Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Điệp Nông

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Điệp Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phòng gd - đt hưng hà
 trường tiểu học điệp nông
=====˜à™=====
đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 4
Năm học: 2008 – 2009
Môn: Tiếng Việt
=== —&– ===
(Thời gian học sinh làm bài 60 phút)
Đề bài: Cây dừa
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Giang tay đón gío gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng lăm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa lở cùng sao
Tàu dừa, chiếc lược trải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ riệu quanh cổ dừa.
 Trần Đăng Khoa
I) Chính tả: ( 1 điểm)
Trong bài thơ trên có một số chữ viết sai lỗi chính tả, em hãy tìm và viết lại cho đúng.
II) Luyện từ và câu: (6 điểm)
1, Trong bài thơ trên có những kiểu câu kể nào?
a, Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì?
b, Có 2 kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?
c, Có 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?
2, Dấu gạch ngang dùng trong bài thơ trên có tác dụng gì? Hãy chọn và ghi lại ý đúng.
a, Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động
b, Chỉ ra lời giải thích
c, Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
d, Đánh dấu phần chú thích và các ý trong một đoạn liệt kê.
3. Xác định CN và VN câu thơ đầu.
4. Chỉ ra tên người nước ngoài viết sai và viết lại cho đúng.
Va - li - a ;	 Mi - Đát ;	Đi - ô -ni - dốt
A - lêch - xây Tôn - xtôi ;	I - ta Li - a
5. Tìm và ghi lại 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
III) Cảm thụ: ( 3 điểm)
Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cây dừa qua bài thơ trên.
IV) Tập làm văn: ( 10 điểm)
Đề bài: Dựa vào ý bài thơ “Cây dừa” ở trên, em hãy tả lại vẻ đẹp của cây dừa khi ấy.
 (Chữ viết và trình bày: 1 điểm)
Biểu điểm đề kiểm tra khảo sát HSG
Môn tiếng việt lớp 4
I) Chính tả: ( 1 điểm)
Học sinh tìm và sửa đúng 5 chữ.
Giang dang
Lăm năm
Lở nở
Trải chải
Riệu rượu
	(Mỗi chữ tìm và sửa đúng cho 0,2 điểm)
II) Luyện từ và câu: (5 điểm)
	Học sinh làm đúng mỗi ý cho 1 điểm
1, Chọn và ghi lại câu trả lời b, có 2 kiểu câu trả kể Ai làm gì? Ai thế nào?
2, Chọn và ghi lại câu trả lời b, chỉ ra và giải thích
3, Xác định đúng thành phần của CN là “ Cây dừa xanh toả nhiều tàu ” cho 0.5 điểm
Xác định đúng thành phần của VN là “ dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng” cho 0,5 điểm
4, Chỉ ra và viết lại 2 tên (mỗi tên cho 0,5 điểm)
Mi - Đát Mi - đát;
I – ta – Li – a I – ta – li – a;
5, Ghi đúng mỗi thành ngữ cho 0,5 điểm
VD: - Vào sinh ra tử
	- Gan vàng dạ sắt.
III) Cảm thụ: (3 điểm)
	- Học sinh nêu được: Đoạn thơ giúp em cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa thật sinh động và cụ thể qua các hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật nhân hoá và so sánh.
+ Tác giả đã nhân hoá cây dừa bằng cách gán cho nó những hoạt động như con người: “ dang tay” “đón gío”, “ gật đầu gọi trăng”
+ So sánh: Quả dừa với đàn lợn con
Tàu dừa với chiếc lược
( GV linh hoạt cho điểm, HS viết được ý nào cho điểm ý đó. Nếu học sinh viết đủ ý, diễn đạt thành một đoạn văn trôi chảy cho điểm tối đa)
IV) Tập làm văn (10 điểm)
Thể loại: Văn miêu tả cây cối
Nội dung: Học sinh dựa vào ý bài thơ “ Cây dừa” tả lại cây dừa khi ấy.
* Mở bài:(2 điểm)
- Giới thiệu cây dừa: Cây dừa ở đâu? Trồng từ bao gìơ? Do ai trồng?
* Thân bài: (6 điểm)
a, Tả bao quát: Cây dừa có đặc điểm gì nổi bật? (1 điểm)
b, Tả chi tiết: Rễ, gốc, thân, tàu lá, hoa, quả có đặc điểm như thế nào? (4 điểm)
c. ích lợi của cây:
- Toả bóng mát
- Cùi dừa béo ngậy, nước dừa ngọt mát (1 điểm)
* Kết bài: (2 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về cây dừa.
Cách cho điểm:
Điểm giỏi (9,10): Bài viết hay, đảm bảo các yêu cầu trên, biết sử dụng các biện pháp nhân hoá và so sánh trong miêu tả. Không mắc lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, viết câu.
Điểm khá (7,8): Đảm bảo các yêu cầu trên, nhưng chưa dùng hình ảnh so sánh, biện pháp nhân hóa trong miêu tả hoặc mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ.
Điểm trung bình (5, 6 ): Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, song nội dung bài viết chưa sâu. Chữ viết, trình bày chưa đẹp, mắc 2 – 3 lỗi về cách diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Điểm (3, 4): Không đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung.

File đính kèm:

  • docHSG Tieng Viet 4.doc