Đề thi học sinh giỏi năm học 2012- 2013 Môn: ngữ văn 7 (Thời gian 120 phút làmbài)

pdf5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 8689 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2012- 2013 Môn: ngữ văn 7 (Thời gian 120 phút làmbài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng Giáo dục-Đào tạo 
Tiền hải 
 
Đề thi học sinh giỏi năm học 2012-2013 
 Môn: ngữ văn 7 
 (Thời gian 120 phút làm bài) 
 
 
Câu 1: (8 điểm) 
 “Lời ru ẩn nơi nào 
 Giữa mênh mang trời đất 
 Khi con vừa ra đời 
 Lời ru về mẹ hát. 
 ...Mai rồi con lớn khôn 
 Trên đường xa nắng gắt 
 Lời ru là bóng mát 
 Lúc con lên núi thẳm 
 Lời ru cũng gập ghềnh 
 Khi con ra biển rộng 
 Lời ru thành mênh mông.” 
 
 (Trích “Lời ru của mẹ” – Xuân Quỳnh) 
 
 Trình bày cảm nhận sâu sắc của em về những dòng thơ trên. 
Câu 2: (12 điểm) 
 Hãy trình bày những cảm xúc và suy nghĩ của em về hình ảnh ánh trăng, về 
tình yêu quê hương đất nước sâu nặng được thể hiện qua các bài thơ: Cảm nghĩ 
trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh 
(SGK Ngữ văn 7 – Tập I – NXB Giáo dục). 
 
 
 
 
 
 
 
 
Họ tên thí sinh:...................................................................... 
Số báo danh:.......................................................................... 
 
 
 
 
 
 
 
 
đáp án – biểu điểm ngữ văn 7 
 
Câu 1: (8 điểm) 
 Yêu cầu học sinh biết trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của các em về hai khổ 
thơ trích từ bài thơ “Lời ru của mẹ” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh (Tác giả đã được 
học trong chương trình Ngữ văn 7 với bài thơ “Tiếng gà trưa”). Qua đó đánh giá 
năng lực cảm thụ văn học của học sinh, khả năng trình bày những cảm nhận qua 
một bài viết, đồng thời kiểm tra kiến thức mở rộng, nâng cao về văn học của các 
em. 
 
 Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng phải nêu được 
các ý cơ bản sau đây: 
 - Trình bày khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: Là nhà thơ nữ xuất sắc trong 
nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần 
gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung 
cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm… 
 
 - Cảm nhận chung: hai khổ thơ thể hiện tình yêu thương con tha thiết và khát 
vọng của người mẹ qua lời ru thiết tha, trìu mến. 
 - Lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con từ thuở còn nằm nôi cùng với sự 
ấp ủ, chở che của mẹ hiền. 
- Lời ru của mẹ theo con suốt cả cuộc đời, từ bé thơ đến khi khôn lớn, lời ru 
của mẹ ở mọi nơi: Mai rồi con lớn khôn… 
 Hình ảnh so sánh kết hợp với điệp ngữ lời ru góp phần khẳng định: lời ru 
ấy chính là tình yêu thương tha thiết mẹ dành cho con suốt cả cuộc đời, là khát 
vọng mong ước con khôn lớn, cùng con vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm của 
cuộc sống để hướng tới một tương lai rộng mở… 
- Với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ mộc mạc bình dị, nhịp điệu thiết tha trìu 
mến, hai khổ thơ biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ, trái 
tim người mẹ với con chân thành, tha thiết và đằm thắm. Lời ru ấy làm đẹp thêm 
tình cảm gia đình, làm đẹp thêm tình mẹ con thân thuộc, gần gũi nhưng cũng thật 
thiêng liêng, xúc động với mỗi người. 
Vận dụng cho điểm: 
Sự cảm nhận của học sinh rất đa dạng, phong phú. Tùy theo từng bài viết để 
vận dụng cho điểm, khuyến khích sự sáng tao của học sinh nhưng cơ bản phải đảm 
bảo được các yêu cầu trên. 
 * Điểm 7 – 8: 
 - Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. 
 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. 
 * Điểm 5 – 6: 
 - Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. 
 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, có thể còn mắc một vài 
lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 * Điểm 3 – 4: 
 - Bài viết đảm bảo được hầu hết các yêu cầu trên. 
 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 * Điểm 1 – 2: 
 - Bài viết sơ sài, cảm xúc mờ nhạt, còn mắc lỗi diễn đạt. 
 - Bố cục rõ ràng. 
 * Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 
 
Câu 2: (12 điểm) 
 Yêu cầu học sinh làm đúng thể loại văn biểu cảm, trình bày những cảm xúc 
và suy nghĩ về hình ảnh ánh trăng, về tình yêu quê hương đất nước sâu nặng được 
thể hiện qua hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Cảnh 
khuya của Hồ Chí Minh. 
 Học sinh có thể trình bày cảm xúc và suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau 
nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau đây: 
 Mở bài: 
 - Giới thiệu những nét khái quát về tác giả và tác phẩm (đối tượng biểu cảm). 
 - Cả hai bài thơ đều thể hiện rất thành công hình ảnh ánh trăng, thể hiện tình 
yêu quê hương đất nước sâu sắc. 
 
Thân bài: 
 * Hai bài thơ của hai tác giả viết trong thời gian và hoàn cảnh rất khác nhau 
nhưng đều có nét chung là tâm hồn yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước 
sâu nặng. 
 + Bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch là một bài thơ trăng 
tuyệt bút. Lí bạch rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh “ánh trăng” miền đất lạ để biểu hiện 
tâm tình: nỗi buồn nhớ cố hương. Hình ảnh ánh trăng trong bài thơ đã gợi cảm xúc 
và gợi lòng yêu quê hương sâu sắc… 
 - Hai câu đầu vừa tả cảnh trăng sáng, vừa tự bộc lộ tâm trạng của con 
người: 
 Đầu giường ánh trăng rọi 
 Ngỡ mặt đất phủ sương 
 Học sinh cần chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ khi dùng chữ “sàng” (giường), chữ 
“nghi” (ngỡ) để thấy được tâm trạng của con người. 
 - Nếu hai câu đầu thể hiện tâm trạng khắc khoải, trăn trở, thao thức của 
người xa quê thì hai câu cuối diễn tả nỗi nhớ quê dâng trào : 
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng 
 Cúi đầu nhớ cố hương 
 Hai câu được cấu trúc theo phép đối: cử đầu (ngẩng đầu) - đê đầu (cúi 
đầu); vọng minh nguyệt (nhìn trăng sáng) – tư cố hương ( nhớ cố hương)... thể hiện 
tâm hồn yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng. 
 - Với từ ngữ giản dị mà tinh luyện chắt lọc, bài thơ đã thể hiện một cách 
nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm 
trăng thanh tĩnh... gợi cho ta những tình cảm trong sáng về tình yêu quê hương sâu 
nặng. 
 
+ Bài thơ: Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác 
Hồ. 
 - Câu đầu tả tiếng suối ở rừng Việt Bắc qua nghệ thuật so sánh độc đáo, 
đặc sắc làm cho ta cảm nhận tiếng suối trở nên thật gần gũi, có sức sống, trẻ trung: 
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 - Câu thứ hai tả ánh trăng ở rừng Việt Bắc qua bức tranh thiên nhiên đẹp: 
Bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét và lung linh ánh sáng: Có nét 
đậm là vòm dáng cổ thụ, có nét thanh mảnh bóng lồng hoa. 
 - Hai câu cuối bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Trước cảnh 
thiên nhiên đẹp, Người đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Nếu chỉ 
dừng lại ở đây, chúng ta đã rất trân trọng tâm hồn thi sĩ: đó chính là tình yêu thiên 
nhiên, lòng yêu quê hương đất nước sâu nặng. Nhưng câu cuối đã thể hiện rõ tâm 
trạng của Người: chưa ngủ được không chỉ vì cảnh đẹp, mà chưa ngủ được là vì Lo 
nỗi nước nhà. 
 Điệp ngữ “chưa ngủ” là một bản lề mở ra hai phía tâm trạng trong cùng 
một con người: niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm 
trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa giữa phong thái thi sĩ và cốt cách 
chiến sĩ của người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. 
 - Bài thơ không chỉ gợi cho ta cảm xúc về hình ảnh trăng đẹp, về tình yêu 
thiên nhiên đất nước sâu nặng mà còn gợi cho chúng ta thấy và cảm phục tâm hồn 
thi sĩ nhạy cảm, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan cách mạng của 
Bác. 
 
* Học sinh cần chỉ ra những nét khác nhau trong sự cảm nhận về ánh 
trăng của hai thi sĩ qua hai bài thơ: Với Lí Bạch là “Vọng nguyệt hoài hương”, còn 
với Hồ Chí Minh, không chỉ “Vọng nguyệt hoài hương” mà còn là lòng yêu nước 
sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ cách mạng vì dân, vì 
nước... 
* Học sinh có thể mở rộng, liên hệ với các bài thơ khác đã được học và đọc 
thêm... 
 
 Kết bài: 
 - Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ về ánh trăng và tình yêu quê hương đất 
nước qua hai bài thơ. 
Vận dụng cho điểm: 
 * Điểm 10-12: 
- Nhận thức đề tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bài văn biểu cảm; có 
cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo về từng bài thơ và về nét chung của hai bài 
thơ. 
- Hành văn lưu loát, có cảm xúc. 
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; chữ viết chuẩn chính tả. 
 * Điểm 8 - 9: 
- Hiểu đề, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của bài văn biểu cảm; có cảm xúc 
và suy nghĩ tương đối sâu sắc về từng bài thơ và về nét chung của hai bài thơ. 
- Hành văn trôi chảy, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt 
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; chữ viết chuẩn chính tả. 
 * Điểm 5 – 7: 
- Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của bài văn biểu cảm; có 
cảm xúc và suy nghĩ về từng bài thơ và về nét chung của hai bài thơ. 
 - Hành văn nhìn chung trôi chảy, có thể còn mắc một số lỗi về diễn đạt, có 
thể có đoạn phân tích lại bài thơ. 
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc. 
 * Điểm 3- 4: 
- Hiểu đề nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần trong các yêu cầu trên. 
- Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, có thể có chỗ diễn xuôi lại bài thơ. 
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc. 
 * Điểm 1 – 2: 
 - Bài viết sơ sài, chưa đúng với yêu cầu của một bài văn biểu cảm. 
 - Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
 * Điểm 0: Làm lạc đề, kể lại chuyện hoặc bỏ giấy trắng. 
 
 

File đính kèm:

  • pdf7.pdf
Đề thi liên quan