Đề thi học sinh giỏi Năm học:2011-2012 Môn: Ngữ Văn-lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Năm học:2011-2012 Môn: Ngữ Văn-lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT BÙ ĐĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Năm học:2011-2012 Môn: NGỮ VĂN-Lớp 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1đ) Đọc truyện vui sau và trả lời câu hỏi: AI ĐIÊN? Kết thúc khóa huấn luyện, viên trung sĩ nói với tân binh: -Khi sát hạch, thế nào thiếu tá cũng hỏi các anh ba câu hỏi này: 1. Anh bao nhiêu tuổi? 2. Anh vào quân ngũ được bao lâu? 3. Anh thích đời quân ngũ hơn hay đời thường hơn? Các anh nhớ cho ba câu trả lời lần lượt sẽ là: Hai mươi năm- Sáu tháng- Cả hai. Lúc vào sát hạch, ngài thiếu tá hỏi một tân binh: -Anh vào quân ngũ được bao lâu? -Dạ, hai mươi năm. Thiếu tá chau mày: -Thế năm nay anh bao nhiêu tuổi? -Thưa, sáu tháng. Thiếu tá không còn bình tĩnh nổi, hỏi dồn: -Này, giữa anh và tôi, ai điên? Chàng tân binh nhanh nhảu: -Dạ thưa, cả hai ạ! a. Anh tân binh trong truyện vui trên đã vi phạm phương châm hội thọai nào? b. Giải thích lí do vì sao anh lại vi phạm phương châm hội thoại như vậy. Câu 2. (3đ) Viết đoạn văn ngắn (15-20 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu nói sau của L. Pasteur: “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có tổ quốc” Câu 3. (6đ) Đọc truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích, thú vị: cuộc đời thật đẹp và đáng yêu; chung quanh ta có biết bao con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay. ĐÁP ÁN: Câu Nội dung cần đạt điểm 1 a Vi phạm phương châm quan hệ 0.5 1 b Vì anh tân binh không tuân thủ quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. 0.5 2 Học vấn là toàn bộ kiến thức của nhân loại tích lũy qua hàng ngàn năm; kiến thức luôn tăng lên theo thời gian 0.5 Người học luôn phải phấn đấu học tập suốt đời. 0.25 Đây cũng là cuộc vận động lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay; nêu dự định của bản thân. 0.25 Tổ quốc là nơi người ta sinh ra, lớn lên. mỗi người đều có tổ quốc. 0.5 Mỗi người đều có quyền chọn môi trường tốt nhất cho việc học nhưng mục đích hướng đến để phục vụ khi đã thành tài phải là tổ quốc. 0.75 Mỗi người phải có lòng tự hào với tổ quốc vì đó là động lực là khát khao học tập, cống hiến. 0.5 Dự định của bản thân trước và sau khi thành đạt. 0.25 3 Giới thiệu về Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa. bày tỏ sự tán đồng về ý kiến nêu ở đề bài. 0.5 Những con người trong Lặng Lẽ Sa Pa là những con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu. Anh thanh niên có một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao 2600 mét, thách thức lớn nhất của anh đó là sự cô độc. anh yêu công việc, tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao. Anh có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và công việc. anh tự tạo cho mình cuộc sống ngăn nắp, thú vị và chủ động. anh sống hồn nhiên, chân thực, cởi mở và khiêm tốn (dẫn chứng, phân tích) 2.5 Ông kĩ sư vườn rau lặng lẽ nghiên cứu cách tạo ra su hòa to hơn, ngọt hơn để phục vụ nhân dân. người cán bộ khoa học 11 năm ròng lập bản đồ sét… 0.5 Họ là những con người lao động bình dị, lặng lẽ, sống và cống hiến hết mình cho đất nước. nhờ có họ, chúng ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. 0.25 Liên hệ với cuộc sống hiện nay: cuộc sống hiện nay thay đổi rất nhiều so với năm 1970. thời buổi kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ sống bon chen, giành giật, vun vén cá nhân…làm rạn nứt nhiều mối quan hệ tốt đẹp. 0.5 Tuy nhiên, có rất nhiều người tốt, việc tốt đáng quý, đáng khâm phục (dẫn chứng) 1.0 Rút ra bài học cho bản thân: xác định cách sống đúng đắn 0.5 Có niềm vui, niềm tin vào cuộc đời. 0.25 ( Trên đây chỉ là định hướng chấm mang tính gợi ý. Trong quá trình chấm điểm, GV cần linh động)
File đính kèm:
- DE THI HOC SINH GIOI MON VAN 9.doc