Đề thi học sinh giỏi quốc gia Môn Ngữ Văn Năm 2009

doc17 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi quốc gia Môn Ngữ Văn Năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA môn Ngữ Văn NĂM 2009

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA môn Ngữ Văn NĂM 2009

ĐỀ THI HSG QUỐC GIA môn Ngữ Văn NĂM 2009Câu 1 (8,0 điểm):Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.Câu 2 (12,0 điểm):Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.Hãy phân tích, so sánh bài thơ "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương và "Sóng" của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.Tự tình (Bài II)Hồ Xuân HươngĐêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước nonChén rượu hương đưa, say lại tỉnhVầng trăng bóng xế, khuyết chưa trònXuyên ngang mặt đất, rêu từng đámĐâm toạc chân mây, đá mấy hònNgán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con.(Theo Ngữ Văn 11, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2007, tr.44)SóngXuân Quỳnh Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bểÔi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻTrước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên?Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhauCon sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thứcDẫu xuôi về phương bắcDẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh – một phươngỞ ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trởCuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xaLàm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ.Biển Diêm Điền, 29-12-1967(Theo Ngữ Văn 12, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2008, tr.122-124)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA môn Ngữ Văn NĂM 2007

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2007Câu 1 (8,0 điểm)Trong việc nhận thức, F. Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”, C. Mác thì thích câu châm ngôn: “Hoài nghi tất cả”.Anh/Chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên?Câu 2 (6,0 điểm)Có ý kiến cho rằng khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu.Anh/Chị hãy bình luận ý kiến đó.Câu 3 (6,0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau đây trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:“Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.”(Sách Văn học 11, Tập một, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2002, tr.160)Hướng dẫn chấm thiCâu 1 (8,0 điểm)Đối với câu này, thí sinh có quyền tự do lựa chọn thể loại để trình bày cách hiểu của mình. Tuy nhiên, cần phải đạt được hai nội dung căn bản sau đây :1. Giải thích (4,0 điểm)Câu của Ăngghen : Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.Ý căn bản : đối với con người, thà vất vả tìm hiểu trong một thời gian ngắn (suốt đêm) để có được một nhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng cho mình về một vấn đề nào đó, còn hơn là cứ để nó tồn đọng như một việc chưa được giải quyết, khiến cho mối nghi ngờ về nó luôn đè nặng mình trong thời gian dài (suốt đời).Câu C.Mác thích : Hoài nghi tất cả.Ý căn bản : cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận mọi điều, chớ thụ động, cả tin vào những gì mà chính mình chưa suy xét, kiểm chứng.2. Bình luận (4,0 điểm)Thí sinh cần thấy mỗi ý tưởng ấy đều hợp lí. Bề ngoài chúng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng bên trong lại thống nhất. Mỗi câu nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau.a. Câu của Ăngghen:- Sự thật là những chân lý khách quan. “Tìm hiểu sự thật” là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức. Nếu không nắm được sự thật thì sẽ gây khúc mắc và ngờ vực, nghi hoặc. Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống.- Phương châm của Ăngghen là đúng đắn. “Thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm” là giải pháp tích cực. Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng mình suốt đời là tiêu cực. Mất công trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng.b. Câu C.Mác thích:- Cần phân biệt hoài nghi khoa học và thói đa nghi. Hoài nghi khoa học là phẩm chất tích cực. Nó là thái độ tỉnh táo, cẩn trọng trong tìm hiểu và tiếp nhận. Còn đa nghi là một căn bệnh tiêu cực. Nó khiến người ta không tin vào bất cứ điều gì.- “Hoài nghi” ở đây là theo nghĩa tích cực. Trong cuộc sống cũng như trong tìm hiểu khoa học, luôn có thái độ hoài nghi như thế là điều cần thiết. Nó giúp con người có được sự cẩn trọng và chắc chắn trong hiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn. Châm ngôn C.Mác thích cũng là một ý tưởng đúng đắn.c. Sự bổ sung:- Câu C. Mác thích thì nhấn mạnh vào sự cần thiết của thái độ hoài nghi khoa học như một tiền đề gợi cảm hứng cho con người tìm kiếm sự thật.- Còn câu của Ăngghen thì nhấn mạnh vào việc tích cực dấn thân tìm kiếm sự thật để hoá giải mối nghi ngờ. - Cả hai đều là những phương châm đúng đắn và cần thiết đối với việc nhận thức của con người.Câu 2 (6,0 điểm)Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đạt được một số yêu cầu sau:1. Giải thích (2,0 điểm) Thí sinh cần phải xác định ý kiến này thực chất là đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học. Nó đề cao vai trò của chủ thể tiếp nhận là người đọc. “Khi tác phẩm kết thúc” là khi tác giả hoàn tất và khi người đọc đã đọc xong tác phẩm ; “ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu” nghĩa là, lúc bấy giờ tác phẩm mới thực sự sống đời sống của nó trong tâm trí người đọc, tác phẩm mới thực sự nhập vào đời sống thông qua người đọc.2. Bình luận (2,0 điểm)- Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn. Nó đã chỉ ra được mối liên hệ thực tế giữa nghệ thuật và đời sống, giữa sáng tạo và tiếp nhận. Nó đề cập được vấn đề cốt lõi của vòng đời tác phẩm. Nó nhấn mạnh vai trò của người đọc tri âm và là người đồng sáng tạo, người quyết định đến đời sống thực sự của tác phẩm nghệ thuật.- Khẳng định đây là một ý kiến súc tích, chứa đựng những ý tưởng sắc sảo với hình thức diễn đạt gây ấn tượng. 3. Chứng minh (2,0 điểm) Để làm sáng tỏ và tăng tính thuyết phục cho việc giải thích và bình luận của mình, thí sinh cần phải minh hoạ bằng các tác phẩm văn học mà mình nắm vững.Câu 3 (6,0 điểm)Thí sinh được tự do trong việc cảm nhận. Có thể cảm nhận về toàn thể, có thể về một khía cạnh nào đó của đoạn văn cũng được. Tuy nhiên, dù cảm nhận theo hướng nào cũng không được thoát ly văn bản. 1. Dưới đây là một số đặc sắc căn bản của đoạn văn mà thí sinh có thể cảm nhận :- Vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật Liên. Một tâm hồn trong trẻo vừa mẫn cảm đối với ngoại giới vừa giàu mơ ước về một cuộc sống tươi vui tràn đầy âm thanh và ánh sáng. Nó hiện ra trong những cảm nhận tinh tế, những quan sát tinh vi và một nỗi niềm kín đáo đầy ắp buồn nhớ và mơ tưởng. - Vẻ đẹp của văn chương Thạch Lam. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giọng điệu tâm tình đầy thương cảm, chi tiết và hình tượng nghệ thuật bình dị giàu sức gợi, bút pháp tương phản nhuần nhị. Qua đó, có thể thấy một tấm lòng trắc ẩn mênh mông mà thấm thía dành cho những con người nhỏ bé trong cuộc sống nhọc nhằn ở những miền đời bị quên lãng.2. Đây là dạng đề tương đối mở. Thí sinh không nhất thiết phải đề cập tất cả những đặc sắc của đoạn văn. Để cho điểm thích hợp, giám khảo cần căn cứ vào tình hình cụ thể và chất lượng cụ thể của từng bài. Lưu ý chung: - Chấp nhận cả những cách làm bài khác với đáp án của thí sinh, nhưng phải được trình bày có lí lẽ và căn cứ.- Cần trừ điểm đối với những lỗi về diễn đạt, hành văn, ngữ pháp, chính tả.- Cần khuyến khích những sáng tạo của thí sinh cả về nội dung lẫn hình thức.

MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VÀ CẤP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂNI. ĐỀ THI CẤP TỈNH:*Năm học 1996-1997: Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Cái đáng quí nhất ở ngòi bút Nam Cao là niềm tin sâu sắc ở bản chất tốt đẹp của người lao động.Ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?Đề 2: Phân tích bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân.*Năm học 1997-1998:Đề: Bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.*Năm học 1998-1999:Đề: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao-Trăng sáng, 1943).Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.*Năm học 1999-2000:Đề: Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”Bằng việc phân tích một số đẫn chứng trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình.*Năm học 2000-2001:Đề: Bàn về nhân vật, sách Văn học 11 có viết:“Trong tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện kể, hoặc tác phẩm kịch, nhân vật bao giờ cũng là yếu tố mang nghĩa, thể hiện các giá trị nhân sinh”.Qua việc phân tích nhân vật trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”(Tô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân, anh (chị) hãy chứng minh rằng: nhân vật là các yếu tố mang nghĩa, thể hiện các giá trị nhân sinh.*Năm học 2001-2002:Đề: Nhận xét về tính chất đặc biệt của các giá trị về thẩm mĩ trong tác phẩm văn học, sách văn học 12 có viết:“...Phải thấy tính chất đặc biệt của các giá trị về thẩm mĩ. Đặc biệt không phải vì chúng quan trọng hơn mà là vì nó là cơ sở, gắn các giá trị khác lại để tạo thành tác phẩm văn học”Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?Hãy phân tích một số tác phẩm đã học để làm rõ giá trị về thẩm mĩ gắn các giá trị khác để tạo thành tác phẩm văn học.*Năm học 2001-2002(Chọn đội tuyển HSG):Đề: Bàn về thơ Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận xét:“Thơ luôn giư õ được phẩm chất đẹp và sức sống thanh xuân của mình nhờ ở sự sáng tạo”.Hãy chứng minh rằng: nhờ sự sáng tạo, nhiều tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương đất nước và mỗi bài thơ có một vẻ đẹp độc đáo, luôn giữ được sức sống thanh xuân.*Năm học 2002-2003:Đề: Nhận xét về ngôn ngữ thơ trữ tình, sách Văn học 11 có viết:...Thơ trữ tình “có một kiểu ngôn ngữ đặc biệt khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi nói chung. Nó được tổ chức một cách khác thường để biểu hiện được các sắc thái tinh vi của tư tưởng, tình cảm”.Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?Hãy chứng minh rằng: ngôn ngữ thơ trữ tình được tổ chức một cách khác thường để biểu hiện được các sắc thái tinh vi của tư tưởng, tình cảm.*Năm học 2002-2003(Chọn đội tuyển HSG):Đề: Câu 1(14 điểm): So sánh sự khác biệt trong cảm xúc về mùa thu giữa Xuân Diệu qua bài thơ “Đây mùa thu tới” và Nguyễn Đình Thi qua bài “Đất nước”.Câu 2 (06 điểm): Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm “Vợ nhặt”.*Năm học 2003-2004:Đề:Về văn học nghệ thuật, sách Văn học 10 có viết:“Mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh nhận thức, khám phá hiện thực đời sống con người theo qui luật của cái đẹp, nhằm thoả mãn cho con người những tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú, đa dạng”.Về cái đẹp trong văn học nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn học viết như sau:“Nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp, nhưng các tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp, tức là có giá trị nghệ thuật khi nó thể hiện chân thực đời sống trong mọi biểu hiện thẩm mĩ của nó thông qua lăng kính của lí tưởng nhân đạo, thể hiện được sự phong phú về tinh thần của cá nhân con người, và dưới một hình thức hoàn thiện.”Anh (chị) hiểu những ý kiến trên như thế nào? Trình bày cảm nhận của anh (chị) về cái đẹp trong các tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân), Mùa lạc(Nguyễn Khải).*Năm học 2003-2004(Chọn đội tuyển HSG):Đề: Có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại đã làm cho bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) vượt lên trên các câu thơ, bài thơ khác có cùng đề tài.Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy phân tích bài thơ “Chiều tối” và liên hệ một số bài thơ, câu thơ khác để làm sáng tỏ ý kiến của mình.*Năm học 2004-2005:Đề(Bảng A): Nhận định về nội dung của văn học Việt Nam, có ý kiến cho rằng:Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về nhận xét trên và chứng minh rằng văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã thể hiện sâu sắc truyền thống tư tưởng lớn nhất là lòng yêu nước.*Năm học 2004-2005(Chọn đội tuyển HSG):Đề: Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết về hình tượng nghệ thuật từ hai ý kiến sau:-“Là sản phẩm của sự khái quát hoá từ đời sống, hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”(Lí luận văn học, trang 27, NXB Giáo dục, 1977)-“Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm nhà văn day dứt, trăn trở và thôi thúc họ phải nói to lên để chia sẻ với người khác”(Sách Văn học 10, tập 2, trang 111, NXB Giáo dục 2003).Hãy thể hiện những ấn tượng sâu sắc mà anh chị đã được chia sẻ từ một số hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên.*Năm học 2005-2006:Đề: Nhà văn Tsê-khốp có viết:“Nhà văn chân chính trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy dựa vào một số tác phẩm để chứng minh.*Năm học 2005-2006(Chọn đội tuyển HSG):Đề: Tác giả Nguyễn Tuân viết về thơ như sau: “...Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp”Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận xét trên?Hãy chứng minh rằng: từ một điểm nhất định, thơ “mở được ra một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.”*Năm học 2006-2007:Đề: Câu 1 (5 điểm): Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nói: "Thích một bài thơ thực chất là thích một con người đồng điệu".Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?Câu 2 (5 điểm): Hãy viết về một bài thơ mà anh (chị) đã tìm được sự đồng điệu sâu sắc (bài thơ đã học ở bậc trung học phổ thông).Câu 3 (5 điểm): Trong buổi hội thảo, có bạn hỏi: lòng dũng cảm mang lại cho con người những gì?Anh (chị) hãy trả lời cho bạn.Câu 4 (5 điểm): Hãy phân tích tâm trạng trữ tình trong đoạn thơ sau:"Mỗi lần nắng mới hắt bên song,Xao xác gà trưa gáy não nùng,Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,Chập chờn sống lại những ngày không.Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thờiLúc người còn sống, tôi lên mười;Mỗi lần nắng mới reo ngoài nộiÁo đỏ người đưa trước dậu phơi."(Trích "Nắng mới"- Lưu Trọng Lư).*Năm học 2006-2007 (Chọn đội tuyển HSG):Đề:Câu 1 (5 điểm): Hãy trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống của người xưa qua câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục".Câu 2 (5 điểm): Hãy chọn một tác giả sáng tác văn học từ trước đến sau Cách mạng tháng Tám để chứng minh rằng: tác giả đã thể hiện đậm nét bản sắc và sáng tạo trên hành trình " từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người".Câu 3 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Người đời sau chưa từng có kẻ không học người xưa mà có thể làm thơ"Từ ý kiến trên, theo anh (chị) văn học Việt Nam hiện đại đã học được những gì từ văn học trước đó?Câu 4 (5 điểm): Hãy giới thiệu về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tạo hình, cách dẫn chuyện độc đáo đã góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm truyện.*Năm học 2007-2008:Câu 1 (5 điểm): Trong bài "Ngoại cảnh văn chương", Hoài Thanh viết:"Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng".(Bình luận văn chương - Hoài Thanh, NXB Giáo dục, 1998, trang 54)Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng tác phẩm của Nam Cao vừa chân thực vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình.Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Câu 3 (5 điểm):Hãy nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.Câu 4 (5 điểm):Đọc tập Nhật kí trong tù của tác giả Hồ Chí Minh, anh (chị) có suy nghĩ gì về khát vọng tự do của con người?* Năm 2008 - 2009: (Ngày thi: 3 - 12 - 2008)Câu 1 (7,0 điểm):Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi viết:"Không ai đọc thơ riêng bằng trí thức(*) mà yêu thơ. Hiểu thơ kì thực là vấn đề của cả tâm hồn".Anh / chị hãy cho biết ý kiến của mình.Câu 2 (7,0 điểm): Vẻ đẹp của hình tượng Gar-xi-a Lor-ca qua sự ngưỡng mộ, lòng đồng cảm và tiếc thương sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca".Câu 3 (6,0 điểm):Thanh niên và lí tưởng.*Năm 2008 - 2009 (Chọn đội tuyển HSG): (Ngày thi: 18 - 12 - 2008)Câu 1 (7 điểm): Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến sau của nhà văn Pháp Mác-xen Prút (1871 - 1922): " Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập".Câu 2 (7 điểm): "Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh".Hãy làm rõ nhận định trên qua bài thơ "Tiếng hát con tàu".Câu 3 (6 điểm):Bàn về điều kiện để thành đạt, có người cho rằng "phải nhờ sự thông minh và may mắn", lại có người cho rằng "phải chuyên cần và nghị lực".Ý kiến của anh / chị?II. ĐỀ THI CẤP QUỐC GIA:*Năm học 1996-1997:Đề 1(Bảng A): Cùng viết về đất nước và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng ba tác phẩm Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu là ba thế giới hình tượng riêng, ba giọng điệu trữ tình riêng, chứa đựng những kí thác riêng của mỗi hồn thơ.Anh (chị) hãy phân tích ba bài thơ trong quan hệ đối sánh để chỉ ra những nét riêng trong mỗi tác phẩm. *Năm học 2001-2002:Đề(Bảng A): Theo Xuân Diệu, “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”.Anh hoặc chị hãy phân tích những sáng tác trên trong quan hệ đối sánh để làm bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với một tác phẩm văn học.*Năm học 2004-2005:Đề: Có ý kiến cho rằng những trăn trở về vấn đề đôi mắt đã trở thành ý thức thường trực trong suốt cuộc đời cầm bút của Nam Cao.Bằng những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của nhà văn này, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.*Năm học 2006-2007:Câu 1 (8 điểm): Trong việc nhận thức, F. Ăng-ghen có phương châm: "Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời".Cac Mác thì thích câu châm ngôn: "Hoài nghi tất cả".Anh (chị) hiểu những ý tưởng trên như thế nào?Câu 2 (6 điểm): Có ý kiến cho rằng: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu.Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận của anh (chị) trong đoạn văn dưới đây được trích trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:"…Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng"
Sở Giáo Dục & Ðào Tạo
TP. HỒ CHÍ MINH
Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong
 

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN VIII - NĂM 2002 
MÔN VĂN HỌC KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số .... ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài   
"Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực".                                                                               ( Thời và thơ Tú Xương - Nguyễn Tuân )
Phân tích bài thơ Xuân của Trần Tế Xương để làm rõ ý kiến trên.
Xuân
Xuân từ trong ấy mới ban ra,Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà.Ðì đẹt ngoài sân, tràng pháo chuộtLoẹt loè bên vách bức tranh gà.Chí cha chí chát khua giày dép,Ðen thủi đen thui, cũng lượt là.Dám hỏi những ai nơi cố quận,Rằng xuân, xuân mãi thế ru mà ?
( Thơ Trần Tế Xương - Nguyễn Ðình Chú, Lê Mai - Nhà xuất bản Giáo dục 1984 )
  Chú thích
1. Trong ấy: trong Huế. Mỗi năm triều đình nhà vua làm lễ xong mới ban lịch ra cho dân dùng. Nhà thơ nói mỉa là chỉ bắt đầu ngày đó, nhân dân mới được xem là có xuân.2. Tranh gà: tranh vẽ gà, thường được treo trong các ngày tết.  
  HẾT

Đề thi HSG Văn thành phố Hà Nội năm học 2008-2009
Vòng 1:câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận về chủ đề: "Người chiến thắng".câu 2: Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ"Anh(chị) suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua những tác phẩm thơ đã học.Vòng 2:Câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận chủ đề "Con đường phía trước".Câu 2:"Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.Chú thích: câu 1:8 điểm; câu 2: 12 điểm
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA tỉnh QUẢNG TRỊ

Năm học 2008 - 2009
VÒNG 1Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ sau:LỜI MẸ DẶNTôi mồ côi cha năm hai tuổiMẹ tôi thương con không lấy chồngTrồng dâu, nuôi tằm, dệt vảiNuôi tôi đến ngày lớn khônHai mươi năm qua tôi vẫn nhớNgày ấy tôi mới lên nămCó lần tôi nói dối mẹHôm sau tưởng phải ăn đònNhưng không, mẹ tôi chỉ buồnÔm tôi hôn lên mái tóc:-"Con ơi! Trước khi nhắm mắtCha con dạy con suốt đờiPhải làm một người chân thật"-"Mẹ ơi, chân thật là gì?"Mẹ tôi hôn lên đôi mắt"Thấy buồn muốn khóc là khócYêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêu"Từ đấy người lớn hỏi tôi:-"Bé ơi, bé yêu ai nhất?"Nhớ lời mẹ, tôi trả lời:-"Bé yêu những người chân thật"Người lớn nhìn tôi không tinCho tôi là con vẹt nhỏNhưng không! Những lời dặn đóIn vào trí óc của tôiNhư trang giất trắng tuyệt vờiIn lên vết son đỏ chói.Năm nay tôi hai mươi lăm tuổiĐứa bé mồ côi thành nhà vănNhững lời mẹ dặn thởu lên nămVẫn nguyên vẹn màu son đỏ chóiNgười làm xiếc đi dây rất khóNhưng không khó bằng nhà vănĐi trọn đời trên con đường chân thật"Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêu"Tôi muốn làm nhà văn chân thậtChân thật trọn đời.Đường mật công danhKhông làm ngọt được lưỡi tôiSét nổ trên đầu không xô tôi ngãBút giấy tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao viết văn trên đá!( In trong tập "100 bài thơ hay thế kỉ XX)VÒNG 2Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về khuynh hướng sử thi trong văn học hiện đại Việt Nam từ 1945 đến 1975?
Câu 2:
Nhà văn Nga M.Gorky có nói: " nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng."Bình luận ý kiến trên.
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008

MÔN: VĂN HỌCTG: 180 phút
CÂU 1:Bình giảng đoạn thơ sau:"Đưa người ta không đưa qua sôngSao nghe tiếng sóng ở trong lòngBóng chiều không thắm không vàng vọtSao đầy hoàng hôn trong mắt trong."
CÂU 2:
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Hãy viết một bài nghị luận (trừ thơ) để làm rõ tầm quan trọng của tấm lòng trong cuộc đời.
CÂU 3:
Phân tích vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNHĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008-2009MÔN: VĂN HỌC

TG: 180 phút, ngày thi: 18/12/2008ĐỀ BÀI
CÂU 1: (5 điểm)Cảm nhận nét đặc sắc của đoạn văn:“Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên n ứa. Tất cả phố xá tron

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi van 11 cac nam.doc