Đề thi học sinh giỏi - Môn thi: Sinh Học khối 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn thi: Sinh Học khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ CAO LÃNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC: 2009-2010
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (2,5 điểm)
Trình bày những đặc điểm của hoa thích nghi với hình thức thụ phấn nhờ sâu bọ. Những loại hoa này có đặc điểm gì ưu việt hơn so với hoa thụ phấn nhờ gió?
Câu 2. (3 điểm)
Trình bày đặc điểm chung cả các nhóm thực vật: tảo, rêu, hạt trần, hạt kín. Theo em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Câu 3. (2,5 điểm)
Giải thích sự khác nhau về cấu tạo của các loại mạch máu trong cơ thể. Vì sau tim đập liên tục trong thời gian dài mà không xảy ra hiện tượng mỏi cơ?
Câu 4. (3 điểm)
Lập bảng so sánh để thấy sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương động vật có vú. Nguyên nhân của sự tiến hóa đó là gì?
Câu 5. (3 điểm)
Sự tiêu hóa ở dạ dày gồm những hoạt động nào? Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày còn những loại thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp? Sự tiêu hóa hoàn toàn các loại thức ăn này thành những chất dinh dưỡng nào?
Câu 6. (3 điểm)
Cấu tạo của chim có những đặc điểm gì thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 7. (3 điểm)
Thân nhiệt là gì? Nêu các hình thức điều hòa thân nhiệt ở người khi trời nóng, lạnh. Hệ thần kinh có vai trò như thế nào trong điều hòa thân nhiệt.
Hết
UBND THÀNH PHỐ CAO LÃNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
Câu 1. (2,5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hoa có màu sắc sặc sở, có hương thơm, có tuyến mật.
- Hoa mọc đơn độc thường lớn, hoa nhỏ thì thường tập hợp thành cụm.
- Hoa cho hạt phấn.
- Hạt phấn thường lớn, có vách dày và có gai để hạt phấn dính vào cơ thể côn trùng.
- Bề mặt của đầu nhụy có chất dính để thu hạt phấn.
- Hoa có cấu tạo phức tạp làm cho côn trùng dể tiếp xúc với hạt phấn hoặc đầu nhụy.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Điêm ưu việt của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường trong quá trình thụ phấn.
- Sự thụ phấn nhờ gió là một quá trình rất lãng phí vì rất ít hạt phấn có cơ may đạt tới núm nhụy. 
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2. (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Tảo 
- Cấu tạo cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống ở nước.
- Dinh dưởng tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
- Sinh sản vô tính hoặc hữu tính (tinh trùng và noản cầu)
- Chưa có rễ thân lá thật sự.
0,5 điểm
b. Rêu
- Cơ thể đa bào sống nơi ẩm ướt.
- Dinh dưỡng tự dưỡng.
- Thân là lá chưa có mạch dẫn, rễ giả.
- Sinh sản hữu tính bằng bào tử.
0,5 điểm
d. Hạt trần
- Thân gỗ, bên trong có mạch dẫn
- Sinh sản bằng hạt nằm trên các lá noản hở.
0,5 điểm
e. Hạt kín
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: thân gỗ, thân cỏ, thân bụi
- Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt.
- Ngành hạt kín được chia thành 2 lớp: lớp 1 là mầm và 2 lá mầm.
0,5 điểm
f. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
- Ngăn chặn sự phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
- Hạn chế sự khai thác bừa bãi, cấm buôn bán các loài thực vật quí hiếm.
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc qia.
- Tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng để tham gia bảo vệ rừng.
1 điểm
Câu 3. (2,5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồn 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo. Có khả năng dàn hồi phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
0,5 điểm
b. Tĩnh mạch: có thành mõng hơn ít dàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với chậm, áp lực nhỏ, có các van ngược chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
0,5 điểm
c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhán nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
0,5 điểm
d. Hoạt động của tim: Trong một chu kỳ của tim (0,8 giây)
- Tâm nhỉ co 0,1 giây, dãn 0,7 giây.
- Tâm thất co 0,3 giây, dãn 0,5 giây.
Như vậy trong một chu kỳ tim thời gian hoạt động của tâm thất và tâm nhỉ ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi nên không có hiện tượng mỏi cơ tim.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4. (3 điểm)
Nội dung
Điểm
Đặc điểm so sánh
Bộ xương người
Bộ xương động vật có vú
Tỉ lệ xương hộp sọ / xương mặt
Sọ não lớn hơn mặt
Sọ não nhỏ hơn mặt
0,25 điểm
Lồi cằm
Có lồi cầm
Không có lồi cằm
0,25 điểm
Cột sống
Có 4 chổ cong hình chữ S
Hình cung
0,25 điểm
Lồng ngực
Mở rộng hướng trái phải, hẹp hướng trước sau
Hẹp bề ngang, rộng theo hướng trước sau
0,25 điểm
Khớp xương bàn tay
Linh hoạt
Không linh hoạt
0,25 điểm
Đặc điểm ngón cái
Đối diện với 4 ngón còn lại
Không đối diện với các ngón
0,25 điểm
Xưng chậu
Mở rộng
Hẹp
0,25 điểm
Xương đùi
Lớn, khỏe.
Nhỏ hơn
0,25 điểm
Xương bàn chân
Hình vòm, xương ngón ngắn
Không có cấu trúc vòm
0,25 điểm
Xương gót chân
Phát triển nở về phía sau
Không phát triến.
0,25 điểm
b. Nguyên nhân của sự tiến hóa bộ xương người là do dáng đứng thẳng và do quá trình lao động có mục đích của con người.
0,5 điểm
Câu 5 (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày:
- Tiết dịch vị: thức ăn chạm vào lưỡi và chạm vào dạ dày kích thích tiết dịch vị làm hòa loãng thức ăn.
- Biến đổi lí học: sự phối hợp của các cơ dạ dày giúp cho thức ăn được đảo trộn và thấm đều với dịch vị.
- Sự biến đổi hóa học: 
+ Một phần nhỏ tiếp tục được phân giải bởi emzim thành đường mantô ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
+ Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin phân cắt thành các protein chuỗi ngắn.
- Sự đẩy thức ăn từ dạ dày vào ruột: thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được đẩy xuống ruột non để tiêu hóa tiếp tục.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là gluxit, protein, lipit.
0,25 điểm
c. Các chất dinh dưỡng sau khi được tiêu hóa hoàn toàn:
- Tinh hột được enzim biến đổi thành gluco.
- Protein được enzim phân cắt thành các axit anim.
- Lipit được nhủ tương rồi biến đổi thành glixerin và axit béo.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 6. (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a.Cấu tạo của chim thích nghi với đời sống bay lượn:
- Thân hình thoi có lông vũ bao phủ, cuối mình có đuôi dài.
- Đầu tròn, cổ dài linh hoạt.
- Mỏ cấu tạo bằng chất sừng, hàm không răng.
- Chi trước biến thành cánh, chi sau cấu trúc 3 ngón trước một ngón sau.
- Da khô, mỏng, không có tuyến nhờn. chỉ có tuyến phau câu làm lông không thấm nước.
- Xương đai vai và xương lưỡi hái phát triển.
- Cơ ngực và cơ đùi phát triển, cơ đuôi và cơ lưng không phát triển.
- Bộ xương nhẹ, xốp, cứng chắc.
- Cơ quan hô hấp có thêm hệ thống túi khí.
- Hệ sinh dục chim mái có buồn trứng và ống dẫn trứng bên phải tiêu biến.
- Ruột ngắn, thải phân nhanh.
- Nước tiểu đặc được thải chung với phân
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 7. (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a.Thân nhiệt
- Ở người thân nhiệt luôn ổn định ở 370 C gọi là cơ thể hằng nhiệt. 
- Khi nhiệt độ cơ thể cao hây thấp hơn nhiệt độ chuẩn cơ thẻ sẽ điều hòa thân nhiệt để nhiệt dộ luôn ổn định.
- Khi cơ thể không điều hòa được làm cho thân nhiệt cao hây thấp hơn 370C là biểu hiện của bệnh lý.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Các hình thức điều hòa thân nhiệt
- Lúc trời nóng: 
+ Nếu nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ cơ thể thì hệ mạch dưới da giãn ra, giúp cơ thể tỏa nhiệt.
+ Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể thì cơ thể tỏa nhiệt bằng cách tiết mồ hôi để tỏa nhiệt.
+ Nếu nhiệt độ quá nóng, không khí không thoáng cơ thể khkhoong tỏa được nhiệt ta dễ bị bệnh
- Lúc trời lạnh:
+ Cơ thể giảm thoát nhiệt bằng cách co hệ mạch dưới da.
+ Khi trời lạnh có sự co cơ gây phản xạ run để tỏa nhiệt.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
c. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt
- Cảm giác nóng, lạnh ở ngoài da được luồn thần kinh dẫn về trung ương từ đó phát ra luồn thần kinh đến da, cơ, hệ mạch gây phản xạ thích hợp.
- Hệ thần kinh điều hòa quá trình trao đổi chất để làm tăng hay giảm quá trình sinh nhiệt bằng cách tăng hay giảm quá trình oxi hóa trong tế bào.
- Cơ thể còn tạo ra các phản xạ có điều kiện hoặc không điều kiện để giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
 Ngoài ra con người còn có thể chống nóng, chống lạnh bằng các tiện nghi trong sinh hoạt
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh có cách trình bày khác nhưng đúng vẫn cho trọn số điểm của ý
(Hết)

File đính kèm:

  • docco quan phan tich thi giac.doc
Đề thi liên quan