Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD&ĐT Lý Nhân

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD&ĐT Lý Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục - Đào tạo Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 3
 Huyện Lý Nhân Năm học 2008 – 2009
Số phách
Điểm
Môn: tiếng việt
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Đề Chẵn
Câu 1. Đọc thầm bài văn sau:
Mùa hoa sấu
 Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai người ta rồi mới bay đi. nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
 Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến và đọng lại.
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
a. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu có gì thay đổi?
a1. * Cây sấu ra hoa trắng mưốt. 	 a2. * Cây sấu chuyển mình thay lá.
a3. * Cây sấu thay lá và ra hoa. a4. * Cây sấu khoác màu áo mới.
b. Chùm hoa sấu có hình dáng như thế nào?
b1. * Trắng muốt.	b2. * Nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
b3. * Chua chua thấm vào đầu lưỡi. 	b4. * Trắng muốt và nhỏ.
c. Trong bài văn những sự vật nào được nhân hoá?
c1. * Lá sấu, hoa sấu.	c2. * Cây sấu, lá sấu.
c3. * Lá sấu, cây sấu, hoa sấu.	c4. * Cành sấu, hoa sấu.
d. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
d1. * 1 hình ảnh là: .
d2. * 2 hình ảnh là: .
........
d3. * 3 hình ảnh là: .....
....................................................................................................................................
Câu 2. Hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về:
a. Một cây hoa: ..............................................................................................................
b. Con mèo: ...................................................................................................................
c. Chiếc bút mực: ........................................................................................................ 
Câu 3. Gạch dưới câu được viết theo mẫu Ai thế nào? trong các câu sau rồi điền vào chỗ trống trong bảng các bộ phận thích hợp.
	Ngày xưa, Hươu ăn yếu. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, Hươu chạy nhanh, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu ốm nặng, Hươu vội vàng đến thăm bác Gấu.
 (Theo Thu Hằng)
Ai (con gì, cái gì)
thế nào?
..............................
......................................................................................................
..............................
......................................................................................................
..............................
......................................................................................................
Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cảnh vui trung thu mà em đã từng tham gia. Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Gạch chân các hình ảnh so sánh đó.
Câu 5. Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Gạch ngắn dưới dấu chấm, dấu phẩy vừa điền.
 Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim to lạ xuất hiện trên đảo con chim ăn một miếng quả vỏ xanh ruột đỏ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được” chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá. 
Câu 6. Điền vào chỗ trống bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a. ..................................................., em cùng bố mẹ em đi chúc Tết ông bà nội, ngoại.
b. Trường em tổ chức lễ chào cờ ..................................................................................
c. ...................................................., cây cối đâm chồi nảy lộc.
Câu 7. ở lớp, em có rất nhiều bạn. Hãy kể về người bạn thân nhất với em.
Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm.
Phòng Giáo dục - Đào tạo Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 3
 Huyện Lý Nhân Năm học 2008 – 2009
Số phách
Điểm
Môn: tiếng việt
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Đề lẻ
Câu 1. Đọc thầm bài văn sau:
Mùa hoa sấu
 Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai người ta rồi mới bay đi. nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
 Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến và đọng lại.
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
a. Chùm hoa sấu có hình dáng như thế nào?
a1. * Trắng muốt.	a2. * Trắng muốt và nhỏ.
a3. * Chua chua thấm vào đầu lưỡi. 	a4. * Nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
b. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu có gì thay đổi?
b1. * Cây sấu thay lá và ra hoa. b2. * Cây sấu ra hoa trắng mưốt. 	 b3. * Cây sấu chuyển mình thay lá.	b4. * Cây sấu khoác màu áo mới.
c. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
c1. * 1 hình ảnh là: .
c2. * 2 hình ảnh là: .
........
c3. * 3 hình ảnh là: .....
....................................................................................................................................
d. Trong bài văn những sự vật nào được nhân hoá?
d1. * Lá sấu, hoa sấu.	d2. * Lá sấu, cây sấu, hoa sấu.	
d3. * Cây sấu, lá sấu.	d4. * Cành sấu, hoa sấu.
Câu 2. Hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về:
a. Một cây hoa: ..............................................................................................................
b. Con mèo: ......................................................................................................
Phòng Giáo dục - Đào tạo Đáp án chấm 
 Huyện Lý Nhân bài khảo sát học sinh giỏi lớp 3
 Năm học 2008 – 2009
Môn: tiếng việt
(Thời gian làm bài: 60 phút) 
Câu 1. Đọc thầm bài văn sau:	 (2,5 điểm)
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
*Đề chẵn
a. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu có gì thay đổi? 	a3	0,5 đ
b. Chùm hoa sấu có hình dáng như thế nào?	b2	0,5 đ
c. Trong bài văn những sự vật nào được nhân hoá?	c2	0,5 đ
d. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?	d2	1,0 đ
 2 hình ảnh là: 
*Đề lẻ
a. Chùm hoa sấu có hình dáng như thế nào?	a4	0,5 đ
b. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu có gì thay đổi?	b1	0,5 đ
c. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?	c2	1,0 đ	
 2 hình ảnh là:
d. Trong bài văn những sự vật nào được nhân hoá?	d3	0,5 đ
Câu 2. Hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,5 điểm)
Yêu cầu: 
 Đúng cấu trúc, đúng nội dung, có biện pháp nhân hoá mỗi câu chấm 0,5 điểm. Sai từ 1 đến 3 yêu cầu không chấm điểm.
Câu 3. Gạch dưới câu được viết theo mẫu Ai thế nào? trong các câu sau rồi điền vào chỗ trống trong bảng các bộ phận thích hợp. 	(2 điểm)
	Ngày xưa, Hươu ăn yếu. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, Hươu chạy nhanh, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu ốm nặng, Hươu vội vàng đến thăm bác Gấu.
 (Theo Thu Hằng)
Ai (con gì, cái gì)
thế nào?
Hươu
ăn yếu.
Hươu
sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ.
Hươu
chạy nhanh, chăm chỉ và tốt bụng.
 Gạch chân đúng mỗi câu chấm 0,2 điểm. Điền đúng vào chỗ trống câu 1 chấm 0,4 điểm; câu 2, 3 mỗi câu chấm 0,5 điểm. Nếu chỉ điền đúng chỗ trống Ai (con gì, cái gì) hoặc thế nào? không chấm điểm.
Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cảnh vui trung thu mà em đã từng tham gia. Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Gạch chân các hình ảnh so sánh đó. 	(2 điểm)
Yêu cầu: 
 Nói về cảnh vui trung thu mà em đã từng tham gia, diễn đạt trôi chảy, các câu văn gắn kết với nhau, có hình ảnh, có cảm xúc, có sử dụng hình ảnh so sánh, gạch chân các hình ảnh so sánh. – Chấm 2 điểm. Nếu không đạt các yêu cầu trên tuỳ theo mức độ trừ điẻm. Nếu không sử dụng hình ảnh so sánh trừ 0,5 điểm. Không gạch chân các hình ảnh so sánh trừ 0,2 điểm.
Câu 5. Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Gạch ngắn dưới dấu chấm, dấu phẩy vừa điền. 	(1,5 đ)
 Bỗng một hôm , An Tiêm thấy một con chim to , lạ xuất hiện trên đảo . con chim ăn một miếng quả vỏ xanh , ruột đỏ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh . An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được” . chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá. 
 Điền đúng mỗi dấu chấm, dấu phẩy chấm 0,25 điểm. Trong 1 câu vừa điền sai, vừa điền đúng không chấm điểm các dấu câu điền đúng trong câu đó. 
Câu 6. Điền vào chỗ trống bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? 	(1,5 điẻm)
a. Tết Nguyên đán, em cùng bố mẹ em đi chúc Tết ông bà nội, ngoại.
b. Trường em tổ chức lễ chào cờ vào sáng thứ Hai đầu tuần.
c. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
 Điền đúng mỗi bộ phận chấm 0,5 điểm.
Câu 7. ở lớp, em có rất nhiều bạn. Hãy kể về người bạn thân nhất với em. (7 điểm)
Yêu cầu: 
 Văn viết đúng kiểu bài, bố cục rõ ràng mạch lạc, hành văn trôi chảy, có hình ảnh, có sử dụng biện pháp nghệ thuật, giàu cảm xúc, không kể lể kiểu liệt kê các tình tiết.
 Nêu được: Người bạn thân nhất của em ở lớp là ai? Bạn có hình dáng và tính tình như thế nào? Em và bạn chơi với nhau như thế nào?
 Nếu đạt các yêu cầu trên chấm 7 điểm. Tuỳ theo các mức độ sai sót về ý, về diễn đạt ... có thể cho các mức điểm 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; ... ; 0,5 điểm (Bài mẫu giống nhau không chấm điểm).
Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm, điểm toàn bài giữ nguyên điểm lẻ, không làm tròn.
Phòng GD-ĐT huyện Lý Nhân
Phiếu chấm điểm
Bài khảo sát học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 3
năm học 2008 – 2009
Số phách
Câu 1 (2,5đ)
Câu 2 (1,5đ)
Câu 3 (2,0đ)
Câu 4 (2đ)
Câu 5 (1,5đ)
Câu 6 (1,5đ)
Câu 7 (7đ)
Trình
bày (2,0đ)
Tổng
20đ
a
b
c
d
Gạch
(0,6đ)
Điền
(1,4đ)

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi lop 3 nam hoc 20082009.doc