Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Yên Phú

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Yên Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục Huyện Yên Mô
 Trường tiểu học Yên Phú
đề thi học sinh giỏi lớp 5
 Môn: Tiếng Việt - Năm học: 2006 – 2007
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. Phần trắc nghiệm (12 điểm)
Bài 1: Hãy khoanh tròn vào những câu đã dùng đúng từ đồng nghĩa in nghiêng:
A. Đi vắng nhờ người chăm chút giúp nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, săn sóc, chăm sóc, trông coi, trông nom )
B. Bác gửi tặng các cháu nhiều cái hôn thân ái (Hồ Chí Minh)
(cho, biếu, biếu xén, tặng , cấp , phát, dâng , tiến , hiến , )
C. Học sinh phải chấp hành nội quy của lớp học. (quy chế, nội quy, thể lệ, quy định)
D. Các quốc gia đang phải gánh chịu những hiệu quả của sự ô nhiễm môi trường. (kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả)
Bài 2. Khoanh tròn vào các cặp từ trái nghĩa mà em cho là sai:
A. Nhỏ bé trái nghĩa với to lớn.
B. Sáng sủa trái nghĩa với sáng choang.
C. Vui vẻ trái nghĩa với buồn bã.
D. Cao thượng trái nghĩa với hèn nhác. 
Bài 3. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
3.1 Nghĩa của từ “sao” có nghĩa là chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo đúng văn bản chính. Phù hợp với từ “sao” trong cụm từ nào, câu nào dưới đây.
A. Sao trên trời có khi mờ, khi tỏ. 	B. Sao tẩm chè.
C. Sao lá đơn này thành 3 bản. 	 D. Sao ngồi lâu thế.
3.2 Nghĩa của từ “bạc” trong “cái nhẫn bạc” là:
A. Chỉ kim loại có màu trắng B. Tiền
C. Một trò chơi ăn tiền D. Màu trắng
Bài 4. Trong những câu nào dưới đây có từ “sườn” mang nghĩa gốc. Hãy khoanh tròn vào những câu đó.
A. Nó hích vào sườn tôi. B. Con đèo chạy ngang sườn núi.
C. Tôi đi qua phía sườn nhà. D. Sườn của bản báo cáo rất tốt.
Bài 5. Hãy khoanh tròn vào những câu có từ in đậm được hiểu theo nghĩa gốc.
5.1 A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. B. Lá phiếu bầu cử.
 C. Lá cờ căng lên vì ngược gió. D. Lá thư này là của Lan.
5.2 A. Trăng tròn như quả bóng. B. Quả đồi trơ trụi cỏ.
 C. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao. D. Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
Bài 6. Hãy khoanh tròn vào lời giải nghĩa đúng nhất đối với từ “môi trường”.
A. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống bên ngoài của con người.
B. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên tạo thành những điều kiện sống bên ngoài của sinh vật.
C. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống bên ngoài con người hoặc sinh vật.
Bài 7. Khoanh tròn vào những câu thơ viết sai lỗi chính tả.
A. Dưới chân dào chú nhái.
B. Nhảy ra tìm giun ngoi.
C. Bụi tre già không ngủ.
D. Đưa võng ru măng non.
E. Giừa đuổi muỗi cho con.
G. Phe phẩy tàu lá quạt.
Bài 8. Khoanh vào những câu thành ngữ, tục ngữ nói về chủ đề Hữu nghị- Hợp tác.
A. Bốn biển một nhà.
B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
C. Kề vai sát cánh.
D. Gạn đục khơi trong.
Bài 9. Trong những câu sau câu nào là câu ghép, hãy khoanh tròn vào câu đó.
A. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
B. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
C. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
E. Ông Đỗ Đình Thiện không những là chủ của một số nhà máy, tiệm buôn nổi tiếng mà ông còn là chủ của nhiều đồn điền rộng lớn.
Bài 10. Khoanh tròn vào những câu ghép dưới đây đã dùng đúng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ.
A. Vì tôi đạt danh hiệu “học sinh xuất sắc” nên bố mẹ tôi thưởng cho tôi đi tắm biển Sầm Sơn.
B. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Lan vẫn phấn đấu học giỏi.
C. Nếu trời mưa to nên lớp ta hoãn đi cắm trại.
D. Tôi khuyên nó và nó vẫn không nghe.
Bài 11. Khoanh tròn vào câu ghép biểu thị ý tương phản.
A. Vì Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần nên ai ai cũng nể trọng ông.
B. Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước.
C. Nếu Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước thì ông đã cho người kia giữ chức Câu đương.
Bài 12:. Điền dấu X vào những ô trống sau câu dùng đúng dấu câu trong đoạn văn sau:
Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là bác Lê. “ 
Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê: “ 
- Anh Lê có yêu nước không? “ 
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời. “ 
- Có chứ. “ 
- Anh có thể giữ bí mật được không. “ 
- Có! “ 
II, Phần tự luận(8 điểm)
Bài 1. Trong bài thơ: “Chú đi tuần” của Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay.
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mái ấm nơi cháu nằm.
Đoan thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta biết ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ? 
Bài 2. Tả một người trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị. ) vừa trở về nhà sau chuyến đi xa.
--------------------------------------------------------
 Phòng giáo dục Huyện Yên Mô
 Trường tiểu học Yên Phú
Hướng dẫn chấm môn tiếng việt lớp 5
Phần I: Trắc nghiệm (12điểm)
Mỗi bài 1điểm
Bài 1: Khoanh vào ý: B ; C
Bài 2: Khoanh vào ý: B; D
Bài 3: 3.1 Khoanh vào ý: C 
3.2 Khoanh vào ý: A
Bài 4: Khoanh vào ý: A
Bài 5: 5.1 Khoanh vào ý: A
 5.2 Khoanh vào ý: C
Bài 6: Khoanh vào ý: C
Bài 7: Khoanh vào ý: A; E
Bài 8: Khoanh vào ý: B; C; E
Bài 9: Khoanh vào ý: A; C; D; E Bài 10: Khoanh vào ý: A; B
Bài 11: Khoanh vào ý: B
X
X
X
X
 Bài 12: Câu đúng theo thứ tự: 
Phần II : Tự luận
Bài 1. 2 điểm:
Gợi ý: - Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay.
 - Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật sâu sắc và đẹp đẽ: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng gian khổ khó khăn của giá rét đêm khuya (rét thì mặc rét cháu ơi!) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm). Đó cũng chính là vẻ đẹp tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của người chiến sĩ đối với con người.
Bài 2. 6 điểm .
Yêu cầu: Viết đúng theo thể loại văn tả người. Trình bầy bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp (Bài viết khoảng 25 đến 30 dòng), trình bày bài khoa học.
* Chú ý: Tả rõ những nét nổi bật về ngoại hình và hoạt động của người thân (vừa trở về sau chuyến đi xa) đồng thời bộc lộ được tính tình của người đó qua thái độ và cách cư xử với mọi người lúc gặp gỡ.
a. Mở bài: (1 điểm) giới thiệu người đi xa mới về là ai ?đi xa được bao lâu, hoàn cảnh trở về?
b. Thân bài (4 điểm) Tả từng phần hoặc tả kết hợp
- Ngoại hình: Tả những nét nổi bật mà em quan sát được: Tầm vóc, da dẻ, khuôn mặt, cặp mắt, đôi má, cách ăn mặc..có gì nổi bật (Chú ý sự thay đổi về ngoại hình của người thân) (1,5 điểm)
- Hoạt động của người thân: làm gì, nói gì với từng người trong gia đình. Qua đó bộc lộ tính tình của người đó đối với mọi người lúc gặp gỡ. (2điểm)
- Tả qua thái độ tình cảm của những người trong gia đình đối với người thân (0,5điểm)
c. Kết bài: (1điểm) Nêu cảm nghĩ của em về người thân mà em vừa tả, về cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa ấy.
---------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde thi HSG khoi 5(1).doc