Đề thi học sinh giỏi năm học: 2013 - 2014 môn: Vật lý 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học: 2013 - 2014 môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 120 phút 
( không kể thời gian giao đề )
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
Một người bán hàng có 3 quả cân loại: 1kg, 500g, 200g. Em hãy chia ra xem cần phải thực hiện số lần cân là bao nhiêu để có thể cân được 600g đường bằng cân Rôbecvan.
Câu 2: (3 điểm)
Làm thế nào để chia một bao gạo 5kg thành 3 phần: 2 phần mỗi phần 2 kg, 1 phần 1kg bằng 1 cái cân Rôbecvan và một quả cân 3kg.
Câu 3: (3 điểm)
Có 3 chiếc can, can 1 chứa 10 lít nước, can 2 ghi 8lit, can 3 ghi 5 lit. làm thế nào để can 1 chỉ còn 7 lit nước.
Câu 4: (4 điểm)
Một thỏi hợp kim vàng- bạc có khối lượng 450g và thể tích 30 cm3 . Coi rằng không có sự thay đổi thể tích sau khi trộn. Tìm khối lượng vàng, bạc trong thỏi hợp kim đó biết khối lượng riêng của vàng 19,3 g/cm3, của bạc là 10,5 g/ cm3.
Câu 5:(5điểm)
Một vật có trọng lượng 500N được đưa lên cao 2m bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5m. Hỏi lực kéo là bao nhiêu?
a. Nếu thay mặt phẳng có chiều dài 10m thì lực kéo là bao nhiêu?
b.Thực tế lực kéo là 120N. Tính lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?
Câu 6:( 3 điểm)
Một khối lập phương bằng nhôm có cạnh 20 cm, khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/ m3.
Tính khối lượng của khối lập phương?
Người ta khoét rỗng một phần trong của khối lập phương để cho trọng lượng của khối chỉ còn 162N. Tính thể tích phần rỗng đó?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Ta thực hiện ít nhất hai lần
Lần 1: Đặt quả cân 1kg lên 1 đĩa cân, đĩa cân còn lại đặt hai quả cân 500g và 200g, sau đó đổ lượng đường vào đĩa cân này cho đến khi hai đĩa cân thăng bằng. ta thu được 300g đường.
Lần 2: lập lại như lần 1.
0,5
1
0,5
2
- Đặt quả cân 3 kg lên đĩa cân đĩa kia ta đổ lượng gạo từ từ cho thăng bằng. 
- Ta được trên đĩa cân 3kg gạo và trong túi 2kg gạo 
- Lấy 2kg gạo trong túi đặt lên một đĩa cân, đổ phần gạo 3kg từ từ lên đĩa cân đến khi 2 dĩa cân thăng bằng 
- Ta được trên đĩa cân 2kg và phần gạo còn lại là 1kg
1
0,5
1
0,5
3
Đổ nước từ can 10 lit vào đầy can 8 lit, lúc đócan 10 lit có 2 lit nước.
Đổ nước từ can 8 lit vào đầy can 5 lit.
Đổ nước từ can 5 lit vào can 10 lit. 
Ta đã được 7 lit nước ở can 10 lit.
1
1
0,5
0,5
4
Gọi m1,, m2 lần lượt là khối lượng của vàng, bạc trong thỏi hợp kim.
ta có: m1, + m2 = m (1) 
Khi hỗn hợp chung vàng bạc với nhau không có sự thay đổi về thể tích nên ta có: V1+V2 = V 
 m1 / D1 + m2/ D2 = V.
 m1 / 19,3 + m2/ 10,5 = 30(2).
Giải hệ (1) +(2) ta được: m1= 296,1g.
 m2= 153,9g.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
5
1. Khi dùng mpn, ta có:
P.h=F.l
-> F= P.h/l
= 500x2: 5= 200N 
2. a) Nếu thay mặt phẳng có chiều dài 10m thì lực kéo là: 
F= P.h/l= 500x2: 10= 100N
 b) Lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng:Fms= F’ –F= 120-100= 20N.
Hiệu suất mpn là: H= P.h/F’.l= (500x2): (120x10)=83%
0,5
0,5
1
1
1
1
6
20cm= 0,2m.
Thể tích khối lập phương là: V= 0,2 x 0,2 x 0,2=0,008 m3.
 Khối lượng khối lập phương là: m= VxD= 0,008x 2700= 21,6 kg.
m= 21,6 kg-> P= 216N.
Trọng lượng phần rỗng: Pr= 216- 162= 54N.
thể tích phần rỗng: V= Pr/d=54:( 2700.10)
=0,002m3=2 dm3.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docDe HSG ly 6 My Hung.doc