Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hà Trung

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hà Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5 điểm):
a. Chép lại các từ viết đúng chính tả: 
	rìu rắt, dìu dắt, rìu dắt, ran dối, gian dối, gian giối, xơ xuất, sơ xuất, xơ suất, sứ sở, xứ xở, xứ sở, xáo trộn, sáo chộn, sáo trộn, xoi xét, soi sét, soi xét, rà xoát, dà soát, rà soát, giòn giã, dòn dã, ròn rã, chương trình, trương trình, chương chình, trằn trọc, chằn chọc, chằn trọc.
b. Dựa vào cấu tạo, hãy xếp các từ sau thành 2 nhóm (từ ghép, từ láy):
nhí nhảnh, cần mẫn, tươi tốt, lất phất, đi đứng, xanh xám, xanh xao, ấp úng, ấp ủ, cuống quýt.
Câu 2 (5 điểm):
a. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
	Sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn.
Đằng xa, trong sương mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh.
 b. Cho các từ sau: 
	sóng, liếm, trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xóa, tung.
	Hãy sắp xếp các từ trên thành câu theo 2 cách: 1 câu đơn, 1 câu ghép (không thêm, bớt từ).
Câu 3 (5 điểm): Trong bài "Tiếng hát mùa gặt", nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
 Gió nâng tiếng hát chói chang
 Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp?
Câu 4 (14 điểm): Mỗi khi họa mi cất tiếng hót, đất trời như bừng sáng, vạn vật như có sự thay đổi kì diệu.
Hãy miêu tả tiếng hót của chim họa mi và cảm xúc của em khi nghe tiếng chim hót trong sự liên tưởng, tưởng tượng đến những biến đổi mà tiếng chim hót đem lại cho vạn vật xung quanh. 
 Chữ viết, trình bày: 1điểm.
PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu
Nội dung
Điểm
1
(5đ)
a. Các từ viết đúng chính tả: 
 dìu dắt, gian dối, sơ xuất, xứ sở, xáo trộn, soi xét, rà soát, giòn giã, chương trình, trằn trọc.
 (Đúng mỗi từ cho 0,25 điểm)
b. Xếp các từ sau thành 2 nhóm (từ ghép, từ láy):
- Từ ghép: cần mẫn, tươi tốt, đi đứng, xanh xám, ấp ủ.
- Từ ghép: nhí nhảnh, lất phất, xanh xao, ấp úng, cuống quýt.
 (Xếp đúng mỗi từ cho 0,25 điểm)
2,5
 2,5
2
(5 đ)
a. Xác định đúng: Xác định đúng các thành phần trong câu cho 1,5 điểm.
- Sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi mây còn vắt ngang qua/ 
 TN CN 
mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn.
 VN
- Đằng xa, trong sương mờ,/ đã hiện ra// bóng những nhịp cầu 
 TN VN CN
sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh.
b. Sắp xếp đúng 2 câu: Đúng mỗi câu cho 1,0 điểm.
 Câu đơn: Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa.
 Câu ghép: Sóng nhè nhẹ liếm trên bài cát, bọt tung trắng xóa.
3,0
 2,0
3
(5 đ)
* Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ: nhân hóa (dùng các từ nâng, liếm)
* Cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp: 
- Cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươi, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang).
- Cánh đồng lúa tốt hứa hẹn cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời).
 Tất cả tạo nên một không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê Việt Nam.
* Học sinh viết được đoạn văn ngắn, nêu được đầy đủ các ý trên, liên kết câu tốt, diễn đạt trôi chảy.
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
4
(14đ)
I. Yêu cầu chung: 
 - Viết đúng thể loại văn miêu tả (kết hợp bộc lộ cảm xúc).
 - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài).
 - Diễn đạt trôi chảy, lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc.
 - Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp. 
II. Yêu cầu cụ thể: 
1. Mở bài: Biết giới thiệu nội dung định tả một cách khéo léo, ngắn gọn, tự nhiên.
2. Thân bài (Cho tối đa 10 điểm): Biết miêu tả tiếng hót của chim họa mi và bộc lộ cảm xúc của bản thân trong sự liên tưởng, tưởng tượng đến những biến đổi mà tiếng chim hót đem lại cho vạn vật xung quanh. Thể hiện sự liên tưởng phong phú, tinh tế; sử dụng các từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật đã học (nhân hóa, so sánh,...) để lột tả được cảnh, vật biến đổi đẹp và đáng yêu hơn trong sự liên tưởng, tưởng tượng khi nghe tiếng hót của chim họa mi, cụ thể:
- Tả tiếng hót của chim họa mi và liên tưởng, tưởng tượng đến sự biến đổi bao quát của vạn vật xung quanh.
- Tả tiếng chim hót của chim họa mi và liên tưởng, tưởng tượng đến những biến đổi của một số cảnh vật tiêu biểu xung quanh (đất trời, mây gió, cỏ cây, hoa lá, dòng sông, cánh đồng, con đường, người, vật...); xen lẫn một số hoạt động của người, vật (các loài chim khác, ong bướm, nhịp sống, cảnh làm việc, cảnh đi lại trên đường phố (làng), tâm trạng của con người trên quê hương, ....). Những sự vật đó biến đổi trở nên đẹp như thế nào, bản thân cảm thấy sự vật đã trở nên đáng yêu ra sao? 
- Bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm chân thực đối với tiếng hót của chim họa mi và cảnh vật qua sự liên tưởng, tưởng tượng. 
 3. Kết bài: 
- Cảm xúc, tâm trạng của bản thân khi nghe tiếng chim họa mi hót.
- Liên hệ ý thức trách nhiệm của bản thân và của mọi người. 
2
2
5
3
 2
	* Chữ viết đúng kích cỡ, trình bày sạch đẹp, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp: 1điểm.

File đính kèm:

  • docĐề TV Hà Trung.doc