Đề thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1( 4điểm)
	Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
 	 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. 
(Nhớ côn sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (4điểm)
	Trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy (1949), Bác Hồ viết:
	Dòng sông lặn ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
	Em hiểu và cảm nhận hai câu thơ trên như thế nào cho đúng.	
Câu 1 (4điểm)
Chỉ ra(xác định) phép tu từ so sánh:
- Mặt nước sông được so sánh với mặt gương trong (nước trong như gương)
 - Hàng tre được so sánh với những người thiếu nữ(tóc những hàng tre). Hàng tre được hình dung như đang rũ tóc soi mình vào mặt gương trong.
 - Tâm hồn tác giả được so ssanhs với buổi trưa hè: buổi trưa ấm áp, tỏa nắng quyện lấp dòng sông, thể hiện sự gắn bó của tác giả với con sông.
b) phân tích: (hình ảnh con sông quê hương và tình cảm gắn bó của tác giả). Cách miêu tả bằng so sánh làm cho câu thơ có hình ảnh cụ thể. Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ. Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóng dưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấp loáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê. Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp, hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chan thật và mãnh liệt, nó hòa quyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gaswns bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả.
	Biểu điểm:
Xác định đúng 3 so sánh trong đoạn thơ : 1,5 điểm
Phân tích tác dụng của phép so sánh, cảm thụ tốt 1,5 điểm
- Học sinh có cách hiểu và sáng tạo riêng nhưng hợp lí vẫn chấp nhận. cũng có thể vừa nêu cách so sánh vừa nêu rõ tác dụng bằng cảm nhận riêng của mình. Tuy nhiên, tình cảm gắn bó và hòa quyện với dòng sông, với quê hương không thể thiếu. (chú trọng đến cách diễn đạt, trình bày bài viết mạch lạc).
Câu 2; (4 điểm)
Dòng sông lặn ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
	Không gian yên tĩnh, thuyền đi về trong đêm. Chỉ có dòng sông, sao, thuyền và người. “sao đưa thuyền” và “thuyền chờ trăng” là điều không có trong thực tế nhưng là điều hoàn toàn có thực trong cảm giác con người. thuyền chạy trên sông, người ngồi trên thuyền, chỉ thấy sao, trăng là di động thuyền như đứng yên. Cảnh tượng ấy chẳng khác nào là người ngồi trên ô tô, xe lửa cảm thấy cảnh vật hai bên lướt nhanh qua cửa xe.
	Đêm yên tĩnh, mọi vật điều ngủ yên, chỉ có trăng sao cùng thức với người ngồi trên thuyền. bác tả rất thực và rất hay. Cái hay ở đây: bằng nhân hóa thuyền biết”chờ”, sao biết “đưa” rất hữu hình. Trăng sao và người cùng thức, gắn bó với nhau. Đó là sự hòa quyện giữa bầu trời và mặt nước, thiên nhiên và con người. đi trong đêm, giữa dòng sông lặng ngắt ấy nhưng con người không lẻ loi, đơn độc. con người có trăng sao làm bạn. đấy chính là tư thế người làm chủ thiên nhiên; sông nước, đất trời là bầu bạn; sông nước, trăng sao gắn bó với người. đó chính là tình yêu thiên nhiên của Bác. Tình yêu thiên nhiên luôn thường trực ở trong Bác. Trong bài Cảnh khuya, Bác viết: “ trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” và “ cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”. trăng trong trơ Bác là bầu bạn, Bác yêu trăng, yêu cảnh đẹp. thiên nhiên luôn gắn bó với Bác. Và, chỉ có con người gắn bó với thiên nhiên, với trăng sao mới viết nên hai câu thơ hay như vậy !
Biểu điểm: - Hiểu đúng hai câu thơ (giải thích hiện tượng) 1điểm.
cảm nhận đúng, có liên hệ mở rộng. (chú ý phép nhân hóa, tình yêu thiên nhiên của Bác.)
học sinh có thể liên hệ, so sánh mở rộng ở các bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng( khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền), ngắm trăng (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) chú ý đến sự sáng tạo của học sinh!
 Chú ý đến cách viết, cách diễn đạt: mạch lạc, chặt chẽ.

File đính kèm:

  • docde thi hSG van 9(4).doc