Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Đề 2 - Trường Tiểu học Tam Hiệp
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Đề 2 - Trường Tiểu học Tam Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học tam hiệp Tiếng Việt: Luyện đề. Đề 2: Câu1: a) Tìm các từ láy và từ ghép có chứ tiếng vui ( tiếng vui đứng trước hoặc đứng sau). b) Xếp các từ ghép tìm được vào hai nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. Câu 2: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc. a) Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc sau, ông thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây rơm ngang bụng vậy. ( Theo Kim Lân) (Trạng ngữ: bằng một động tác thuần thục) b) Chính giây phút ấy, một cụ già râu đã bạc, mặc áo đỏ, thắt lưng xanh lao vút vào sới chọi. Hai con trâu thì vẫn đuổi nhau thục mạng. Ông cụ râu bạc lách vào khe giữa hai con, lẹ làng như một mũi tên. Cụ áp sát con trâu Đồ Sơn ( Con trâu đang thắng), lấy tay trái ghì một bên sừng, đưa tay phải độn dưới cổ nó rồi đứng tắp dậy, làm cho con trâu đang rượt nhanh là thế phải dừng phắt lại, giơ hai chân chới với trên không. ( Trạng ngữ: bằng sự nhanh nhẹn, linh hoạt). Câu 3: Trong bài Tiếng ru, nhà thơ Tố Hữu có viết: Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước; con chim ca yêu trời Con người mốn sống con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Em hiểu nội dung những "lời ru" trên như thế nào? Qua "lời ru" đó, tác giả muốn nói lên điều gì? Câu 4: Nhìn mẹ con loài vật quấn quýt bên nhau, ta nghĩ chúng cũng có tình cảm như người. Em hãy tả lại mẹ con một loài vật trong cảnh như vậy. Đáp án: Câu1: Từ láy và từ ghép có tiếng vui: a) Từ láy: Vui vẻ, vui vầy, vui vui. b) Từ ghép: - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: vui chơi, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui tươi, tươi vui, - từ ghép có nghĩa phân loại: vui chân, vui mắt, vui tai, vui miệng, vui lòng, góp vui, chia vui, Câu2: Em đọc kĩ từng đoạn văn, chú ý những chỗ mạch văn ít nhiều bị gián đoạn, các câu liên kết với nhau không lôgic. Đó chính là những chỗ thiếu trạng ngữ. Cụ thể, ở từng đoạn văn, trạng ngữ cho sẵn cần điền vào các vị trí sau: a) Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc sau, bằng một động tác thuần thục, ông thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây rơm ngang bụng vậy. b) Chính giây phút ấy, một cụ già râu đã bạc, mặc áo đỏ, thắt lưng xanh lao vút vào sới chọi. Hai con trâu thì vẫn đuổi nhau thục mạng. Ông cụ râu bạc lách vào khe giữa hai con, lẹ làng như một mũi tên. Bằng sự nhanh nhẹn, linh hoạt, cụ áp sát con trâu Đồ Sơn ( Con trâu đang thắng), lấy tay trái ghì một bên sừng, đưa tay phải độn dưới cổ nó rồi đứng tắp dậy, làm cho con trâu đang rượt nhanh là thế phải dừng phắt lại, giơ hai chân chới với trên không. Câu3: * Nội dung những "lời ru" ( trích trong bài tiến ru): Con ong muốn làm nên mật ngọt thì phải yêu hoa; con cá muốn bơi được thì phải yêu nước; con chim muốn hót ca vang thì phải yêu bầu trời; con người muốn sống thì phải yêu đồng chí (những người cùng chí hướng), yêu anh em, bạn bè của mình. Qua "lời ru" đó, tác giả muốn nói lên ý nghĩa: Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương những gì gắn bó thân thiết với mình, giúp cho mình tồn tại và sống hữu ích. Câu4: 1. Xác định yêu cầu: Tả mẹ con một loài vật ( do tự em chọn) đang quấn quít bên nhau, làm ta nghĩ chúng có tình cẩm như người. 2. tìm ý, lập dàn bài: (Tương tự với cách làm đối với đề 1 (tả mẹ con nhà gà). (Chú ý: Cần tả kết hợp hình dáng, hoạt động của cả mẹ và con trong sự quấn quít bên nhau,)
File đính kèm:
- De khao sat HSG TV4 de 2.doc