Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 3 vòng 2 - Năm học 2008-2009

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 3 vòng 2 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC...
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 3 VÒNG II
NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 60 phút)
Họ và tên:........................................................................................
Lớp: ....... Số báo danh:................
§Ò 1
I. Phần trắc nghiệm: Em hãy đọc kỹ bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Đề bài: CHÚ BÊ CON
Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm cỏ ở lưng đồi. Trông bê con xinh tệ! Này nhé, đây cái chóp mũi viền đen tuyền, lúc nào cũng khép mở sinh động. Phía trên chóp mũi là đôi mắt bê tròn vo lúc nào cũng lấp lánh, lấp lánh. Còn cái đầu húi cua hiếu động của bê con thì thật tuyệt, mượt mịn như nhung, căng tròn như một trái bóng. Cũng như các chú bê khác cùng cỡ tuổi ấy, bê con không có sừng, chỉ có hai hốc sừng lấp ló chờ sau hai chiếc tai hình lá khoai môn nhọn dựng đứng cuống. Còn đôi hàm miệng thì chưa đủ độ cứng, chưa đủ độ sắc bén, nên bê con chỉ sài những vạt cỏ thật non. Thêm vào đấy, cái đuôi dài nhỏ xíu với một túm sợi tí teo như lá cờ đuôi nheo vắt qua vắt lại. Duy chỉ có màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật, vàng ươm, lại óng ánh như có chứa sắc nắng mặt trời. Với vóc dáng hình thể và trong trang phục kiểu ấy, bê con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu biết bao!
Theo CHU HUY
Câu 1. Chú bê con được tả bao quát như thế nào?
A. Chẵn ba tháng tuổi
B. Trông xinh tệ.
C. Mới ba tháng tuổi, còn nhỏ, đã lũn cũn chạy.
Câu 2. Các chi tiết, bộ phận nào của bê con được tác giả chọn tả?
A. Chóp mũi, đôi mắt, sừng.
B. Chóp mũi, đôi mắt, sừng, hai tai, hai hốc sừng, hàm miệng, đuôi, màu lông.
C. Chóp mũi, đôi mắt, sừng, đầu, đuôi.
Câu 3. Vì sao tác giả chọn tả những chi tiết đó về hình dáng đó của bê con?
A. Vì những chi tiết ấy cho thấy bê con thật xinh xắn, đáng yêu.
B. Vì những chi tiết ấy thật tiêu biểu, phân biệt bê con với bê lớn và bò mẹ.
C. Vì những chi tiết ấy cho thấy bê con rất giống bò mẹ.
Câu 4. Những từ ngữ: chú/lũn cũn/xinh tệ/một túm sợi tí teo/thật ngộ nghĩnh, đáng yêu biết bao!
Gợi cho em cảm nhận gì về chú bê?
Câu 5. Trong bài, để miêu tả bê con, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
A. Cả so sánh và nhân hóa, làm cho hình ảnh bê con thêm sinh động, đáng yêu.
B. Chỉ dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, làm chú bê con gần gũi như con người.
C. Chỉ dùng biện pháp so sánh, làm cho bên con hiện lên rất đáng yêu.
Câu 6. Những câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài đọc là:
Câu 7. Những từ tác giả đã sử dụng để nhân hóa chú bê con là:
II. Phần học sinh tự làm và trình bày bài làm:
Câu 8: Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu)
a. Về mùa đông cây bàng khẳng khiu, trụi lá.
b. Hè đến, cây phượng già trước sân trường nở hoa đỏ rực.
Câu 9. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và hai gạch dưới bộ hận trả lời cho câu hỏi thế nào?
Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã.
Bạn Hoa là một học sinh giỏi của lớp 3A.
Luống hoa của lớp em trồng đang đua nhau nở rộ.
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả về con người và cảnh vật ở quê em (trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa).
Câu 11. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết lại cho đúng chính tả?
a. Xoài thanh ca xoài tượng xoài cát... đều ngon nhưng em thích xoài cát nhất mùi thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà màu sắc đẹp quả lại to.
b. Thoắt cái trắng long lanh những cơn mưa tuyết trên những cành đào lê mận thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Câu 12. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện về một tấm gương vượt khó để vươn lên đạt được những ước mơ cao đẹp?

File đính kèm:

  • docDe thi HSG tieng viet 3(1).doc