Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Sầm Sơn

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Sầm Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 NĂM HỌC 2012- 2013 
 Thời gian: 60 phút
 Phòng Giáo dục & Đào tạo 
 Thị xã Sầm Sơn 
 ĐỀ BÀI
 Câu 1: (5 điểm)
 Đọc kĩ đoạn thơ :
 Nhà trường thưởng phạt công minh
 Công kênh nhau để qua nhanh bức tường
 Thầy cô cho điểm công bằng
 Giám thị công bố rõ ràng nội quy.
 Công ơn cha mẹ con ghi trong lòng.
 Bộ phim công chiếu dịp hè
 Công chúng dự họp rất đông.
 Công an chiến đấu hết lòng vì dân
 Vở kịch công diễn nhiều lần
 Tài sản công hữu toàn dân giữ gìn.
Tìm các từ ghép có cùng một điểm chung.
Phân loại các từ ghép đó theo ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ.
Câu 2 ( 2 điểm)
 Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các ví dụ sau:
Hoa thường hay héo, cỏ thường
 ( Theo Nguyễn Trãi)
Giơ tay ví thử trời . thấp
Xoạc cẳng đo xem đất . dài.
 (Hồ Xuân Hương)
Hiềnphải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
 ( Hồ Chí Minh)
 Câu 3: ( 3 diểm)
 Xác định CN, VN và TN ( nếu có) trong các câu sau và cho biết đó là câu đơn hay là câu ghép:
Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất.
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Gió biển không chỉ mang lại cảm giác mát mẻ cho con người mà nó còn là liều thuốc qúy giúp con người tăng cường sức khỏe.
Câu 4 ( 5 điểm)
 Trong bài “Cửa sông” nhà thơ Quang Huy có viết: 
 “ Dù giáp mặt cùng biển rộng
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
 Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng nhớ một vùng núi non.”
 Tác giả đã sủ dụng biện pháp nghệ thuật gì và cho biết biện pháp nghệ thuật ấy giúp em hiểu điều gì về “ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ?
 Câu 5: ( 15 điểm)
 Trên đường đi học về, em cùng các bạn nhặt được một chiếc ví dày cộp. Bên trong , ví có nhiều tiền và có giấy tờ quan trọng. Mỗi người một ‎ chưa biết giải quyêt thế nào. 
 Em hãy hình dung và kể lại câu chuyện theo gợi ‎ ‎y trên.
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 NĂM HỌC 2012- 2013 
 Thời gian: 60 phút
 Phòng Giáo dục & Đào tạo 
 Thị xã Sầm Sơn 
Câu 1( 5 điểm)
HS tìm đủ 10 từ ghép có cùng một điểm chung ( 2điểm)
 công minh, công kênh, công bằng, công bố, công chiếu, công ơn, công chúng, công an, công diễn, công hữu.
HS phân đúng 3 nhóm từ loại – mỗi nhóm đúng cho 1điểm
Danh từ : công chúng, công ơn, công an
Tính từ : công minh, công bằng, công hữu
Động từ : công bố, công kênh, công chiếu, công diễn.
 Câu 2 ( 2 điểm) 
 Học sinh tìm đúng mỗi từ trái nghĩa cho 0,5 điểm
héo/ tươi c. hiền / dữ
cao/ thấp
 ngắn/ dài
Câu 3 (3 điểm) - HS xác định đúng thành phần ngữ pháp mỗi câu cho 0.75điểm.
Phân loại câu theo cấu tạo cấu tạo đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.
a.Mưa xuân / đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất.(Câu đơn)
 CN VN
b. Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.( Câu đơn)
 TN VN CN
c.Gió biển /( không chỉ) mang lại cảm giác mát mẻ cho con người (mà) 
 CN VN 
 nó / còn là liều thuốc qúy giúp con người tăng cường sức khỏe.(C ghép)
 CN VN
 Câu 4: ( 5 điểm)
HS trình bày được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa; các từ ngữ, hình ảnh nhân hóa: giáp mặt, dứt, nhớ(2đ).
Qua biện pháp nhân hóa, tác giả muốn gửi gắm bao ‎ tưởng đẹp;
+Tấm lòng của cửa sông luôn hướng về nguồn cội “ chẳng dứt cội nguồn”
+ Con người phải sống thủy chung, gắn bó với nguồn cội, với quê hương.( 2 điểm)
 Câu 5 (15 điểm)
 Yêu cầu: HS dựa vào cốt truyện, tình huống xảy ra, tưởng tượng và kể lại đầy đủ diễn biến câu chuyện. Qua đó , biết xử lí tình huống giải quyết một cách hợp lí.
- Bài viết đúng thể loại văn kể chuyện, có cấu trúc ba phần rõ rệt, ( Mở bài, thân bài, kết luận) Diễn biến câu chuyện hợp lí, có những chi tiết cụ thể, sinh động, có lời thoại có mâu thuẫn và cách giải quyết.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Kể chuyện có kết hợp với miêu lộ tả bộc lộ cảm xúc.
- Chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, ít phạm lồi chính tả, ngữ pháp.
 Cụ thể: A- Mở bài:( Tối đa 2 điểm)
GT thời gian, địa điểm, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
 B - Thân bài: (Tối đa 10 điểm)
 - Kể lại câu chuyện một cách hợp lí , có những chi tiết cụ thể .
(VD: Cả nhóm cùng tranh luận nêu ‎ kiến về cách giải quyết: giữ lại chiếc ví , trả lại như thế nào.Tất cả các bạn cùng thống nhất cách trả lại chiếc ví. )
 C- Kết bài: ( Cho 2 điểm) Thể hiện được tâm trạng vui sướng, hạnh phúc khi làm được việc tốt.
 Chữ đẹp , trình bày sạch , ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp ( 1điểm)

File đính kèm:

  • docĐề TV Sầm Sơn.doc