợp Cc
Cây thấp, chín muộn có kiểu gen aacc.
Cây cao, chín sớm có kiểu gen AaCc.
Ta có sơ đồ lai:
P: KH cây cao, chín sớm x cây thấp, chín muộn 
 KG AaCc x aacc.
Gp: AC, Ac, aC, ac ac
F1: AaCc, Aacc, aaCc, aacc: 
Kiểu gen F1: 1AaCc; 1Aacc; 1aaCc; 1aacc
Kiểu hình F1: Có tỉ lệ xấp xỉ: 
1 cây cao chín sớm; 1 cây cao chín muộn; 1 cây thấp chín sớm; 1 cây thấp chín muộn
Câu 5 (4điểm)
L = 0,51 micromet = 5100 Ao 
X = 2A
a. Tính số lượng của mỗi loại Nu của gen
Số Nu của gen
N = L:3,4x2=5100:3,4x2=3000 (Nu)
3000 = A+ T + G + X
Trong một gen N = A + T + X + G
Theo NTBS: X = G; T=A
Theo đầu bài: X = 2A
Vậy thay vào ta có: A +A + 2A + 2A = 3000
 6A = 3000
 A = 3000: 6 = 500(Nu)
X – 2A = 1000(Nu) 
→ T = A = 500(Nu)
G = X = 1000(Nu)
B. Gen tự sao 2 lần vậy K = 2
Số gen con là: 2k = 22 = 2x2 = 4
Tổng số Nu từng loại trong các gen con là: 
T = A = 500 x 4 = 2000(Nu)
X = G = 1000 x 4 = 4000(Nu)
Môi trường nội bào cung cấp số Nu từng loại là:
T = A = 2000 – 500 = 1500(Nu)
X = G = 4000 – 1000 = 3000(Nu)
0,5 điểm
1,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Thanh Van.doc