Đề thi học sinh giỏi - Môn: Sinh học - Trường THCS An Thạnh Tây
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn: Sinh học - Trường THCS An Thạnh Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CÙ LAO DUNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS AN THẠNH TÂY NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) Câu 1: (1 đ) Hãy giải thích vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa tươi hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 2: (1 đ) Chứng minh bộ cá voi bắt nguồn từ thú ở cạn. Câu 3: (1.5 đ) Các bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Câu 4: (3.5 đ) Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Câu 5: (3.5 đ) Kỹ thuật di truyền là gì? Trình bày các khâu trong kỹ thuật di truyền. Câu 6: (1.5 đ) - Phép lai kinh tế là gì? - Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống? Câu 7: (4 đ) - Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học chung của các loại ARN? So sánh cấu tạo ARN với ADN Câu 8: (2 đ ) Ở lúa, thế hệ P cho cây cao, hạt tròn lai với cây thấp, hạt dài F1 đồng loạt cây cao, hạt tròn. Cho F1 tự thụ phấn. Xác định kết quả F2. Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường và di truyền độc lập với nhau. Câu 9: (2 đ) Một đoạn AND có số lượng nucleotit loại A= 120 chiếm tỉ lệ 10% tổng số nucleotit của đoạn AND. a/ Tìm tổng nucleotit của đoạn AND. b/ Tính chiều dài của đoạn AND. c/ Đoạn AND trên có khối lượng phân tử là bao nhiêu? ATT, ngàytháng năm 2013 BGH Duyệt Duyệt của tổ trưởng Người ra đề Phan Văn Liêu Trịnh Văn Tư Trang Thị Bích Ngọc PHÒNG GD-ĐT CÙ LAO DUNG ĐÁP ÁN MÔN SINH TRƯỜNG THCS AN THẠNH TÂY Câu 1: (1đ) Trong phòng ngủ để nhiều cây hoặc hoa, ban đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện, cây sẽ lấy khí oxi của không khí trong phòng và thải ra nhiều khí cacbonic. Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí oxi và rất nhiều khí cacbonic nên người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết. Câu 2: (1đ) Chi trước biến thành vây song bộ xương bên trong vẫn còn cấu tạo như chi trước của thú ở cạn. (0.25 đ) Chi sau tiêu biến hẳn nhưng trong mình vẫn còn di tích rất nhỏ của đai hông. (0.25 đ) Bán cầu não lớn và có nhiều nếp gấp nhăn. (0.25 đ) Đẻ con và nuôi con bằng sữa. (0.25 đ) Câu 3: (1.5đ) Các bạch cầu đã tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là: Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô thực hiện. (0.5 đ) Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện. (0.5 đ) Sự phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh do các bạch cầu limphô T thực hiện. (0.5 đ) Câu 4: ( 3.5 đ) Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Trả lời kích thích tương ứng ( kích thích không điều kiện) (0.25 đ) Bẩm sinh. (0.25 đ) Bền vững. (0.25 đ) Số lượng hạn chế. (0.25 đ) Có tính chất di truyền. (0.25 đ) Cung phản xạ đơn giản. (0.25 đ) Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống. (0.25 đ) Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện. (0.25 đ) Được hình thành qua học tập. (0.25 đ) Không bền vững. (0.25 đ) Số lượng không hạn chế. (0.25 đ) Có tính chất cá thể, không di truyền. (0.25 đ) Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ. (0.25 đ) Trung ương có sự tham gia chủ yếu của vỏ não. (0.25 đ) Câu 5: (3.5 đ) - Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên AND để chuyển một đoạn AND mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào loài cho sang tế bào loài nhận nhờ thể truyền. (0.5 đ) - Kỹ thuật gen gồm 3 khâu chủ yếu: Khâu 1: Tách AND của tế bào cho và tách phân tử AND dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut. (1 đ) Khâu 2: Tạo ra AND tái tổ hợp ( AND lai). Chúng ta dùng enzim cắt để cắt AND của tế bào cho và phân tử AND làm thể truyền ở những vị trí xác định. Sau đó dùng enzim nối để nối đoạn AND của tế bào cho và AND làm thể truyền. (1 đ) Khâu 3: Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho gen ghép thực hiện. (1 đ) Câu 6: (1.5đ) Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm chứ không dùng làm giống. (0.5 đ) Chúng ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì: Con lai kinh tế là con lai F1 nên có nhiều cặp gen dị hợp, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất (0.5 đ), qua các thế hệ tiếp theo tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần (0.5 đ) Câu 7: (4 đ) Đặc điểm cấu tạo chung của các loại ARN là: ARN (axit ribônuclêic) là 1 loại axit nucleic. (0.25 đ) ARN là 1 đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và đơn phân là nuclêôtit. (0.25 đ) Có 4 loại nucleotit: A (Ađênin), U (Uraxin), G (Guanin), X (Xitozin). (0.25 đ) ARN chỉ có một mạch. ARN được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P. (0.25 đ) Căn cứ vào chức năng của ARN người ta chia ARN ra làm 3 loại. (0.25 đ) + mARM (ARN thông tin) có vai trò truyền đạt thông tin di truyền quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. (0.25 đ) + tARN (ARN vận chuyển ) có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. (0.25 đ) + rARN (ARN riboxom) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. (0.25 đ) So sánh cấu tạo ARN và ADN * Giống nhau: Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đều được cấu tạo bởi các nguyên tố là C, H, O, N, P (0.25 đ) Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: H3PO4, đường C5, bazơ nitơ. Các đơn phân đều phân biệt bởi bazơ nitơ. (0.25 đ) Trên mỗi mạch đơn các đơn phân đều liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các đơn phân. (0.25 đ) * Khác nhau: Đặc điểm cấu tạo ADN ARN Kích thước phân tử (0.25 đ) ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn. Có cấu trúc mạch kép ARN là đại phân tử có kích thước và khối lượng bé. Có cấu trúc mạch đơn Số mạch đơn (0.25 đ) 2 mạch 1 mạch Đơn phân (0.25 đ) A, T, G, X A, U, G, X Phân tử đường trong đơn phân là (0.25 đ) C5H10O4 C5H10O5 Liên kết cộng hóa trị trên một mạch đơn (0.25 đ) Khá bền vững Kém bền vững hơn Câu 8: (2đ) * Quy ước gen (0.5đ) Do bố mẹ khác nhau từng cặp tính trạng tương phản, F1 100% cao, tròn à tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài. A: thân cao B: hạt tròn a: thân thấp b: hạt dài Theo đề bài: 1 gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường và di truyền độc lập với nhau à sự di truyền của hai cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen (0.25đ) * Xác định kiểu gen của P (0.25đ) Do bố mẹ khác nhau từng cặp tính trạng tương phản F1 100% cao, tròn à P phải thuần chủng. Cây cao, tròn thuần chủng có kiểu gen: AABB Cây thấp, dài thuần chủng có kiểu gen: aabb * Sơ đồ lai (0.25đ) P: ♂ AABB x ♀aabb (Cây cao, tròn) (Cây thấp, dài) Gp: AB ab F1: AaBb (100% cây cao, tròn) F1 x F1: ♂ AaBb x ♀AaBb (cây cao, tròn) (cây cao, tròn) GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: Bảng tổ hợp (0.25 đ) ♀ ♂ AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb TLKG: (0.25đ) 1 AABB: 2 AaBB: 2 AABb: 4 AaBb 1 AAbb: 2Aabb 1 aaBB: 2aaBb 1aabb TLKH: (0.25đ) 9 A- B-: 9 cây cao, tròn 3 A- bb: 3 cây cao, dài 3 aaB- : 3 cây thấp, tròn 1aabb: 1 cây thấp, dài Câu 9: ( 2 đ ) a. Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN : N = 120 x 100 / 10 = 1.200 (1 đ ) b. Chiều dài của đoạn ADN : L = N / 2 . 3,4 Ao =1.200 /2 . 3,4 Ao = 2040 Ao . (0.5 đ ) c. Khối lượng phân tử của đoạn ADN : N . 300 đvC = 1.200 . 300 = 360.000 đvC . ( 0.5 đ ) ATT, ngàytháng năm 2013 BGH Duyệt Duyệt của tổ trưởng Người ra đề Phan Văn Liêu Trịnh Văn Tư Trang Thị Bích Ngọc
File đính kèm:
- đề thi hs giỏi môn sinh 2013-2014.doc